Mỹ Latinh – Wikipedia Tiếng Việt

Mỹ Latinh
Diện tích21.069.501 km2 (8.134.980 dặm vuông Anh)
Dân số670.489.015
Mật độ dân số27/km2 (70/sq mi)
Quốc gia19
Phụ thuộc1
Ngôn ngữtiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Quechua, tiếng Maya, tiếng Guaraní, tiếng Pháp, tiếng Aymara, tiếng Nahuatl, tiếng Ý và các ngôn ngữ khác.
Múi giờUTC-2 đến UTC-8
Thành phố lớn nhất[1]1.México Thành phố Mexico 2.Brasil São Paulo 3.Argentina Buenos Aires4.Brasil Rio de Janeiro 5.Perú Lima6.Colombia Bogotá7.Chile Santiago8.Brasil Belo Horizonte 9.México Guadalajara10.Venezuela Caracas

Mỹ Latinh (tiếng Tây Ban Nha: América Latina hay Latinoamérica; tiếng Bồ Đào Nha: América Latina; tiếng Pháp: Amérique latine; tiếng Anh: Latin America) là một khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp.[2][3] Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² (7.880.000 sq mi), chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tính đến năm 2020, tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 660 triệu người[4] và tổng sản phẩm nội địa của khu vực là 5,16 nghìn tỷ đô la Mỹ (6,27 nghìn tỉ theo sức mua tương đương).[5] Dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ Latinh đạt khoảng 5,7% vào năm 2020 và 4% vào năm 2021.[6]

Xuất hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan niệm về việc một phần của châu Mỹ có một mối quan hệ về ngôn ngữ với những nền văn hóa Roman có thể được bắt nguồn từ thập niên 1830 trong các văn bản của Michel Chevalier, ông đã mặc nhiên công nhận bộ phận này của châu Mỹ là nơi sinh sống của những người thuộc "chủng Latinh", và rằng khu vực này có thể liên minh với "Âu Latinh" trong một cuộc đấu tranh với "Âu German", "Mỹ Ănglê" và "Âu Slav".[7] Quan niệm này sau đó được các trí thức và lãnh tụ chính trị Mỹ Latinh đề cập đến vào giữa và cuối thế kỉ 19, họ không còn nhìn nhận Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha là những hình mẫu văn hóa, mà là Pháp.[8] Thuật ngữ được chính trị gia người Chile Francisco Bilbao sử dụng lần đầu tiên tại Paris trong một hội nghị năm 1856[9] và trong cùng năm bởi nhà văn người Colombia José María Torres Caicedo trong bài thơ "Hai châu Mỹ của ông.[10] Đế quốc Pháp của Napoléon III trong cuộc xâm lược Mexico đã ủng hộ thuật ngữ Mỹ Latinh, lý do là để Pháp có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia có ảnh hưởng tại châu Mỹ và để loại trừ các nước nói tiếng Anh, và giữ một vai trò trong chiến dịch của ông nhằm ngụ ý rằng khu vực có mối quan hệ văn hóa với Pháp, biến Pháp trở thành lãnh đạo về văn hóa và chính trị của khu vực, và lập Maximiliano của Habsburg làm hoàng đế của Đệ nhị Đế quốc Mexico.[11] Năm 1861, các học giả người Pháp cũng đã đặt ra thuật ngữ này trong La revue des races Latines, một tạp chí dành riêng cho phong trào liên Latinh.[12]

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
4 tiểu vùng phổ biến của Mỹ Latinh    thuộc Bắc Mỹ   Caribe   Trung Mỹ   Nam Mỹ

Theo cách sử dụng đương đại:

