Muốn Kinh Doanh đại Lý Tàu Biển Cần Phải đáp ứng Những điều Kiện ...
Có thể bạn quan tâm
- Kinh doanh đại lý tàu biển hoạt động như thế nào?
- Muốn kinh doanh đại lý tàu biển cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Người đại lý tàu biển có trách nhiệm như thế nào trong kinh doanh đại lý tàu biển?
Kinh doanh đại lý tàu biển hoạt động như thế nào?
Căn cứ Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại như sau:
"Điều 166. Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao."
Và căn cứ quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, đại lý tàu biển thực hiện các hoạt động như sau:
"Điều 235. Đại lý tàu biển
Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm: việc thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển."
Như vậy, kinh doanh đại lý tàu biển mang bản chất như kinh doanh đại lý thương mại, do đó, bên đại lý tàu biển sẽ nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng với các hoạt động tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.
Đại lý tàu biển
Muốn kinh doanh đại lý tàu biển cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 242 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì kinh doanh đại lý tàu biển cần đáp ứng những điều kiện như sau:
"Điều 242. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.
2. Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.
3. Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam và có chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Người đại lý tàu biển có trách nhiệm như thế nào trong kinh doanh đại lý tàu biển?
Căn cứ Điều 237 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng tàu biển như sau:
"Điều 237. Hợp đồng đại lý tàu biển
Hợp đồng đại lý tàu biển là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa người ủy thác và người đại lý tàu biển, theo đó người ủy thác ủy thác cho người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể."
Theo đó, người đại lý tàu biển có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ đại lý tàu biển đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể như trong hợp đồng đã giao kết.
Bên cạnh đó, theo Điều 238, Điều 239 Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2015 quy định về trách nhiệm của các bên hợp đồng đại lý tàu biển như sau:
"Điều 238. Trách nhiệm của người đại lý tàu biển
1. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác; nhanh chóng thông báo cho người ủy thác về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được ủy thác.
2. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Điều 239. Trách nhiệm của người ủy thác
1. Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được ủy thác.
2. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó, nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người ủy thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình không công nhận hành động này của người đại lý tàu biển."
Như vậy, người đại lý tàu biển có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển và các trách nhiệm cụ thể tại Điều 238 Bộ luật hàng Hải Việt Nam 2015.
Từ khóa » đại Lý Du Lịch đại Lý Hãng Tàu Biển đại Lý Hải Quan Là
-
Đại Lý Hải Quan Là Gì? - VinaLogs - Vận Tải Container
-
Top 14 đại Lý Du Lịch đại Lý Hãng Tàu Biển đại Lý Hải Quan Là
-
Đại Lý Tàu Biển Là Gì? Đại Lý Tàu Biển Và Hợp đồng đại Lý Tàu Biển?
-
Đại Lý Tàu Biển Theo Quy định Của Bộ Luật Hàng Hải Mới Nhất
-
Dịch Vụ đại Lý Tàu Biển Là Gì? - Vận Tải Hàng Hóa
-
Đại Lý Hãng Tàu ở Việt Nam - Vận Tải Hàng Hóa
-
Đại Lý Hải Quan Là Gì? - Hội Xuất Nhập Khẩu
-
TOP 10 Công Ty Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu - Logistics Tốt Nhất Việt ...
-
Điều Kiện Thành Lập Công Ty Kinh Doanh đại Lý Du Lịch - Luật Việt An
-
Mẫu Hợp đồng đại Lý Thủ Tục Hải Quan Mới Nhất 2021
-
Giải đáp đại Lý Hải Quan Là Gì? Tại Sao Cần đại Lý Hải Quan?
-
Tổng Quan Về Công Việc Ngành Logistics - TopCV
-
Mẫu Tờ Khai Hải Quan Mới Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cách điền
-
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Cảng Gemadept (GPS) Thông Báo Tuyển ...