Mỹ Thử Thành Công Hai Tên Lửa Siêu Vượt âm - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Cuộc thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm AGM-183A diễn ra hôm 12/7 trên vùng trời ngoài khơi bang California của Mỹ, nhưng thông tin chỉ được công bố sau đó một ngày. Đây là lần thứ hai tên lửa AGM-183A được phóng thành công từ oanh tạc cơ B-52, lần thử thành công đầu tiên diễn ra hồi giữa tháng 5 sau nhiều lần gặp sự cố hoặc bị trì hoãn vì trục trặc kỹ thuật.
"Đợt thử nghiệm thành công thứ hai cho thấy Vũ khí Phản ứng nhanh Phóng từ Máy bay (ARRW) có khả năng đạt tới và duy trì vận tốc siêu vượt âm, đồng thời thu thập nhiều dữ liệu quý giá cho những cuộc phóng thử trong tương lai và xác nhận quy trình tách rời an toàn khỏi máy bay", tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin
Tướng Heath Collins, giám đốc chương trình ARRW, cho biết không quân Mỹ đã hoàn tất thử nghiệm động cơ và sẵn sàng chuyển sang giai đoạn phóng thử tên lửa hoàn chỉnh vào cuối năm nay.
Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc cùng ngày thông báo thực hiện thành công cuộc phóng thử vũ khí siêu vượt âm OpFires tại bang New Mexico.
OpFires là hệ thống triển khai trên mặt đất, được kỳ vọng có khả năng "tấn công chính xác mục tiêu thiết yếu trong thời gian ngắn, được bảo vệ bởi lưới phòng không hiện đại của đối phương". Nhà sản xuất Lockheed Martin từng đề xuất trang bị hệ thống này cho pháo phản lực M142 HIMARS.
Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh, tương đương hơn 6.200 km/h. Nhờ quỹ đạo và tốc độ, vũ khí siêu vượt âm có khả năng sát thương cao hơn và gần như không thể bị đánh chặn bằng các lá chắn phòng thủ hiện nay.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang thử nghiệm hàng loạt dự án tên lửa siêu vượt âm nhằm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này với Nga và Trung Quốc, sau khi thừa nhận Washington vẫn thua kém các đối thủ về năng lực vũ khí siêu vượt âm.
Ngoài AGM-183A, không quân Mỹ đang thử nghiệm Tên lửa Hành trình Tấn công Siêu vượt âm (HACM), đồng thời phối hợp với DARPA phát triển Vũ khí siêu vượt âm sử dụng động cơ hút khí tự nhiên (HAWC). Một nguyên mẫu HAWC được thử ngoài khơi phía tây nước Mỹ hồi giữa tháng 3.
Các quân chủng khác của Mỹ đang phát triển vũ khí siêu vượt âm với năng lực khác nhau để phục vụ yêu cầu của họ. Hải quân Mỹ đang phát triển hệ thống Tấn công Chớp nhoáng Thông thường (CPS), dùng chung phương tiện lướt siêu vượt âm với Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) của lục quân.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Từ khóa » Tốc độ Tên Lửa Siêu Vượt âm
-
Nga Hoàn Tất Thử Nghiệm Tên Lửa Siêu Vượt âm Cho Tàu Chiến
-
Đặc Tính Và Các Chủng Loại Vũ Khí Siêu Vượt âm Nga đang Sở Hữu
-
Vũ Khí Siêu Vượt âm - Từ Tham Vọng đến Hiện Thực
-
Mỹ Có Lo Lắng Khi Nga Thử Thành Công Tên Lửa Siêu Vượt âm
-
Avangard (vũ Khí) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Truyền Thông Anh Lo Ngại Về Tên Lửa Siêu Vượt âm Zircon Của Nga
-
Mỹ Thử Nghiệm Thành Công Tên Lửa Siêu Vượt âm Nhưng Không Công ...
-
Nga Phát Triển Tên Lửa Siêu Vượt âm Mới Nhanh Gấp 10 Lần Tốc độ âm ...
-
Tên Lửa Siêu Vượt âm Kinzhal Có Tối Tân Như Nga Tuyên Bố? - Zing
-
Đua Vũ Khí Siêu Vượt âm: Vì Sao Mỹ Tụt Lại Phía Sau? - Báo Lao Động
-
Sự Thật Sức Mạnh Tên Lửa Siêu Vượt âm Nga Sử Dụng ở Ukraine
-
Mỹ Phóng Thử Thành Công Tên Lửa Siêu Vượt âm
-
Choáng Váng Tốc độ Tên Lửa Siêu Thanh Mới Của Nga, Mỹ Lại 'đau ...
-
Nga Thử Nghiệm Thành Công Tên Lửa Hành Trình Siêu Vượt âm Zircon
-
Mỹ Phóng Thử Thành Công Tên Lửa Siêu Vượt âm
-
Lý Do Mỹ Bí Mật Thử Nghiệm Tên Lửa Siêu Vượt âm
-
Mỹ Lại Phóng "xịt" Vũ Khí Siêu Vượt âm - Công An Nhân Dân
-
Cuộc đua Vũ Khí Siêu Vượt âm Ngày Càng “nóng” - Báo Cần Thơ Online
-
Cuộc Chạy đua Vũ Khí Siêu Thanh Mới Ngày Một “nóng” Lên