  • Theo một cách hiểu, Mỹ Latinh đề cập đến các lãnh thổ mà tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha chiếm ưu thế tại châu Mỹ: Mexico, hầu hết Trung và Nam Mỹ, và Cuba, Cộng hòa Dominica cùng Puerto Rico tại Vùng Caribe; hay tóm tắt lại thì Mỹ Latinh bao gồm các nước châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mỹ Latinh do đó được định nghĩa là tất cả những bộ phận tại châu Mỹ từng thuộc về các đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[13] Theo định nghĩa này, Mỹ Latinh cũng đồng nghĩa với Mỹ Iberia.[14]
  • Đặc biệt tại Hoa Kỳ, thuật ngữ này được sử dụng với một phạm vi rộng rãi hơn để chỉ tất cả các quốc gia ở phía nam Hoa Kỳ, tức bao gồm thêm: các quốc gia và khu vực nói tiếng Anh như Belize, Jamaica, Barbados, Trinidad và Tobago, Guyana, Antigua và Barbuda, Saint Lucia, Dominica, Grenada, Saint Vincent và Grenadines cùng Bahamas; các khu vực nói tiếng Pháp như Haiti, Martinique, Guadeloupe và Guyane thuộc Pháp; các khu vực nói tiếng Hà Lan như Caribe Hà Lan, Aruba, Curaçao, Sint Maarten và Suriname. (Tại các khu vực thuộc vương quốc Hà Lan, tiếng Papiamento – một ngôn ngữ creole chủ yếu dựa trên các ngôn ngữ Iberia – được đa số cư dân sử dụng.) Định nghĩa này nhấn mạnh lịch sử xã hội kinh tế học của khu vực, có điểm đặc trưng là bị thực dân hóa một cách chính thức hoặc không chính thức, chứ không phải là dựa trên khía cạnh văn hóa.[15] Do vậy, một số nguồn đã tránh phức tạp bằng cách sử dụng cụm từ đơn giản "Mỹ Latinh và Caribe" để thay thế, như Liên Hợp Quốc.[16][17][18]
  • Theo một định nghĩa thông tục hơn, vẫn trung thành với cách sử dụng ban đầu, Mỹ Latinh được định nghĩa là tất cả các quốc gia và khu vực lãnh thổ tại châu Mỹ có một ngôn ngữ Roman được nói: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, và các ngôn ngữ creole dựa trên cơ sở của chúng. Xét một cách đầy đủ theo định nghĩa này thì Québec tại Canada cũng là một phần của Mỹ Latinh. Song tỉnh này hiếm khi được xem như vậy, do xét trên khía cạnh lịch sử, văn hóa và kinh tế và thể chế chính trị kiểu Anh thì tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với phần còn lại của Canada.[19]

Phân vùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ Latinh có thể được phân thành một vài tiểu vùng dựa trên các yếu tố địa lý, chính trị, nhân khẩu và văn hóa. Nếu theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ các khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, các tiểu vùng địa lý cơ bản là Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ;[20] Nam Mỹ còn được phân chia tiếp dựa trên yếu tố địa-chính trị: Nón phương Nam và các quốc gia Andes. Cũng có thể phân chia Mỹ Latinh thành Mỹ Tây Ban Nha và Mỹ Bồ Đào Nha.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn] Lịch sử dân số
NămSố dân±%
1750 16.000.000—    
1800 24.000.000+50.0%
1850 38.000.000+58.3%
1900 74.000.000+94.7%
1950 167.000.000+125.7%
1999 511.000.000+206.0%
Nguồn: "UN report 2004 data" (PDF).

Dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Che Guevara, một người Mỹ Latinh da trắng có nguồn gốc Tây Ban Nha, Basque và Ireland.

Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân cư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số,[21] hoặc hơn.[22]

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ ngôn ngữ Mỹ Latinh. Tiếng Tây Ban Nha màu lục, tiếng Bồ Đào Nha màu cam, và tiếng Pháp màu lam.

Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha là các ngôn ngữ chủ yếu của Mỹ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được nói tại Brazil, song đây lại là quốc gia lớn nhất và đông dân cư nhất trong khu vực. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Mỹ Latinh còn lại trên lục địa, cũng như tại Cuba, Puerto Rico (cùng với tiếng Anh), và Cộng hòa Dominica. Tiếng Pháp được nói tại Haiti và các tỉnh hải ngoại của Pháp như Guadeloupe, Martinique và Guyane thuộc Pháp, cộng đồng hải ngoại Saint-Martin.

Các ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói rộng rãi ở Peru, Guatemala, Bolivia, Paraguay và México, và ở một mức độ thấp hơn tại Panama, Ecuador, Brazil, Colombia, Venezuela, Argentina, và Chile. Ở các nước Mỹ Latinh còn lại, số người nói các ngôn ngữ bản địa có xu hướng thu nhỏ hoặc ngôn ngữ đó bị tuyệt chủng. Mexico có lẽ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Mỹ Latinh. Tại Peru, tiếng Quechua cũng là một ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tại Bolivia, tiếng Aymara, Quechua và Guaraní cũng có được vai trò chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Guaraní, cùng với tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Paraguay, và được phần lớn dân cư nói (song ngữ), và ngôn ngữ này cũng có được vị thế chính thức tại tỉnh Corrientes của Argentina.

