Muốn đẻ Thường Không Bị Rạch Tầng Sinh Môn, Mẹ Bầu Hãy Lưu ý ...

Mỗi người phụ nữ đều mong muốn được trải nghiệm ít nhất một lần nỗi đau mang tên đẻ thường. Tuy nhiên một nỗi ám ảnh rạch tầng sinh môn được rỉ tai khiến các mẹ bầu lo sợ. Làm thế nào để sinh thường không phải rạch là câu hỏi của tất cả các mẹ khi quyết định sinh con tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số bí quyết bỏ túi cho mẹ bầu cách đẻ thường không bị rạch.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Đẻ thường là gì?
  • 2. Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn không?
  • 3. Bật mí cách đẻ thường không rạch tầng sinh môn
    • 3.1. Bôi dầu dừa vào tầng sinh môn trước khi sinh
    • 3.2. Uống nước lá tía tô
    • 3.3. Ăn khoai lang
    • 3.4. Uống nước ép dứa (thơm)

1. Đẻ thường là gì?

Đẻ thường là phương pháp lấy thai nhi ra khỏi tử cung của người mẹ theo đường âm đạo. Hiện nay, đẻ thường là phương pháp được các mẹ bầu ưu tiên lựa chọn vì tính an toàn và nhiều lợi ích của nó mang lại.

Đẻ thường có bị rạch tầng sinh môn không

Đẻ thường có bị rạch tầng sinh môn không

Khi sinh thường các mẹ sẽ không phải lo lắng về các loại thuốc gây tê và kháng sinh gây ảnh hưởng đến nguồn sữa và mất thời gian hồi phục vết mổ sau sinh.

Tuy nhiên trong các ca sinh thường, vì đảm bảo sự ra đời nhanh chóng và an toàn cho em bé mà các mẹ phải chấp nhận rạch tầng sinh môn trong những trường hợp cần thiết. Trong tâm lý các sản phụ sinh thường rạch tầng sinh môn là một điều lo ngại.

2. Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn không?

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật sinh thường rạch tầng sinh môn thường áp dụng với các mẹ bầu sinh con lần đầu. Vết rạch dài hay ngắn, nông hay sâu phụ thuộc vào kích thước của con và tình trạng cơ thể mẹ.

Thông thường, sinh thường bị rạch tầng sinh môn khi âm đạo mở để cho đầu bé lọt qua dễ dàng. Thủ thuật này được tiến hành trước khi vì đầu bé to quá dẫn đến nguy cơ bị rách tầng sinh môn. Việc đẻ thường bị rạch tầng sinh môn không quá đáng sợ như các mẹ vẫn nghĩ bởi tầng sinh môn sẽ lành lại sau vài tuần.

Sinh thường có phải rạch tầng sinh môn nhưng không gây đau đớn như các mẹ tưởng

Sinh thường có phải rạch tầng sinh môn nhưng không gây đau đớn như các mẹ tưởng

Quá trình rạch tầng sinh môn khi sinh được tiến hành như sau: Khi đầu thai nhi lấp ló ở âm đạo, cửa âm đạo mở tối đa, thai sản được gây tê tại chỗ. Chờ tới khi cơn co thắt lên tới đỉnh cao, một đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên.

Với kỹ thuật rạch tầng sinh môn các mẹ bầu sinh thường lần đầu hay em bé quá lớn, thai nhi chưa thuận,…được xử lý dễ dàng và vượt cạn an tâm. Kỹ thuật này được thực hiện khi bác sĩ đã tiêm thuốc gây tê cho sản phụ, vì vậy sản phụ sẽ không cảm thấy đau khi được tiến hành thủ thuật này.

3. Bật mí cách đẻ thường không rạch tầng sinh môn

Đẻ thường có phải rạch không là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi sinh con đầu lòng. Trên thực tế cũng có những trường hợp đẻ thường, con to những vẫn không phải rạch tầng sinh môn. Đó là do các mẹ đã nắm được một số bí quyết nhỏ để quá trình vượt cạn lần đầu an toàn và không bị rạch tầng sinh môn. Một số mẹo vặt nhỏ đó là:

3.1. Bôi dầu dừa vào tầng sinh môn trước khi sinh

Dầu dừa được sử dụng như một chất bôi trơn giúp làm tăng độ đàn hồi của tầng sinh môn. Vào tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có thể dùng dầu dừa massage nhẹ nhàng tầng sinh môn hàng ngày. Như vậy, tầng sinh môn sẽ tăng tính đàn hồi và cổ tử cung có thể mở nhanh hơn khi sinh.

Dầu dừa làm co dãn tầng sinh môn và giúp cổ tử cung mở rộng hơn

Dầu dừa làm co dãn tầng sinh môn và giúp cổ tử cung mở rộng hơn

3.2. Uống nước lá tía tô

Tía tô được biết đến như một vị thuốc trong Đông y. Tía tô có vị ấm, có tác dụng giảm sốt, an thai. Khi chuyển dạ, mẹ bầu có thể vò nát lá tía tô, sắc cùng nước lọc rồi uống khi còn ấm. Nước tía tô ấm sẽ giúp cửa mình mở nhanh hơn để các mẹ bầu sinh thường không phải rạch.

Nước tía tô ấm sẽ giúp cửa mình mở nhanh hơn

Nước tía tô ấm sẽ giúp cửa mình mở nhanh hơn

3.3. Ăn khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm lợi cho tiêu hóa, phòng ngừa bệnh táo bón. Thường xuyên ăn khoai lang giúp mẹ bầu sinh nở được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc chăm chỉ ăn khoai lang giúp mẹ bầu rặng tốt hơn cho ngày hạ sinh.

Ăn khoai lang giúp mẹ không bị rạch khi sinh con

Ăn khoai lang giúp mẹ không bị rạch khi sinh con

3.4. Uống nước ép dứa (thơm)

Trong dứa có chứa enzyme bromelain hàm lượng cao giúp làm mềm tử cung. Do đó, những tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu thường rỉ tai nhau mua dứa về ăn cho dễ đẻ. Dứa rất tốt cho việc sinh thường của mẹ nhưng cần chú ý là trong vòng 3 tháng đầu thì dứa là kẻ thù làm co bóp tử cung, dễ gây sảy thai đó các mẹ.

>> Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?

Uống nước dứa cách sinh thường không bị rạch

Uống nước dứa cách sinh thường không bị rạch

Trên đây là một số mẹo dân gian để giúp mẹ bầu vượt cạn bình an hơn khi đẻ thường. Những cách này không đảm bảo 100% rằng bạn sẽ sinh thường không rạch nhưng cũng rất tốt cho thai nhi và việc sinh đẻ. Vì vậy bạn hãy áp dụng thử xem sao nhé!

Trên thực tế việc rạch tầng sinh môn trong cơn co dãn tử cung cùng sự cố gắng rặn đẻ của mẹ bầu nên bạn sẽ không cảm thấy cơn đau khi bị rạch.Thấy được những lo lắng của các mẹ trong nỗi sợ sinh thường. Cùng với sự chuyên nghiệp kinh nghiệm cao của đội ngũ bác sĩ khoa Sản, Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã thực hiện thành công nhiều ca đẻ thường không rạch, không gây đau đớn cho mẹ bầu.

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc nhiều ca sinh thường đã vượt cạn an tâm

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc nhiều ca sinh thường đã vượt cạn an tâm

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác về dịch vụ sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Tin liên quan

  • Đẻ mổ 2 lần nên dùng biện pháp tránh thai nào
  • Đi đẻ mổ cần chuẩn bị những gì
  • Đẻ mổ được mấy lần

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » đẻ Có Bị Rạch Không