MVC Là Gì? Tổng Quan Mô Hình MVC Trong Lập Trình
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến mô hình MVC, hãy nghĩ ngay đến vai trò quan trọng của nó. Trong việc tạo cấu trúc cho nhiều trang web và nhiều ứng dụng tiên tiến. Mô hình này không thể thiếu trong lập trình. Vậy mô hình MVC là gì? MVC có mấy thành phần? Hoạt động như thế nào và khi nào nên sử dụng mô hình MVC? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Dotnetguru để hiểu rõ hơn.
Mục lục
- Mô hình MVC là gì?
- MVC là gì?
- Lịch sử MVC
- MVC có mấy thành phần? Tương tác với nhau như thế nào?
- Mô hình MVC có mấy thành phần?
- Model
- View
- Controller
- Các thành phần trong MVC tương tác với nhau như thế nào?
- Mô hình MVC có mấy thành phần?
- Mô hình MVC trong lập trình hoạt động như thế nào?
- Ưu nhược điểm mô hình MVC
- Ưu điểm mô hình MVC
- Nhược điểm mô hình MVC
- Tại sao nên sử dụng mô hình MVC?
- Quy trình phát triển nhanh
- Cung cấp nhiều chế độ view
- Các sửa đổi không ảnh hưởng mô hình
- Trả dữ liệu không cần định dạng
- Hỗ trợ Asynchronous
- MVC thân thiện với SEO
- Kỹ năng cần thiết để sử dụng MVC
- Khi nào nên sử dụng mô hình MVC?
Mô hình MVC là gì?
MVC là gì?
MVC là gì? Thuật ngữ MVC là viết tắt của “Model-View-Controller“. Đây là một mô hình thiết kế được dùng trong kỹ thuật phần mềm lập trình. MVC là một mẫu kiến trúc phần mềm giúp lập trình viên tạo lập giao diện người dùng trên máy tính. Mô hình MVC hay (MVC pattern) thường được sử dụng để phát triển giao diện người dùng. Nó cung cấp những thành phần cơ bản để thiết kế chương trình máy tính hoặc di động cũng như các ứng dụng web. Trong đó:
- Model là để xử lý dữ liệu.
- Controller để xử lý logic.
- View là phần hiển thị và tiếp nhận request từ phía người dùng.
Mô hình MVC phân chia một ứng dụng thành 3 phần tương tác với nhau. Có tác dụng tách biệt giữa cách thức thông tin được xử lý nội hàm. Và phần thông tin trình bày, tiếp nhận từ phía người dùng. Không phụ thuộc môi trường, nền tảng hay ngôn ngữ phát triển. Mô hình MVC được áp dụng vào các dự án trong môi trường Windows, Linux…Sử dụng nhiều ngôn ngữ như PHP, JPS, ASP…
Lịch sử MVC
MVC được tiến sĩ “Trygve Reenskaug” đưa vào ngôn ngữ lập trình (Smalltalk-76). Khi ông đến trung tâm nghiên cứu ” Xerox Palo Alto” – PARC vào giữa năm 1970 của thế kỷ XX. Sau đó, việc triển khai trở nên phổ biến trong những phiên bản SmallTalk khác. Năm 1988, các bài báo “The Journal of Object Technology” – JOT mang đến bức tranh toàn cảnh về mô hình MVC.
MVC có mấy thành phần? Tương tác với nhau như thế nào?
Mô hình MVC có mấy thành phần?