Các ngôn ngữ châu Âu khác được nói tại Mỹ Latinh bao gồm: tiếng Anh bởi một số nhóm tại Puerto Rico, cùng các quốc gia có thể không được xem là thuộc vùng Mỹ Latinh như Belize và Guyana; tiếng Đức được nói ở miền nam Brasil, miền nam Chile cùng nhiều nơi ở Argentina và Paraguay; tiếng Ý được nói tại Brazil, Argentina, và Uruguay; tiếng Wales được nói ở miền nam Argentina.[23][24][25][26][27][28]

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã.[29] Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo.[30] Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panama và Venezuela.

Di cư

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư. Có khoảng 10 triệu người Mexico sinh sống tại Hoa Kỳ.[31] 28,3 triệu người Mỹ nhận mình có gốc Mexico theo số liệu trong năm 2006.[32] Theo điều tra dân số Colombia vào năm 2005, có khoảng 3.331.107 triệu người Colombia hiện sinh sống ở nước ngoài.[33] Số người Brasil sinh sống ở hải ngoại được ước tính là khoảng 2 triệu người.[34] Một ước tính đưa ra con số từ 1,5 đến hai triệu người El Salvador sinh sống tại Hoa Kỳ.[35] Có ít nhất 1,5 triệu người Ecuador sống ở nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.[36] Có xấp xỉ 1,5 triệu người Cộng hòa Dominica sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ.[37] Có trên 1.3 triệu người Cuba sống ở nước ngoài, hầu hết họ cư trú tại Hoa Kỳ.[38]

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn] Dân số và quy mô kinh tế của các quốc gia Mỹ Latinh
Quốc gia Dân số[39] (2010) triệu người GDP (danh nghĩa)[40] (2010) triệu Đô la Mỹ GDP (PPP)[41] (2010) triệu Đô la Mỹ
 Argentina 40,4 472.815 756.226
 Bolivia 9,9 27.012 54.134
 Brasil 194,9 2.449.760 2.393.954
 Chile 17,1 272.119 316.516
 Colombia 46,3 378.713 500.576
 Costa Rica 4,7 44.313 57.955
 Cuba 11,3
 Cộng hòa Dominica 9,9 59.429 98.835
 Ecuador 14,5 72.466 134.805
 El Salvador 6,2 24.421 46.050
 Guatemala 14,4 50.303 78.012
 Haiti 10,0 8.335 13.501
 Honduras 7,6 18.320 37.408
 México 113,4 1.207.820 1.743.474
 Nicaragua 5,8 7.695 19.827
 Panama 3,5 34.517 55.124
 Paraguay 6,5 22.363 35.262
 Peru 29,1 184.962 322.675
 Uruguay 3,4 52.349 53.365
 Venezuela 29,0 337.433 396.848
Tổng 577,8 5.725.145 7.114.547

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Azevedo, Aroldo. O Brasil e suas regiões. São Paulo: Companhia Editora Nacional, 1971. (tiếng Bồ Đào Nha)
  • Enciclopédia Barsa. Volume 4: Batráquio – Camarão, Filipe. Rio de Janeiro: Encyclopædia Britannica do Brasil, 1987. (tiếng Bồ Đào Nha)
  • Coelho, Marcos Amorim. Geografia do Brasil. 4th ed. São Paulo: Moderna, 1996. (tiếng Bồ Đào Nha)
  • Galeano, Eduardo. Open Veins of Latin America: Five Centuries of the Pillage of a Continent. 1973
  • Edwards, Sebastián. Left Behind: Latin America and the False Promise of Populism. University of Chicago Press, 2010.
  • Moreira, Igor A. G. O Espaço Geográfico, geografia geral e do Brasil. 18. Ed. São Paulo: Ática, 1981. (tiếng Bồ Đào Nha)
  • Vesentini, José William. Brasil, sociedade e espaço – Geografia do Brasil. 7th Ed. São Paulo: Ática, 1988. (tiếng Bồ Đào Nha)
  • Julio Miranda Vidal: (2007) Ciencia y tecnología en América Latina Edición electrónica gratuita. Texto completo en http://www.eumed.net/libros/2007a/237/

