Mỹ Đức – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Mỹ Đức (định hướng).
Mỹ Đức
Huyện
Huyện Mỹ Đức
Tam quan Chùa Hương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
Huyện lỵThị trấn Đại Nghĩa
Trụ sở UBNDThị trấn Đại Nghĩa
Phân chia hành chính1 thị trấn, 19 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐặng Văn Triều
Chủ tịch HĐNDLê Chí Hòa
Bí thư Huyện ủyNguyễn Anh Dũng
Địa lý
Tọa độ: 20°41′3″B 105°44′33″Đ / 20,68417°B 105,7425°Đ / 20.68417; 105.74250
MapBản đồ huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức trên bản đồ Hà NộiMỹ ĐứcMỹ Đức Vị trí huyện Mỹ Đức trên bản đồ Hà NộiXem bản đồ Hà NộiMỹ Đức trên bản đồ Việt NamMỹ ĐứcMỹ Đức Vị trí huyện Mỹ Đức trên bản đồ Việt NamXem bản đồ Việt Nam
Diện tích230 km2
Dân số (2017)
Tổng cộng194.400 người [1]
Mật độ739 người/km2
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính282[2]
Biển số xe29-Y1, 29-AM
Websitemyduc.hanoi.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Mỹ Đức là một huyện ngoại thành nằm ở cực nam thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 52 km theo đường Quốc lộ 21B, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Ứng Hòa.
  • Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
  • Phía nam giáp thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
  • Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ.

Có hai con sông chảy qua là sông Đáy và sông Mỹ Hà. Đây là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ. Phía nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có khu thắng cảnh chùa Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 226,913 km² và dân số là 177.020 người (theo số liệu thống kê năm 2012). 15% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ đạo Mỹ Đức năm 1891

Huyện Mỹ Đức nguyên xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.

Đến năm Gia Long thứ 13 (1814), đổi sang phủ Ứng Hòa.

Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) chia huyện Chương Đức thành hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông.

Sau năm 1945, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 22 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.

Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Tế Tiêu - thị trấn huyện lỵ huyện Mỹ Đức - trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đại Nghĩa.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập từ tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 8 tháng 1 năm 2004, hợp nhất thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa thành thị trấn Đại Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây bị giải thể, Mỹ Đức là một huyện của thành phố Hà Nội.

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập hai xã Mỹ Thành và Bột Xuyên thành xã Mỹ Xuyên; sáp nhập hai xã Đốc Tín và Vạn Kim thành xã Vạn Tín.

Huyện Mỹ Đức có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Mỹ Đức gồm 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) và 19 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Đại Hưng, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Xuyên, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Tín, Xuy Xá.

Đường phố

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bình Lạng
  • Cống Đặng
  • Cống Hạ
  • Đại Đồng
  • Đại Nghĩa
  • Đục Khê
  • Hà Xá
  • Hồng Sơn
  • Mỹ Hà
  • Phù Lưu Tế
  • Sạt Nỏ
  • Tế Tiêu
  • Thọ Sơn
  • Thượng Tiết
  • Trinh Tiết
  • Trung Nghĩa
  • Văn Giang
  • Yến Vỹ

Danh lam thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội
  • Khu thắng cảnh chùa Hương (suối Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích, chùa Long Vân, động Hinh Bồng, chùa Thanh Sơn, Hương Đài...), nằm ở rìa phía tây nam huyện, ở địa phận xã Hương Sơn, giáp ranh giới với huyện Lạc Thủy.
  • Khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng, chùa Cao,...
  • Khu thắng cảnh chùa Cao (Chùa hàm rồng...), nằm ở rìa phía tây huyện, ở địa phận xã Hồng Sơn, giáp ranh giới với huyện Kim Bôi.
  • Khu di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội là nơi Đinh Bộ Lĩnh từng về tuyển quân lính để đánh dẹp loạn 12 sứ quân.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đường bộ: có Quốc lộ 21C và các tuyến tỉnh lộ 429, 429B, 419, 424, 425 kết nối các xã, thị trấn cũng như kết nối với huyện Ứng Hoà, huyện Kim Bảng (Hà Nam) và huyện Lương Sơn, Lạc Thủy (Hòa Bình).
  • Đường sông có sông Đáy (sông Thanh Hà).
  • Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Mỹ Đức: 103A (Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn), 103B (Bến xe Mỹ Đình - Hồng Quang - Hương Sơn), 115 (Vân Đình - Xuân Mai), 125 (Bến xe Thường Tín - Tế Tiêu).

