Mùng 7 Tháng Giêng, Làm Lễ Khai Hạ để Kết Thúc Tết Nguyên đán
Có thể bạn quan tâm
Dân gian quan niệm, mùng 7 tháng Giêng kết thúc Tết Nguyên đán (3 ngày Tết 7 ngày xuân) và là lúc bắt đầu Tết Khai hạ, được hiểu là Tết mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm.
Trong ngày này, các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu (gọi là lễ khai hạ). Ý nghĩa của buổi lễ là kết thúc Tết để bắt tay vào công việc.
Gia chủ thường làm lễ giữa trời để cúng trời đất, đồn thời cúng gia tiên, cúng thổ công, thần tài.
Cây nêu theo tục xưa thường được làm bằng cây tre, dựng vào ngày 23 tháng Chạp hoặc chiều 30 Tết. Trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc...
Một vài vật dụng tiêu biểu có thể kể đến là câu đối, giấy màu xanh đỏ, những miếng kim loại lớn nhỏ, lá thiên tuế, lông gà, củ tỏi, trầu cau, ống sáo....
Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (tập Hạ) thông tin, cây nêu "có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ".
Hiện nay, để phù hợp với từng gia đình nên lễ khai hạ không nhất thiết phải tiến hành vào đúng ngày mùng 7 Tết mà tùy từng gia đình, có thể làm trong khoảng từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng.
Về ngày lễ này, ông Trần Hậu Sơn (Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ trên báo Hà Tĩnh:
"Lễ khai hạ là lễ hóa vàng áo, tiễn biệt các vị thần về với thế giới cõi âm, đồng thời mong muốn lưu ân, lưu phúc, phù hộ độ trì cho dương gian mùa màng tươi tốt, làm ăn thuận lợi. Vì thế, lễ khai hạ đối với người đương thời cũng là lễ cầu phúc".
Hiện nhiều gia đình không giữ tục dựng cây nêu cũng như không tiến hành lễ khai hạ, nhưng gia chủ vẫn làm lễ cúng để mong phát đạt trong năm mới, những hộ kinh doan thì cầu buôn may bán đắt.
VTV từng dẫn lời Tiến sĩ Trần Văn Nam (Chủ tịch Phân hội Văn nghệ Dân gian TP Cần Thơ) cho hay: "Riêng tục hạ nêu, mặc dù không còn hạ nêu nữa, nhưng mâm cơm tế đất trời còn, chứng minh con người là chúa tể muôn loài. Mấy ngày kia là thần thánh, từ mùng 1 đến mùng 7. Còn ngày mùng 7, ngày thứ 7 là dành cho con người, làm chủ thiên nhiên".
(Tổng hợp)
[Infographics] Bản đồ 22 lễ hội trong tháng Giêng trên khắp cả nướcTừ khóa » Cúng Ngày M7
-
Cách Cúng ông Táo Ngày 7 Tháng Giêng 2022
-
Văn Khấn Lễ Khai Hạ
-
Ý Nghĩa Và Bài Cúng Lễ Khai Hạ Mồng 7 Tháng Giêng - Báo Nghệ An
-
Lễ Khai Hạ Là Gì? Lễ Cúng Khai Hạ Gồm Những Gì, Vào Buổi Nào?
-
Mùng 7 Tết Cúng Gì - Hướng Dẫn Cách Cúng Lễ Khai Hạ đúng Nhất
-
Tìm Hiểu Ngày Lễ Khai Hạ Ngày Mùng 7 Tết Nguyên đán
-
Bài Cúng Mùng 7 Tết Khai Hạ 2022
-
Bài Văn Khấn Lễ Khai Hạ Mùng 7 Tết Chuẩn Truyền Thống 2022
-
Lễ Khai Hạ (cúng Hạ Nêu) Là Gì? Diễn Ra Vào Thời điểm Nào Trong Năm?
-
Ngày Lễ Thất Tịch Mùng 7 Tháng 7 âm Lịch Là Ngày Gì ? - Lịch Vạn Niên
-
Lễ Vật Và Văn Khấn Lễ Hạ Cây Nêu Ngày Tết - Phụ Nữ Và Gia Đình
-
Ngày 7/7 Là Ngày Gì? Cung Gì? Nguồn Gốc, ý Nghĩa 7 Tháng 7
-
Mùng 7 Tết Có Tốt Không? Các Bạn đã Biết Hay Chưa - Viet Fun Travel