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R.L. Forstall, R.P. Greene, and J.B. Pick, Which are the largest? Why lists of major urban areas vary so greatly Lưu trữ 2011-06-24 tại Archive.today, Tijdschrift voor economische en sociale geografie 100, 277 (2009), Table 4
  2. ^ Colburn, Forrest D (2002). Latin America at the End of Politics. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-09181-5.
  3. ^ "Latin America." The New Oxford Dictionary of English. Pearsall, J., ed. 2001. Oxford, UK: Oxford University Press; p. 1040: "The parts of the American continent where Spanish or Portuguese is the main national language (i.e. Mexico and, in effect, the whole of Central and South America including many of the Caribbean islands)."
  4. ^ “CIA - The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ GDP (PPP) estimates for 2010
  6. ^ IMF WEO Oct. 2010 Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010
  7. ^ Mignolo, Walter (2005). The Idea of Latin America. Oxford: Wiley-Blackwell. tr. 77–80. ISBN 978-1-4051-0086-1.
  8. ^ McGuiness, Aims (2003). "Searching for 'Latin America': Race and Sovereignty in the Americas in the 1850s" in Appelbaum, Nancy P. et al. (eds.). Race and Nation in Modern Latin America. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 87–107. ISBN 978-0-8078-5441-9
  9. ^ América latina o Sudamérica?, por Luiz Alberto Moniz Bandeira, Clarín, 16 de mayo de 2005”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ Torres Caicedo, José María (1856). Las dos Américas (poema)
  11. ^ Chasteen, John Charles (2001). “6. Progress”. Born in Blood and Fire: A Concise History of Latin America. W. W. Norton & Company. tr. 156. ISBN 978-0-393-97613-7. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
  12. ^ Phelan, J.L. (1968). Pan-latinisms, French Intervention in Mexico (1861-1867) and the Genesis of the Idea of Latin America. Unversidad Nacional Autonónoma de México, Mexico City.
  13. ^ The Latin Americans: Their Love-Hate Relationship with the United States. New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1977. tr. 3–5. ISBN 978-0-15-148795-0. Skidmore, Thomas E. (2005). Modern Latin America (ấn bản thứ 6). Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 1–10. ISBN 978-0-19-517013-9. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  14. ^ RAE (2005). Diccionario Panhispánico de Dudas. Madrid: Santillana Educación. ISBN 842940623 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).
  15. ^ Latin America: A Regional Geography. New York: John Wiley and Sons. 1960. tr. 115–188. ISBN 978-0-470-12658-5. Dozer, Donald Marquand (1962). Latin America: An Interpretive History. New York: McGraw-Hill. tr. 1–15. ISBN 0-87918-049-8. Szulc, Tad (1965). Latin America. New York Times Company. tr. 13–17. ISBN 0-689-10266-6. Olien, Michael D. (1973). Latin Americans: Contemporary Peoples and Their Cultural Traditions. New York: Holt, Rinehart and Winston. tr. 1–5. ISBN 978-0-03-086251-9. Black, Jan Knippers (ed.) (1984). Latin America: Its Problems and Its Promise: A Multidisciplinary Introduction. Boulder: Westview Press. tr. 362–378. ISBN 978-0-86531-213-5.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) Bruns, E. Bradford (1986). Latin America: A Concise Interpretive History (ấn bản thứ 4). New York: Prentice-Hall. tr. 224–227. ISBN 978-0-13-524356-5. Skidmore, Thomas E. (2005). Modern Latin America (ấn bản thứ 6). Oxford and New York: Oxford University Press. tr. 351–355. ISBN 978-0-19-517013-9. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  16. ^ Composition of macro geographical (continental) regions, geographical sub-regions, and selected economic and other groupings, UN Statistics Division. Truy cập on line ngày 23 tháng 5 năm 2009. (French)
  17. ^ Latin America and the Caribbean Lưu trữ 2013-05-01 tại Wayback Machine. The World Bank. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  18. ^ Country Directory. Latin American Network Information Center-University of Texas at Austin. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2009.