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây cũ, mảnh đất trăm nghề. Là một huyện tuy nằm khá xa trung tâm Hà Nội (cách khoảng 50 km) nhưng cũng có rất nhiều làng nghề. Tuy nhiên hoạt động của các làng nghề ở huyện hiện nay không ổn định, giá trị thấp nên không thu hút được lao động và có nguy cơ mai một. Chỉ có hai xã là Phùng Xá và Hương Sơn hiện nay có nghề dệt nhuộm, kinh doanh dịch vụ và làm dịch vụ du lịch cho thu nhập khá nổi trội hẳn không chỉ trong huyện mà cả trong vùng. Các xã còn lại vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi (lợn, gia cầm, dê núi), đến nơi khác tìm việc. Các làng nghề, làng có nghề, nghề truyền thống như:

  • Làng nghề dệt may, nhuộm Phùng Xá
  • Làng nghề thêu, mây tre đan thôn Trê (Tuy Lai)
  • Làng nghề thêu thôn Nội (Thượng Lâm)
  • Nghề trồng dâu nuôi tằm Trinh Tiết (Đại Hưng)
  • Làm du lịch, sản xuất nông sản phục vụ du lịch ở Hương Sơn
  • Làng nghề thêu thôn Trì (Thượng Lâm)
  • Nghề trồng dâu nuôi tằm Phù Lưu Tế (Phù Lưu Tế)
  • Làng nghề thêu xuất khẩu thôn Hoành (Đồng Tâm)
  • Có và biết nghề múa rối xưa Tế Tiêu (Đại Nghĩa)
  • Mây giang tre đan Đông Mỹ (An Tiến).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr. 7.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
Hình tượng sơ khai Bài viết thành phố Hà Nội này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Hà Nội
  • Du lịch
  • Giao thông (xe buýt, đường sắt đô thị)
  • Lịch sử (hành chính)
  • Tên gọi
  • Văn hóa
  • Vùng thủ đô
Chính quyền
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bưu điện
  • Hội đồng nhân dân
  • Luật Thủ đô
  • Ủy ban nhân dân
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
  • Thành ủy
  • Tòa án nhân dân
Hành chính
Quận (12)
  • Ba Đình
  • Bắc Từ Liêm
  • Cầu Giấy
  • Đống Đa
  • Hà Đông
  • Hai Bà Trưng
  • Hoàn Kiếm
  • Hoàng Mai
  • Long Biên
  • Nam Từ Liêm
  • Tây Hồ
  • Thanh Xuân
Thị xã (1)
  • Sơn Tây
Huyện (17)
  • Ba Vì
  • Chương Mỹ
  • Đan Phượng
  • Đông Anh
  • Gia Lâm
  • Hoài Đức
  • Mê Linh
  • Mỹ Đức
  • Phú Xuyên
  • Phúc Thọ
  • Quốc Oai
  • Sóc Sơn
  • Thanh Oai
  • Thanh Trì
  • Thạch Thất
  • Thường Tín
  • Ứng Hòa
Danh sách
  • Bài hát về Hà Nội
  • Công trình kiến trúc thuộc địa Pháp
  • Đại sứ quán
  • Đơn vị hành chính
  • Hồ
  • Tòa nhà cao nhất
  • Trường đại học, học viện và cao đẳng
  • Trường THPT
  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn trực thuộc huyện Mỹ Đức
Thị trấn (1)

Đại Nghĩa (huyện lỵ)

Xã (19)

An Mỹ · An Phú · An Tiến · Đại Hưng · Đồng Tâm · Hồng Sơn · Hợp Thanh · Hợp Tiến · Hùng Tiến · Hương Sơn · Lê Thanh · Mỹ Xuyên · Phù Lưu Tế · Phúc Lâm · Phùng Xá · Thượng Lâm · Tuy Lai · Vạn Tín · Xuy Xá

Từ khóa » Bản đồ Mỹ đức Hà Tây