Mụn Thai Kỳ - Những điều Cần Biết Cho Mẹ Bầu | Living Nature Viet Nam

1. Mụn thai kỳ là gì?

Mụn thai kỳ là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở phụ nữ. Theo chuyên gia da liễu, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn thai kỳ. Việc gia tăng hormone androgen sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Tình trạng mụn thường trở nên tồi tệ nhất trong 3 tháng đầu mang thai vì thời gian này hormone trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi nhiều nhất.

Nổi mụn khi mang thai
Nổi mụn khi mang thai

Hầu như đến tháng thứ 6-7 thai kỳ, tình trạng này bắt đầu thuyên giảm, tuy nhiên ở một số mẹ, mụn có thể bị trong suốt thai kỳ nếu không có biện pháp cải thiện. Những phụ nữ hay nổi mụn khi gần đến kì nguyệt san thường dễ bị mụn hơn trong thời kỳ mang thai. Những phụ nữ có làn da khô hoặc da thường sẽ cảm thấy làn da của mình khỏe mạnh và tươi trẻ hơn sau khi có thai.

Tuy nhiên, ở một số thai phụ, sự bài tiết chất nhờn quá mức sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển không chỉ trên da mặt mà còn có thể lan ra khắp cơ thể.

Dưới đây là một vài lý do khiến mụn bùng phát trong thời gian mang thai:

  • Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
  • Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.
  • Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
  • Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.

Mụn không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.

2. Các loại mụn thường gặp

Mụn nội tiết thường do những vấn đề bên trong cơ thể. Mụn nội tiết có thể là tổng hợp các loại mụn: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sưng viêm, mụn mủ, mụn bọc… Chúng ta có thể nhận dạng được mụn do nội tiết qua vị trí và chu kỳ mụn quay lại. Thường mụn nội tiết sẽ mọc đầu tiên ở quanh miệng, cằm và quai hàm, sau đó sẽ là trán và dần dần lan ra các vị trí khác trên khuôn mặt. Mụn mọc ở dưới xương gò má, và dọc theo đường viền hàm có khả năng do nội tiết tố cao hơn mụn mọc ở trên trán. Mụn mọc ở miệng thường là rơi vào thời điểm rụng trứng của phụ nữ.

Mụn tiết tố sẽ mọc mãi cho đến khi nội tiết tố được cân bằng. Và các loại mụn nội tiết được biểu hiện ra dưới dạng các loại mụn sau đây:

– Mụn đầu đen: thường nằm trên bề mặt da, xuất hiện nhiều nhất ở vùng chữ T hình thành do hỗn hợp dầu thừa và bụi bẩn, tế bào chết trên da.– Mụn đầu trắng: mụn hình thành do da bị nhờn và bít tắc lỗ chân lông nhưng không bị ô xy hóa nên có màu trắng.– Mụn sưng viêm: tạo thành các nốt mụn đỏ trên da và không thấy đầu mụn. Đây là loại mụn rất dễ biến thành sẹo nếu nặn mụn không đúng cách.– Mụn mủ: mụn có đầu trắng, da đỏ, và bị sưng. Các vết sưng thường có nhiều mủ dịch trắng hoặc vàng.– Mụn bọc: những nốt mụn to, viêm và thấy cứng khi chạm vào. Mụn thường có nhân nằm sâu bên trong và thường gây đau đớn khi chạm vào.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều mẹ gặp phải tình trạng mụn kết hợp do thai kỳ và kem chứa corticoid. Khi có thai, các mẹ thường ngưng dùng kem chứa corticoid. Kết quả sau khi ngưng sử dụng là làn da mọc mụn nước li ti, mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn sưng viêm, mụn đỏ. Để an toàn, các mẹ nên sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da mụn chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho da.

Mụn kết hợp do nội tiết và nhiễm corticoid thường kéo dài dai dẳng nếu không được chữa trị kịp thời. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ thắc mắc lúc chưa có bầu thì da đẹp đến khi có bầu và sinh con xong thì mụn bùng phát khắp mặt.

Từ khóa » Da Bầu Bị Mụn