  19. ^ Bethell, Leslie (ed.) (1984). The Cambridge History of Latin America. 1. Cambridge: Cambridge University Press. tr. xiv. ISBN 978-0-521-23223-4.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  20. ^ María Alejandra Acosta García (tháng 6 năm 2011). “Three”. Trong CONALITEG (biên tập). Geografía, Quinto Grado (Geography, Fifth Grade). Sheridan González, Ma. de Lourdes Romero, Luis Reza, Araceli Salinas . Mexico City: Secretaría de Educación Pública (Secretariat of Public Education). tr. 75–83. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  21. ^ “CIA — The World Factbook -- Field Listing — Ethnic groups”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  22. ^ Lizcano Fernández, Francisco (2005 –August). “Composición Étnica de las Tres Áreas Culturales del Continente Americano al Comienzo del Siglo XXI” (PDF). Convergencia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Mexico: Universidad Autónoma del Estado de México, Centro de Investigación en Ciencias Sociales y Humanidades. 38: 185–232, table on p. 218. ISSN 1405-1435. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  23. ^ Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia
  24. ^ Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia
  25. ^ Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia
  26. ^ Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia
  27. ^ “Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  28. ^ “Reference for Welsh language in southern Argentina, Welsh immigration to Patagonia”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  29. ^ “CIA — The World Factbook -- Field Listing — Religions”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  30. ^ Fraser, Barbara J., In Latin America, Catholics down, church's credibility up, poll says Lưu trữ 2005-06-28 tại Library of Congress Web Archives Catholic News Service ngày 23 tháng 6 năm 2005
  31. ^ Watching Over Greater Mexico: Mexican Migration Policy and Governance of Mexicanos Abroad
  32. ^ United States Census Bureau. “Detailed Tables — American FactFinder. B03001. Hispanic or Latino origin by specific origin”. 2006 American Community Survey. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2007.
  33. ^ http://www.pstalker.com/migration/index.htm
  34. ^ Brasileiros no Exterior — Portal da Câmara dos Deputados
  35. ^ Country Overview: El Salvador Lưu trữ 2010-01-01 tại Wayback Machine, United States Agency for International Development
  36. ^ Chavistas in Quito, Forbes.com, ngày 7 tháng 1 năm 2008
  37. ^ Dominican Republic: Remittances for Development
  38. ^ Cubans Abroad, Radiojamaica.com
  39. ^ “World Population Prospects, the 2010 Revision”. Table 1: Selected Demographic Indicators: Population, 2010. United Nations Population Division (UNPD).
  40. ^ “World Economic Outlook Database, April 2012”. Gross domestic product, current prices. International Monetary Fund (IMF).
  41. ^ “World Economic Outlook Database, April 2012”. Gross domestic product based on purchasing-power-parity (PPP) valuation of country GDP. International Monetary Fund (IMF).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Latin America.
  • IDB Education Initiative Lưu trữ 2017-11-13 tại Wayback Machine
  • Latin Intelligence Service
  • Latin American Network Information Center Lưu trữ 2007-12-24 tại Wayback Machine
  • Latin America Data Base Lưu trữ 2019-07-19 tại Wayback Machine
  • Washington Office on Latin America
  • Council on Hemispheric Affairs
  • Infolatam. Information and analysis of Latin America Lưu trữ 2008-09-08 tại Library of Congress Web Archives
  • Latinvex. News and analysis of Latin America
  • Map of Land Cover: Latin America and Caribbean (FAO) Lưu trữ 2008-10-01 tại Wayback Machine
  • Lessons From Latin America Lưu trữ 2009-03-10 tại Wayback Machine by Benjamin Dangl, The Nation, ngày 4 tháng 3 năm 2009]