Như đã đề cập ở trên, trong mô hình MVC thường được chia ra làm 3 lớp xử lý. Bao gồm: Model – View – Controller. Controller đóng vai trò là một cầu nối giữa hai phần còn lại là Model và View. Và giữa Controller – Model, Controller –View là tương tác hai chiều. Mỗi phần sẽ bao gồm các đoạn code được xử lý độc lập theo vai trò của mình. Cụ thể:
Model
Model là bộ phận với chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu ứng dụng. MVC Model là cầu nối giữa View & Controller được dùng bởi chương trình. Đây là phần chứa những nghiệp vụ tương tác với dữ liệu hay hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Có thể là cơ sở dữ liệu hoặc file XML bình thường hay có thể là một đối tượng đơn giản. Ví dụ như biểu tượng hay là một nhân vật trong game… Phần này bao gồm các class hay funcition có khả năng xử lý nhiều nghiệp vụ như: kết nối database, thêm/ xóa/ sửa và truy vấn dữ liệu…
View
View là phần giao diện (theme) chứa các giao diện hiển thị. Tương tự như một nút bấm, khung nhập, menu, hình ảnh…. dành cho người sử dụng. Nó bao gồm bất cứ thứ gì mà người dùng có thể nhìn thấy được. View đảm nhiệm chức trách chính là hiển thị dữ liệu, giúp cho người dùng có thể tương tác với hệ thống.
Controller
Controller là một bộ phận với nhiệm vụ xử lý các yêu cầu của người dùng thông qua View. Một Controller bao gồm cả Model & View. Nó nhận input và thực hiện các update tương ứng. Controller bao gồm các class/ funcition với khả năng xử lý nhiều nghiệp vụ rất logic. Giúp lấy dữ liệu đúng thông tin cần thiết nhờ các nghiệp vụ lớp Model cung cấp và hiển thị ra cho người dùng.
Các thành phần trong MVC tương tác với nhau như thế nào?
Phần Controller – View sẽ lấy những hình ảnh, nút bấm hay hiển thị những dữ liệu được trả ra từ Controller để giúp cho người dùng có thể quan sát và thao tác dễ dàng. Sự tương tác này cũng có thể có những dữ liệu không được lấy từ MVC Model. Lúc này nó chỉ có nhiệm vụ hiển thị đơn thuần như những hình ảnh và nút bấm mà thôi.
Trong khi đó, Controller – Model lại là luồng xử lý khi Controller tiếp nhận những yêu cầu và tham số đầu vào ở người dùng. Controller lúc này sẽ sử dụng những lớp/ hàm có trong MVC model để lấy ra những dữ liệu chính xác nhất mà người dùng cần.
Ngoài ra, 2 thành phần View – Model có thể tương tác với nhau mà không cần thông qua Controller. Nó chỉ đảm nhận nhiệm vụ hiển thị dữ liệu mà không phải qua bất kỳ xử lý nghiệp vụ logic nào. Tương tự với các vùng dữ liệu hiển thị tĩnh trên các website giống như block slidebar.
Mô hình MVC trong lập trình hoạt động như thế nào?
Áp dụng với các dự án của website, mô hình MVC hoạt động theo quy trình cụ thể như sau:
Người dùng sử dụng một Browser của trình duyệt web bất kỳ, có thể là Firefox, Chrome hay IE…để gửi yêu cầu. Có thể gửi kèm theo những dữ liệu nhập tới các Controller xử lý tương ứng. Và yêu cầu xác định Controller xử lý cũng sẽ dựa vào bộ Routing điều hướng.
Khi Controller đã nhận được yêu cầu gửi tới từ phía người dùng, thành phần này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra yêu cầu xem có cần lấy dữ liệu từ MVC Model hay không. Nếu cần nó sẽ sử dụng các class/ function cần thiết có trong MVC model và trả ra kết quả. Lúc này, Controller sẽ xử lý các giá trị đó, sau đó trả ra View để hiển thị. Controller lại làm công việc xác định các view tương ứng để hiển thị theo đúng yêu cầu của người dùng.
Khi đã nhận được dữ liệu từ Controller, View sẽ có trách nhiệm xây dựng các thành phần hiển thị bao gồm: thông tin dữ liệu, hình ảnh…Sau đó trả về GUI Content để Controller đưa ra kết quả trên màn hình Browser. Cùng với đó, Browser sẽ nhận giá trị kết quả trả về và hiển thị ra cho người dùng.
Ưu nhược điểm mô hình MVC
Ưu điểm mô hình MVC
- Mô hình MVC có băng thông hay Bandwidth nhẹ.
