Muối Biển: Món Quà Từ Thiên Nhiên Tốt Cho Sức Khỏe - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Muối biển là gì?
- Tác dụng của Muối biển
- Cách dùng Muối biển
- Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển
Trên thế giới, có vô vàng đại dương bao la chứa đựng lượng muối biển khổng lồ. Ngoài việc có thể sử dụng Muối biển làm gia vị cho món ăn, làm đẹp da, dân gian còn dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh. Sau đây, cùng YouMed tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này
Muối biển là gì?
Theo một số nghiên cứu cho thấy:
- Trên thế giới, nước biển từ các đại dương có độ mặn không đồng đều, trung bình khoảng 3,5 %, có nghĩa là cứ 1 lít nước biển sẽ có 35g muối biển.
- Các vùng biển Đại tây dương, Biển Bắc và Địa Trung Hải là những nơi có lượng thu hoạch muối biển hằng năm cao, cũng như chất lượng tốt.
- Người sản xuất muối từ đại dương bằng nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là phương pháp bay hơi trực tiếp nước biển.
- Có nhiều loại muối biển, tùy theo địa phương, khí hậu, thổ nhưỡng mà có sự khác nhau:
- Himalaya: Muối sắc hồng nhạt, hỗ trợ hô hấp, duy trì pH cân bằng, làm đẹp da
- Celtic: Màu xám, điều hòa huyết áp, tăng chức năng tuần hoàn não, cân bằng ion cơ thể…
Bảo quản: Bảo quản trong bọc kín hoặc hũ có nắp đậy, cất trữ nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay nơi có độ ẩm cao vì muối dễ bị chảy nước.
Nguồn muối biển từ thiên nhiên rất dồi dàoTác dụng của Muối biển
Thành phần hóa học
Theo nhiều nghiên cứu, muối biển chứa nhiều thành phần đa dạng và phong phú như:
- Phần lớn là Natri clorua (NaCl) hòa tan, trong đó gồm Natri 40%, Clorua 60%.
- Nhiều khoáng chất như Kẽm, Canxi, Kali, Đồng, Brom, Sắt, Phospho, Iod, Magie,…
Tác dụng Y học hiện đại
Kháng viêm, thư giãn bắp thịt: Nhờ chứa hàm lượng Magie cao nên giúp cơ thể giải đôc, tăng thông lưu thông máu, gân cơ thư giãn, chống co rút.
Hỗ trợ thần kinh: Nhờ chứa lượng chất Brom giúp thư giãn thần kinh, tốt cho sức khỏe làn da.
Mạnh hệ tiêu hóa: Giúp hỗ trợ chức năng dạ dày hoạt động tốt, điều chỉnh acid dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu…
Cân bằng ion: Chứa Kali, Natri, Clorua cung cấp cho cơ thể lượng muối khoáng cần thiết cho các chuyển hóa trong cơ thể, cân bằng độ ẩm cho da…
Ngoài ra, muối biển còn tốt cho các bệnh lý khớp, giúp giảm tình trạng co cứng, kháng viêm, chống khuẩn.
Hỗ trợ làm đẹp, nhanh lành vết thương: Giúp tẩy tế bào chết của da, thúc đẩy lưu thông máu,…
Tăng cường hệ miễn dịch: Nhiều khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, ngăn vi khuẩn phát triển.
Tốt cho sức khỏe răng miệng: Nhờ chứa chất fluoride bảo vệ răng, ngừa sâu răng…
Ngoài ra, muối có nhiều công dụng trong nấu ăn, giữ màu sắc rau củ, khử mùi,
Tác dụng Y học cổ truyền
- Theo Đông y, muối thường dùng để tẩm sao (Diêm chế) trong quá trình bào chế thuốc với mục đích:
Giảm độc tính dược liệu, tăng thời gian bảo quản
Dẫn thuốc vào kinh Thận và hạ tiêu, bổ Thận, bổ phần âm cơ thể (trị nóng trong người, bứt rứt, dễ bốc hỏa…)
Lợi tiểu, dễ đi cầu, trị tiêu tiểu không thông lợi
- Bào chế:
Dùng muối biển sạch, pha với nước sao cho nồng độ dung dịch là 5%.
Sau đó phun hoặc ngâm dược liệu với 10-15% dung dịch muối này, ủ khoảng 1 giờ, đảo đều.
Đem dược liệu sao lửa nhỏ, chậm, đảo đều tay, cho đến khi chuyển sang màu vàng già, mùi thơm, lấy ra để nguội là được.
Diêm chế là phương pháp thường dùng đối với những vị thuốc như: Trạch tả, Đỗ trọng, Ba kích,… Dược liệu khác nhau thì tỷ lệ không giống nhau (Trạch tả 1kg: 150 ml muối 5%; Đỗ trọng 1kg: 0,03g muối và 0,17l nước).
Cách dùng Muối biển
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng muối biển theo nhiều cách khác nhau.
Có thể dùng muối biển để tắm giúp thư giãn, làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ chất độc,…
- Liều dùng:
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Y tế Mỹ (AHA) khuyên mỗi ngày nên ăn 1500 mg muối biển ở người lớn tuổi, bệnh mãn tính, mang thai,…. Còn theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, khi người đã mắc bệnh tiền tăng huyết áp và huyết áp, bệnh thận…chỉ nên sử dụng < 5g muối/ ngày.
- Kiêng kỵ:
Người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh thận mạn, tim mạch,…nên hạn chế sử dụng muối. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ tim mạch, cần kết hợp việc giảm rượu bia, thuốc lá, giảm cân,…
Bên cạnh đó, muối còn có trong nước tương, nước mắm,… nên hạn chế sử dụng, điều chỉnh độ mặn từ từ để người bệnh quen dần, tránh gây khó ăn.
Sự khác nhau giữa muối ăn và muối biển
- Là tinh thể Natri clorua, đặc biệt muối iod chứa lượng iod dồi dào, phòng ngừa bệnh bướu cổ.
- Muối ăn được thu từ muối biển sau khi bốc hơi, rửa sạch, sấy khô và tẩy trắng. Tuy nhiên, quá trình chế biến sẽ có chất phụ gia và nguyên tố vi lượng bị mất đi so với muối biển.
Muối biển không chỉ là gia vị quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn
Từ khóa » Thành Phần Muối Biển
-
Các Loại Muối: Himalaya, Kosher, Muối Thường Và Muối Biển | Vinmec
-
Muối Biển | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Muối Biển Tự Nhiên Và Giá Trị Dinh Dưỡng
-
Muối Biển Và Muối ăn Loại Nào Tốt Cho Sức Khỏe? - PLO
-
Tổng Hợp 11 Loại Muối Và Công Dụng Của Muối Với Sức Khỏe, đời Sống
-
Muối Biển Là Gì? Tác Dụng Của Muối Với Cơ Thể Con Người
-
Nước Biển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Muối Biển Và Muối Hồng Himalaya, Loại Nào Tốt Hơn Cho Sức Khỏe?
-
Những điều Kỳ Diệu Từ Muối Biển
-
Muối Biển Là Gì? Tác Dụng Của Muối Biển đến Sức Khỏe Người Sử Dụng
-
Muối Biển Chết (Dead Sea Salt) - Nguyên Liệu Làm Mỹ Phẩm ...
-
Các Thành Phần Ion Trong Muối Biển - Thầy Dũng Hóa
-
Muối ăn Là Gì? Phân Biệt Các Loại Muối ăn Thông Dụng