  • Keeping Latin America on the World News Agenda Lưu trữ 2012-05-12 tại Wayback Machine – Interview with Michael Reid of The Economist]
  • Cold War in Latin America, CSU Pomona University Lưu trữ 2012-12-14 tại Archive.today
  • Latin America Cold War Resources, Yale University
  • Latin America Cold War, Harvard University Lưu trữ 2012-03-09 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Các khu vực trên thế giới
Châu Phi
  • Địa Trung Hải
  • Bắc 
    • Vòng cung Gibraltar
    • Maghreb (Bờ biển Berber)
    • Barbara (khu vực)
    • Dãy núi Atlas
    • Sahara
    • Sahel
    • Ai Cập (Thượng Ai Cập, Trung Ai Cập, Hạ Ai Cập, Bashmur)
    • Nubia (Hạ Nubia)
    • Sông Nin
    • Châu thổ sông Nin
    • Trung Đông
  • Hạ Sahara
    • Tây
    • Đông
    • Đới tách giãn Đông Phi: Thung lũng tách giãn Lớn, Thung lũng Tây hay Đới tách giãn Albertine, Thung lũng Đông hay Đới tách giãn Gregory, Thung lũng Đới tách giãn Nam, Hồ Thung lũng Đới tách giãn (Hồ Lớn)
    • Trung
    • Mittelafrika
    • Nam
    • Sừng
    • Cao nguyên Ethiopia (Nóc nhà châu Phi)
  • Sudan
  • Khu vực Guinea
  • Rhodesia (khu vực) (Bắc Rhodesia, Nam Rhodesia)
  • Negroland
  • Mayombe
  • Igboland (Mbaise)
  • Maputaland
  • Bồn địa Congo
  • Bồn địa Tchad
  • Bờ biển Swahili
  • Pepper Coast
  • Bờ Biển Vàng (khu vực)
  • Bờ Biển Nô lệ
  • Bờ Biển Ngà
  • Châu Phi Nhiệt đới
  • Các đảo
  • Madagascar
Bắc Mỹ
  • Hoa Kỳ lục địa
  • Bắc
    • Tây Bắc Thái Bình Dương
    • Đông Bắc Hoa Kỳ
    • New England
    • Trung Tây Hoa Kỳ
    • Trung-Đại Tây Dương
    • Tây Hoa Kỳ
    • Tây Nam Hoa Kỳ
    • Llano Estacado
    • Các tiểu bang miền Núi
    • Trung Nam Hoa Kỳ
    • Nam Hoa Kỳ
    • Đông Duyên hải
    • Tây Duyên hải
    • Duyên hải Vịnh
    • Vành đai Kinh Thánh
    • Rust Belt
    • Appalachia
    • Đại Bình nguyên Bắc Mỹ
    • Hồ Lớn
    • Đông Canada
    • Tây Canada
    • Bắc Canada
    • Thảo nguyên Canada
    • Canada Đại Tây Dương
  • Bắc México
  • Vịnh Mexico
  • Tây Ấn
  • Vùng Caribe (Đại Antilles, Tiểu Antilles, Quần đảo Lucayan
  • Vùng Tây Caribe
  • Trung
  • Eo đất Panama
  • Bờ biển Mosquito
  • Đại Trung
  • Trung Bộ châu Mỹ
  • Aridoamerica
  • Oasisamerica
  • Ănglê
  • Pháp
  • Latinh (Tây Ban Nha)
  • Nam Mỹ
  • Nam
  • Bắc (Las Guyanas)
  • Tây
  • Tây Ấn
  • Patagonia
  • Pampas
  • Pantanal
  • Amazon
  • Altiplano
  • Andes
  • Cao nguyên Brasil
  • Nam Mỹ Caribe
  • Gran Chaco
  • Los LLanos
  • Hoang mạc Atacama
  • Cordillera Mỹ
  • Cerrado
  • Latinh (Tây Ban Nha)
  • Vành đai lửa Thái Bình Dương
  • Châu Á
  • Trung
    • Biển Aral
    • Sa mạc Aralkum
    • Biển Caspi
    • Biển Chết
  • Viễn Đông
    • Nga
  • Đông 
    • Đông Bắc
    • Nội Á
  • Đông Nam
    • Đất liền
    • Hải đảo
  • Bắc
    • Siberia
  • Nam
    • Tiểu lục địa Ấn Độ
  • Tây
    • Kavkaz
      • Nam Kavkaz
    • Đại Trung Đông
      • Trung Đông
      • Cận Đông
    • Địa Trung Hải
  • Châu Á-Thái Bình Dương
  • Châu Âu
    • Trung
    • Bắc
      • Nordic
      • Tây Bắc
      • Scandinavie
      • Bán đảo Scandinavie
      • Baltic
    • Đông
      • Đông Nam
      • Balkan
      • Bắc Kavkaz
      • Nam Nga
      • Tây Nga
      • Trung Đông
    • Nam
      • Iberia
      • Đông Nam
      • Địa Trung Hải
    • Tây
      • Tây Bắc
      • Quần đảo Anh
    • Đức ngữ
    • Roman ngữ
    • Celt
    • Slav
    Châu Đại Dương
  • Australasia
    • Châu Đại Dương
    • New Guinea
    • New Zealand
  • Quần đảo Thái Bình Dương
    • Micronesia
    • Melanesia
    • Polynesia
  • Địa cực
  • Vùng Bắc Cực
  • Vùng Nam Cực
  • Đại dương
  • Bắc Băng Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Thái Bình Dương
    • Rạn san hô Great Barrier
    • Rãnh Mariana
    • Vành đai lửa
  • Nam Đại Dương
    • Đới hội tụ Nam Cực
  • Lòng chảo nội lục
    • Aral
    • Caspi
    • Biển Chết
    • Salton
  • Bản mẫu Lục địa / Danh sách biển / Trái Đất tự nhiên
    Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mỹ Latinh.

    Từ khóa » Tốc độ Tăng Gdp Của Mĩ La Tinh Qua Các Năm