- Không sử dụng viewstate nên tiết kiệm băng thông.
- Giảm băng thông giúp trang web ổn định hơn.
- Kiểm tra đơn giản và dễ dàng lỗi phần mềm trước khi bàn giao cho người dùng.
- Tách biệt các phần MVC Model, Controller & View.
- Chức năng Controller rất quan trọng, tối ưu trên các ngôn ngữ khác nhau.
- Dễ dàng duy trì ứng dụng vì chúng tách biệt với nhau.
- Nhiều developer làm việc cùng lúc và không ảnh hưởng đến nhau.
- Hỗ trợ TTD (test-driven development).
- Có thể tạo ứng dụng với unit test và viết won test case.
- Phiên bản MVC mới nhất hỗ trợ thiết kế responsive website mặc định và mẫu cho mobile.
- Tạo công cụ View riêng với cú pháp đơn giản so với công cụ truyền thống.
Nhược điểm mô hình MVC
Bên cạnh ưu điểm MVC mang lại thì nó tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Với công ty chuyên về website hoặc các dự án lớn thì mô hình này phù hợp hơn. Nhược điểm mô hình MVC là không hỗ trợ Preview như ASP.NET.
- Không Preview các trang như ASP.NET.
- Nhược điểm khó triển khai.
Tại sao nên sử dụng mô hình MVC?
Quy trình phát triển nhanh
MVC hỗ trợ phát triển nhanh chóng và song song, MVC được dùng để phát triển bất kỳ ứng dụng web. Lập trình viên có thể làm việc trên View và một developer khác với Controller để tạo logic nghiệp vụ cho ứng dụng web đó. Do đó, ứng dụng mô hình MVC có thể hoàn thành nhanh hơn 3 lần so với mô hình khác.
Cung cấp nhiều chế độ view
Mô hình MVC có thể tạo nhiều View cho chỉ một mô hình. Nhu cầu có thêm nhiều cách truy cập ứng dụng mới ngày càng tăng. Do đó, sử dụng MVC để phát triển chắc chắn là giải pháp tuyệt vời. Hơn nữa, việc nhân bản code rất hạn chế vì tách biệt dữ liệu và logic nghiệp vụ khỏi màn hình.
Các sửa đổi không ảnh hưởng mô hình
Với bất kỳ ứng dụng web nào, người dùng thường có xu hướng thay đổi. Có thể quan sát qua các thay đổi về màu sắc, font chữ, bố cục… Hoặc thêm hỗ trợ thiết bị mới cho di động, máy tính bảng… Việc thêm một kiểu view mới trong MVC rất đơn giản vì Model không phụ thuộc View. Do đó, thay đổi trong MVC Model không ảnh hưởng kiến trúc.
Trả dữ liệu không cần định dạng
MVC pattern trả về dữ liệu mà không áp dụng bất kỳ định dạng nào. Do đó, các phần giống nhau có thể sử dụng với bất kỳ giao diện nào. Ví dụ: các loại dữ liệu đều được định dạng bằng HTML. Ngoài ra, cũng có thể được định dạng bằng Macromedia Flash hoặc DreamViewer.
Hỗ trợ Asynchronous
Mô hình MVC có thể tích hợp với JavaScript Framework. Các ứng dụng MVC có thể hoạt động với các file PDF, trình duyệt web riêng hay các widget desktop. Ngoài ra, MVC còn hỗ trợ kỹ thuật Asynchronous, giúp developer phát triển các ứng dụng load rất nhanh.
MVC thân thiện với SEO
Mô hình MVC hỗ trợ phát triển các website thân thiện với SEO. Bạn có thể phát triển các URL thân thiện với SEO để tạo nhiều lượt truy cập hơn. Các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, jQuery… có thể tích hợp với MVC. Từ đó, phát triển nhiều ứng dụng web đa tính năng, đặc biệt với mô hình MVC trong Java.
