Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết Có Tên Là Gì, Lây Bệnh Ra Sao?

1. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì, lây truyền bệnh bằng cách nào?

1.1. Loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tên là gì?

Có hai loài thuộc họ chi Aedes gồm Aedes albopictus và Aedes aegypti là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tỷ lệ gây bệnh ở Aedes albopictus thấp hơn. Vì thế nếu thắc mắc muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì thì tên của loài muỗi ấy chính là Aedes aegypti.

Nếu bạn chưa biết muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì thì nó chính là Aedes aegypti

Nếu bạn chưa biết muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì thì nó chính là Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti là một loại muỗi vằn màu đen sẫm, thân và chân có các đốm trắng, dài 4 - 7mm, hay sống ở khu vực tối hoặc nơi có ánh sáng yếu. Đây là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết hay đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước và những nơi có nước đọng. Trứng của nó có thể tồn tạị đến 1 năm trong điều kiện rất khô nhưng sau khi ngập trong nước, chúng sẽ nở ngay lập tức.

1.2. Cách thức lây truyền của bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Đã biết được muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì thì chúng ta cũng sẽ băn khoăn liệu nó lây truyền bệnh bằng cách nào? Muỗi Aedes aegypti chỉ là vật chủ trung gian lây truyền bệnh còn bản thân bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Loại virus này gồm 4 chủng kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Sau khi muỗi Aedes aegypti hút máu từ người nhiễm virus Dengue thì virus này sẽ nằm dưới tuyến nước bọt của muỗi và ủ bệnh khoảng 10 - 12 ngày sau đó truyền virus gây bệnh cho người khỏe mạnh khi bị muỗi đốt. Bản thân người bệnh cũng là nguồn lây truyền virus cho các con muỗi khác, nhất là khi muỗi thường xuyên thay đổi vật chủ, nó sẽ càng làm tăng nguy cơ lây truyền virus cho nhiều người và khiến cho sốt xuất huyết trở thành dịch.

2. Cách phân biệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết với muỗi Anophen

- Muỗi Aedes aegypti - tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Như đã nói ở phần muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì, muỗi Aedes aegypti rất dễ nhận dạng. Chúng có màu đen sẫm, có đốm trắng ở thân và chân, thường hoạt động mạnh nhất vào ban ngày trong khoảng vài giờ trước khi mặt trời lặn và khoảng 2 giờ sau khi mặt trời đã mọc.

Loại muỗi này rất thích sinh sản quanh nơi con người ở. Chúng tấn công từ phía sau hoặc bên dưới, có thể từ bên dưới bàn ghế và thường đốt ở mắt cá chân và bàn chân. Các vũng nước, ao hồ, dụng cụ chứa nước,... là môi trường thuận lợi cho tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết sản sinh.

Triệu chứng thường thấy ở người bị sốt xuất huyết

Triệu chứng thường thấy ở người bị sốt xuất huyết

- Muỗi Anophen - tác nhân gây ra bệnh sốt rét

Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là muỗi Anophen. Khi trưởng thành nó có màu đen hoặc nâu sẫm. Loại muỗi này rất khác các loài muỗi khác vì khi nghỉ ngơi bụng của nó hướng lên chứ không hướng xuống bên dưới. Chiều dài cơ thể Anophen gần bằng với chiều dài của vòi, phía trên cánh của nó có vảy màu đen trắng.

Thời gian hoạt động của muỗi Anophen là từ lúc mặt trời bắt đầu lặn cho tới khi mặt trời mọc, sau khi đốt người chúng sẽ đậu trong nhà khoảng vài giờ. Môi trường trú ngụ và sinh sản thuận lợi của nó là vùng nước ngọt. Hút máu người là việc làm giúp nó bổ sung dinh dưỡng để nuôi trứng lớn. Mặc dù muỗi cái chỉ sống được khoảng vài tuần - 1 tháng nhưng chúng lại có thể giao phối rất nhiều lần.

3. Nhận diện triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

- Mức độ nhẹ

Khi sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thường không có triệu chứng điển hình và cũng không có nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh thường sốt khoảng 4 - 7 ngày tính từ thời điểm bị lây virus gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có các triệu chứng khác như:

+ Sốt cao có thể lên trên 40 độ C.

+ Bị đau nhức đầu rất dữ dội.

+ Phía sau mắt bị đau.

+ Cơ và khớp đau.

+ Buồn nôn và bị nôn nhiều.

+ Nổi phát ban sau khi sốt 3 - 4 ngày rồi sẽ giảm vào 1 - 2 ngày sau đó, cũng có trường hợp ngày hôm sau sẽ bị nổi ban lại thêm lần nữa.

Xét nghiệm Dengue giúp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Xét nghiệm Dengue giúp chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

- Mức độ nặng (thường gọi là hội chứng sốc Dengue)

Ở giai đoạn đầu của người bị sốt xuất huyết nặng thường có các triệu chứng giống như sốt siêu vi nhưng người bệnh sẽ có các tổn thương nghiêm trọng như chảy máu cam, có vết bầm tím trên da, chảy máu dưới da hoặc dưới nướu,... Nếu tổn thương nặng hơn có thể sẽ bị biến chứng huyết tương thoát khỏi mạch máu khiến cho người bệnh bị tụt huyết áp, chảy máu ồ ạt.

Sau khi hết sốt, người bệnh sẽ có các triệu chứng xuất huyết như chảy máu đường tiêu hóa, đi tiểu ra máu, nôn kéo dài, đầu bị đau dữ dội, sốt co giật, mệt mỏi,... Lúc này nếu người bệnh không được điều trị tích cực rất dễ tiến triển thành shock với các triệu chứng: bồn chồn, nôn, đau bụng,... kèm theo suy tuần hoàn, giảm ý thức,... và tử vong.

Về cơ bản, sốt xuất huyết là bệnh lý không thể chủ quan bởi nó có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến sự sống. Vì thế, nhận diện được muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì, đặc điểm ra sao cũng như các triệu chứng của bệnh để phát hiện sớm và điều trị tích cực luôn là việc cần thiết.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ như đã nói đến ở trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám hoặc làm xét nghiệm sốt xuất huyết để chẩn đoán đúng bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là thương hiệu uy tín về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Nếu bạn đang nghi ngờ bị sốt xuất huyết nhưng chưa biết làm cách nào để xác định chính xác, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện, đặt lịch xét nghiệm tại nhà và có kết quả trong thời gian ngắn từ đó tìm ra hướng giải quyết hiệu quả để nhanh chóng gỡ bỏ mọi lo lắng về bệnh.

Từ khóa » Hình Con Muỗi Vằn