Mụn Nước Ở Tay: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Mụn nước ở tay không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn dễ lây lan sang các vùng da khác và đặc biệt rất cứng đầu, dễ tái phát. Việc nắm được đầy đủ những thông tin liên quan đến hiện tượng nổi mụn nước ở tay sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nguyên nhân gây mụn nước ở tay

- Mụn nước ở tay là bệnh lý về da phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Theo các chuyên gia, mụn nước còn gọi là rộp nước thực chất là bệnh tổ đĩa, bệnh chàm, viêm da do dị ứng hoặc chàm eczema.

Mụn nước thường mọc ở tay hoặc chân

Mụn nước thường mọc ở tay hoặc chân

- Không phải tự nhiên mụn nước lại mọc ở tay hoặc chân người bệnh mà phần lớn nguyên nhân là do dị ứng thực phẩm, hóa chất, khói bụi hoặc ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, khi bàn tay hoặc bàn chân tiếp xúc nhiều với các hóa chất gây kích ứng như mỹ phẩm, nước tẩy rửa, xà phòng… thì càng dễ mọc mụn nước hơn.

- Mụn nước chỉ nhỏ bằng hạt gạo thường mọc trên các ngón tay hoặc lòng bàn tay đồng thời mức độ nóng và ngứa không giống nhau. Ban đầu người bệnh sẽ thấy da bàn tay ngứa ngáy, khó chịu, gãi sẽ xuất hiện những mảng da màu đỏ, hơi cộm lên, ẩn sau lớp da sẽ là những nốt mụn li ti dưới lớp biểu bì da.

- Sau khoảng 3-5 ngày, mụn nước sẽ xuất hiện với mật độ dày, nhiều và phát triển to hơn, gây ngứa nhiều hơn. Việc gãi, chà xát khiến mụn nước vỡ, chảy dịch sẽ gây viêm nhiễm, mưng mủ, lây lan sang các vùng da lành khiến bề mặt da sần sùi, gây ngứa dai dẳng ở người bệnh.

Mụn nước ở tay lây lan nhanh

Mụn nước ở tay lây lan nhanh

- Có thể nói, mụn nước ở tay tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì nếu không loại bỏ kịp thời chúng sẽ mọc lên liên tục, lây lan nhanh, khiến da phồng, đau, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và gây mất thẩm mỹ.

- Bên cạnh đó, yếu tố tinh thần như khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm hoặc tay tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt liên tục cũng có thể làm gia tăng tình trạng mụn nước ở tay.

- Đông y còn cho rằng, khi tay xuất hiện những mụn nước nhỏ kèm theo hơi ngứa thì rất có thể do cơ thể bị thấp nhiệt và mụn nước nhỏ mọc ở tay phản ánh cơ thể đang bị nóng trong, lượng độc tố đang bị tích lũy khá nhiều nên cần thải độc mới khỏi bệnh.

Mệt mỏi, stress cũng gia tăng mụn nước mọc ở tay

Mệt mỏi, stress cũng gia tăng mụn nước mọc ở tay

Cách điều trị mụn nước ở tay hiệu quả

Để trị, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc dân gian hoặc thuốc tây y. Trong đó:

1. Điều trị mụn nước ở tay bằng muối:

Được xem là cách làm đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng.

- Chuẩn bị: Muối hạt.

- Cách làm: Nặn hết mụn nước đang mọc ở tay, lấy muối hạt chà xát lên vùng da nổi mụn nước. Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát và xót song ở lần thứ 2 và 3 cảm giác này sẽ giảm hẳn, người bệnh sẽ giảm hẳn mụn nước mọc ở tay.

Muối hạt

Muối hạt

2. Điều trị mụn nước mọc ở tay bằng thuốc tây:

- Điều trị mụn nước ở tay thường dùng thuốc mỡ, kem bôi, thuốc bôi tại chỗ giúp dịu da, giảm ngứa, viêm da và mụn. Có thể kể đến một số loại thuốc như sau:

- Thuốc Calamine Lotion: Trường hợp người bệnh mọc nhiều mụn nước ở tay gây ngứa có thể dùng thuốc Calamine Lotion – một loại thuốc phổ biến, giá rẻ, hiệu quả trong việc giảm ngứa.

- Dung dịch Chì (II) axetat 0.5%, dung dịch Axit boric 3% hoặc dung dịch Kali alum 5%: Cũng giúp giảm ngứa hiệu quả trong trường hợp mọc mụn nước ở tay. Người bệnh có thể ngâm tay với các loại dung dịch trên từ 10 -15 phút sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Thuốc Calamine Lotion

Thuốc Calamine Lotion

- Thuốc mỡ có Dexamethasone, Hydrocortisone, Beclomethasone dipropionat: Sử dụng trong trường hợp mụn nước ở tay kèm triệu chứng bong da, chỉ cần sử dụng 3-5 ngày sẽ giảm ngứa và kiểm soát được mụn nước.

Nếu da người bệnh bị khô và bong da liên tục thì nên sử dụng thêm các loại thuốc mỡ có tính dưỡng ẩm, tiêu viêm như thuốc urea và vitamin E bào chế dưới dạng nhũ tương… để bảo vệ da, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng da đang bị tổn thương.

- Thuốc kháng histamin: Nếu người bệnh quá ngứa và khó chịu thì nên sử dụng thêm các loại thuốc kháng histamin như Chlorpheniramine và Cetirizine.

- Thuốc kháng sinh đường uống: Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn ở vùng tay với dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ ở các vùng da có mụn nước.