Có thể nói, MVC được xem là một chuẩn mô hình, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế website giới thiệu chuyên nghiệp cũng như bảo trì hệ thống website hay một ứng dụng, phần mềm. Nó có thể tạo ta một mô hình đa chiều với 3 lớp tách biệt, tương tác với nhau. Từ đó giúp cho các chuyên gia có thể dễ dàng dựa vào mô hình đó để trao đổi, xử lý nghiệp vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Kỹ năng cần thiết để sử dụng MVC
Khi bạn đã hiểu MVC là gì? Điều đó giúp ích cho bạn để có một kiến thức cần thiết. Nó cũng là một trong các kỹ năng cần thiết khi lập trình. Để sử dụng tốt mô hình kiến trúc MVC bạn cần các kỹ năng và kiến thức sau đây:
- Hiểu rõ về mô hình MVC.
- Hiểu cách dùng framework.
- Hiểu biết về lập trình web.
- Có kiến thức cơ bản về OOP.
- Có khả năng logic & hiển thị nội dung.
- Đảm bảo MVC Model & View độc lập với nhau.
MVC được xem là mẫu kiến trúc trong các ứng dụng web và phần mềm, không phải một ứng dụng hoàn chỉnh. Thường yêu cầu các class dịch vụ, truy cập dữ liệu hay class logic. Thực hành lập trình và viết kịch bản đều dựa vào các ngôn ngữ cơ bản như: Java, C#, PHP, Python… giúp sử dụng MVC tốt hơn. Nếu sử dụng MVC đúng cách giúp các nhà phát triển phần mềm cô lập các nguyên tắc nghiệp vụ và giao diện người dùng một cách rõ ràng hơn.
Khi nào nên sử dụng mô hình MVC?
Mô hình MVC được tạo ra và hữu ích trong việc tạo cấu trúc cho nhiều trang web và nhiều ứng dụng tiên tiến. Nên sử dụng MVC khi việc kết nối giữa View với các phần còn lại của ứng dụng không phải lúc nào cũng cùng available. Lúc này bạn không thể sử dụng MVP hay MVVM hiệu quả được mà bắt buộc phải thay thế bằng MVC.
Với cái nhìn tổng quan mô hình MVC trong lập trình trên đây chắc chắn đã giúp bạn gỡ bỏ mọi thắc mắc và mơ hồ về MVC rồi đúng không? Chúc các bạn sử dụng thành thạo và hiệu quả cao mô hình này trong lập trình!
>>> Xem thêm: Mô hình O/R Mapping
- Google+
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Mô Hình Mvc Trong Thiết Kế Phần Mềm
-
MVC Là Gì? Ứng Dụng Của Mô Hình MVC Trong Lập Trình - Vietnix
-
MVC Là Gì? Ứng Dụng Của Mô Hình MVC | Thiết Kế Web Monamedia
-
Mô Hình MVC Là Gì Và ứng Dụng Của MVC Trong Lập Trình - Mona Media
-
MVC Là Gì? Ứng Dụng Của Mô Hình MVC Trong Lập Trình - Tino Group
-
Cơ Bản Về Mô Hình MVC - Viblo
-
Mô Hình MVC Là Gì? Những Ứng Dụng Và Ưu Điểm Của MVC
-
MVC Là Gì? Tìm Hiểu Về Lợi ích Và Hạn Chế Của MVC - Bizfly Cloud
-
Mô Hình MVC Là Gì? Cách Vận Hành Và Ưu Nhược điểm Của MVC
-
MVC Là Gì? Ứng Dụng Của Mô Hình MVC Trong Lập Trình Web - Bizfly
-
Tìm Hiểu Mô Hình MVC Là Gì? - Hoclaptrinh
-
Kiến Trúc Model-View-Controller | TopDev
-
MVC Là Gì? Tìm Hiểu Về Mô Hình MVC Trong Lập Trình Từ A - Z
-
MVC Là Gì? Ứng Dụng Của Mô Hình MVC Trong Lập Trình
-
Tìm Hiểu Mô Hình MVC Là Gì ? - LMT