Nacl Là Chất điện Li Mạnh Hay Yếu? - Toploigiai

Giải đáp thắc mắc NaCl là chất điện ly mạnh hay yếu và giải thích vì sao sẽ giúp ích cho các em khi gặp các bài tập về chất điện li.

Mục lục nội dung NaCl là chất gì?Cấu trúc tinh thể của NaClTính chất vật lí của NaClNaCl là chất điện li mạnh hay yếu? Vì sao?Bài tập về sự điện li của NaCl

NaCl là chất gì?

NaCl hay Natri clorua (Natri Clorid – Sodium Chloride), còn gọi là muối ăn, muối, muối mỏ, hay halide, là hợp chất vô cơ với công thức hóa học NaCl. Muối Natri Clorua có nhiều nhất ở trong nước biển và là chất chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương, NaCl cũng có trong chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào. Natri Clorid là khoáng chất thiết yếu cho sự sống trên Trái Đất. Phần lớn các mô sinh học và chất lỏng trong cơ thể chứa các lượng khác nhau của Sodium Chloride.

Cấu trúc tinh thể của NaCl

Natri chloride tạo thành các tinh thể có cấu trúc cân đối lập phương. Trong các tinh thể này, các anion clorua lớn được sắp xếp trong khối khép kín lập phương, trong khi các cation natri nhỏ hơn lấp vào các lỗ hổng bát diện giữa chúng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion khác loại. Cấu trúc cơ bản như thế này cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng chất khác và được biết đến như là cấu trúc halide.

Tính chất vật lí của NaCl

- Dạng viên hoặc dạng hạt, chất rắn kết tinh

- Màu sắc: màu trắng không mùi

- Điểm nóng chảy: 801 °C

- Mật độ: 2,16 g/cm³

- Điểm sôi: 1.413 °C

- Phân tử gam 58,4 g/mol

NaCl là chất điện li mạnh hay yếu? Vì sao?

NaCl là chất điện li mạnh vì khi tan trong nước, các phân tử NaCl hòa tan phân li hoàn toàn ra ion. Nếu trong dung dịch chứa 100 phân tử NaCl hoà tan thì cả 100 phân tử này đều phân li ra ion.

Phương trình điện li:

NaCl → Na+ + Cl-

Sở dĩ NaCl là chất điện li mạnh là do NaCl tan rất tốt trong nước, toàn bộ phân tử NaCl bị phân li hoàn toàn thành các ion.

Bài tập về sự điện li của NaCl

Bài 1: Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được là do nguyên nhân gì?

Giải:

Trong dung dịch: Các axit, các bazơ, các muối phân li ra các ion dương và ion âm chuyển động tự do nên dung dịch của chúng có khả năng dẫn điện.

Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

NaOH → Na+ + OH-

NaCl → Na+ + Cl-

Còn các dung dịch như ancol etylic, đường saccarazơ, glixerol không dẫn điện vì trong dung dịch chúng không phân li ra các ion dương và ion âm.

Bài 2: Viết phương trình điện li của những chất sau:

a) Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0,10M; HNO3 0,020M; KOH 0,010M. Tính nồng độ mol của từng ion trong dung dịch.

b) Các chất điện li yếu HClO; HNO2.

Giải:

a) Các chất điện li mạnh:

Ba(NO3)2 → Ba 2+ + 2 NO3 −

0,10                0,10       0,20 ( M )

→ [Ba2+] = 0,1M; [NO3 −] = 0,2M

HNO3 → H + + NO3 −

0,020      0,020  0,020 M

→ [H+] = [ NO3 − ] = 0,02M

KOH → K + + OH −

0,010   0,010  0,010 M

→ [K+] = [OH-] = 0,010M

b) Các chất điện li yếu:

HClO ⇌ H+ + ClO-

HNO2 ⇌ H+ + NO2 −

Bài 3: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Dung dịch chất điện li dẫn được điện là do:

A. Sự dịch chuyển của các electron.

B. Sự dịch chuyển của các cation.

C. Sự dịch chuyển của các phân tử hoà tan.

D. Sự dịch chuyển của cả cation và anion.

Giải:

Chọn đáp án D. Do khi hoà tan (trong nước) các phân tử chất điện li phân li ra thành các cation và anion.

Bài 4: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hoà tan trong nước.

Giải:

Chọn đáp án A. Do KCl rắn, khan tồn tại dưới dạng mạng tinh thể ion, rất bền vững. Không phân li ra được ion dương và ion âm (di chuyển tự do) nên không có khả năng dẫn điện.

Bài 5: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO4 (2-) trong X là:

A. 0,2M. B. 0,8M. C. 0,6M. D. 0,4M.

Giải

Đáp án: B Giải thích:

n MgSO4 = 0,1 mol

n Al2(SO4)3 = 0,1 mol

⇒ ∑ n SO2(2-) = n MgSO4 + 3 nAl2(SO4)3 = 0,4 mol

⇒ [SO4(2-)] = 0,4 / (0,2 + 0,3) = 0,8 M

Từ khóa » Chất điện Li Mạnh Nacl