Tốt nhất trước khi sử dụng các loại thuốc trị mụn nước ở tay, người bệnh cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Nếu tình trạng mụn nước ở tay liên tục tái phát, mụn nước lan khắp người kèm các biểu hiện khó thở, chóng mặt, mệt mỏi cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.

các loại thuốc trị mụn nước ở tay

Sử dụng các loại thuốc uống trị mụn nước ở tay cần có chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài các loại thuốc và phương pháp dùng thuốc tây, muối và các loại thuốc kháng sinh các bạn có thể tham khảo một số cách điều trị mụn nước sau đơn giản mà không hề tốn kém

3. Trị mụn nước ở tay bằng các loại cây thuốc dân gian:

3.1. Nha đam (Lô hội):

Nha đam giúp đào thải độc tố, kháng khuẩn, phòng nhiễm trùng da, lành tính. làm săn se các mụn nước nhanh

Cách làm: Ngắt 1 lá nha đam dửa sạch cắt để phần gel chảy ra thỏa thẳng lên vùng da bị mụn nước sau một thời gian sẽ có hiệu quả rõ rệt

Gel nha đam rất tốt trong điều trị mụn nước ở tay

Gel nha đam trị mụn nước ở tay

3.2. Dầu lá trà xanh:

Lá trà có công dụng rất tốt trong trị bệnh ngoài da ai cũng đã từng biết như: hăm, rôm, mẩn ngứa nên dầu lá trà được triết xuất sẽ có hiệu quả càng cao trong điều trị các bệnh ngoài da khác với đặc tính kháng khuẩn, virut

Cách làm: Vò, giã lá trà lấy nước hoặc mua các loại tinh dầu trà thoa lên vùng da bị mụn nước sẽ có hiệu quả nhanh chóng

Dầu trà xanh hoặc lá trà xanh vò nát trị mụn nước ở tay

Dầu trà trị mụn nước ở tay

3.3. Đá lạnh

Cách làm: Dùng túi chuyên dụng đựng đá hoặc dùng khăn bọc đá lạnh trườm lên vùng da bị mụn nước

3.4. Giấm:

Với công dụng giảm đau, rát, viêm nhiễm tốt

Cách làm: thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn nước hoặc thấm vào gạc y tế quấn quanh vùng da bị mụn nước

3.5. Dầu hoa oải hương:

Dầu hoa oải hương trị mụn nước ở tay

Thoa dầu oải hương lên vùng da bị mụn nước hiệu quả

3.6. Vôi

Vôi có tính diệt khuẩn nấm và viruts rất mạnh nên được nhiều người áp dụng trong trị bệnh côn trùng đốt, viêm nhiễm bệnh ngoài da

Dùng vôi tôi thoa 1 lớp vừa đủ lên bề mặt da nổi mụn nước ở tay hoặc hòa dùng nước vôi trong ngâm tay 1-2 phút hoặc dùng khăn thấm lên vùng da giúp giảm ngứa và trị mụn nước tốt

3.7. Bột yến mạch

3.8. Kem đánh răng

Kem đánh răng có tính chất diệt khuẩn cho răng lợi không bị viêm nhiễm nên việc dùng kem đánh răng sẽ làm vùng mụn nước ở tay hết ngứa ngáy.

Cách làm: Vệ sinh tay bằng nước muối loãng hoặc nước sạch, sau đó lau khô và bôi 1 lượng vừa đủ vào vùng tay nổi mụn nước ngày 2-3 lần trong 1 tuần

3.9. Trà đen

Trà đen có tác dụng rất tốt trong trị bệnh ngoài da nên vì thế bạn đun nước ngâm tay bị nổi mụn nước ngày 2 -3 lần sẽ giảm ngứa và mụn rất tốt

Trà đen trị mụn nước ở tay

Trà đen trị mụn nước ở tay

Những điều cần lưu ý khi bị mụn nước ở tay

Chỉ đến khi bị mụn nước mọc ở tay mới hiểu được nỗi thống khổ của bệnh lý này, bởi vậy, để phòng ngừa và giúp trị mụn nước ở tay nhanh chóng, người bệnh cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

- Hạn chế tối đa việc gãi, cào cấu lên vùng tay bị mụn nước. Dù rất ngứa và khó chịu, người bệnh cũng nhất định phải hạn chế gãi vì như thế sẽ tạo thêm tổn thương trên vùng da bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hạn chế tay tiếp xúc với hóa chất, mỗi trường ô nhiễm bằng cách dùng bảo hộ lao động

Hạn chế tay tiếp xúc với hóa chất, mỗi trường ô nhiễm bằng cách dùng bảo hộ lao động

- Bảo vệ bàn tay: Bằng cách luôn giữ bàn tay khô ráo, sạch sẽ, khi phải tiếp xúc với bột giặt, xà phòng, nước tẩy rửa thì nên dùng găng tay bảo hộ hoặc lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn cho da tay, ít gây kích ứng.

- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, nước bẩn, hóa chất, thực phẩm dễ gây dị ứng… sẽ giúp tình trạng mụn nước ở tay nhanh khỏi và hạn chế tái phát trở lại.

- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm mát: Thực đơn hàng ngày của người bệnh bị mọc mụn nước ở tay nên có thêm các món ăn, thức uống có tính thanh nhiệt, giải độc như: Trà đậu đỏ hạt mì, cháo hạt lúa mì đậu đỏ, trà bí đao lá sen, nước chanh nóng…

Đọc thêm: Mụn nước ở kẽ ngón tay là bệnh gì

Từ khóa » Cách Chữa Bị Mụn Nước ở Tay