Nacl Là Chất điện Li Mạnh Hay Yếu Và Tại Sao ?

Bạn có biết NaCl là chất điện li mạnh hay chất điện li yếu trong Hóa Học không? Bạn có biết lý do tại sao Nacl là chất điện li mạnh hay chất điện li yếu? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản của môn Hóa học về chất điện li NaCl một cách chi tiết nhất nhé.

 

1. Nacl là chất điện li mạnh hay yếu và tại sao ?

NaCl là chất điện li mạnh vì NaCl có thể tan trong nước và các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

 

 

nacl là chất điện li mạnh hay yếu

Hình ảnh minh họa về Nacl là chất điện li mạnh

 

Trong Hóa học, những chất điện li mạnh là các axit mạnh chẳng hạn như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,...hay các bazơ mạnh chẳng hạn như NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,... và hầu hết các muối như NaCl, KCl, ....

 

2. Chất điện ly mạnh, điện ly yếu là gì?

a. Chất điện li mạnh

  • Định nghĩa: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion
  •  
  • Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li, chẳng hạn như với phương trình điện li sau:
  •  
  •  Na2SO4 → 2 Na+ + SO42−
  •  

b. Chất điện li yếu

  • Định nghĩa: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion và phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
  •  
  • Những chất điện li yếu chẳng hạn như các axit yếu đó là: CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, …hay các bazơ yếu như Bi(OH)3, Mg(OH)2, …
  •  
  • Người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau trong phương trình điện li của chất điện li yếu chẳng hạn như với phương trình điện ly: CH3COOHSự điện li: Phân loại chất điện li mạnh, chất điện li yếu - Hóa 11 bài 1CH3COO− + H+
  •  

 

Sự khác nhau giữa chất điện li mạnh và chất điện ly yếu đó là: Phân ly

 

Đối với chất điện giải mạnh thì chúng có thể phân tách hoàn toàn thành các ion, phân ly hoàn toàn thành các ion của nó khi hòa tan trong nước. Do đó, chất điện giải mạnh là axit mạnh, bazơ mạnh và một số muối.

 

Đối với chất điện li yếu thì chúng chỉ phân ly một phần thành các ion của nó khi hòa tan trong nước. Do đó chất điện li yếu là axit yếu, bazơ yếu và một số muối. 

 

 

3. Phương trình điện ly Nacl

 

nacl là chất điện li mạnh hay yếu

Nacl là chất điện li mạnh và phương trình điện li NaCl

 

Trong Hóa học, phương trình điện li NaCl được viết như sau:

 

NaCl → Na+ + Cl-

 

Giống như mọi cân bằng hoá học khác, cân bằng điện li cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê, cân bằng điện li là cân bằng động.

 

 

4. Một số chất điện ly mạnh, yếu

Theo định nghĩa chất điện li mạnh và chất điện li yếu ở phần 2 mà mình đã chia sẻ, các bạn có thể tham khảo một số chất điện li mạnh và yếu sau đây:

 

Một số ᴄhất điện li mạnh chẳng hạn như: Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, CH3COONa, H2SO4, MgSO4, HI, NaClO3, NaHCO3, KNO3, NH4Cl, HNO3, Na2S, HClO4, HCl, KMnO4, KHSO4, KAl(SO4)2.12H2O,....

 

Một số ᴄhất điện li уếu chẳng hạn như CH3COOH, HClO, H2SO3, HNO2, H3PO4, H3PO3, HF, H2S,....

 

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể nắm rõ được câu trả lời cho câu hỏi Nacl là chất điện li mạnh hay yếu và tại sao, phương trình điện ly của NaCl và một số chất điện ly mạnh và yếu trong môn Hóa học. Mình hy vọng những chia sẻ của mình sẽ thực sự bổ ích, hữu ích đối với việc học tập của các bạn, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này và hẹn các bạn ở các bài viết tiếp theo của mình nhé.

 

HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ

Khám phá ngay !
    3 Trang Web Luyện Nghe Tiếng Anh hiệu quả tại nhà ai cũng nên biết !
  • Đáp án câu đố: Cái gì to bằng con voi nhưng chẳng nặng gram nào cả ?
  • Su Hào trong tiếng anh là gì: Định nghĩa, ví dụ.
  • Cấu Trúc và Cách Dùng NO SOONER . . . THAN trong Tiếng Anh
  • Stay Out là gì và cấu trúc cụm từ Stay Out trong câu Tiếng Anh
  • Đá Bóng trong tiếng anh là gì: Định nghĩa, ví dụ.
  • Tổng hợp ảnh truyền nước biển chân thực cụ thể nhất
  • Trân Thành hay Chân Thành đúng trong chính tả Tiếng Việt
  • "Cổ Trang" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Từ khóa » Chất điện Li Yếu Là Gì