Năm 1961 Đảng Lãnh đạo Chống Chiến Tranh đặc Biệt Của Mỹ
Có thể bạn quan tâm
Phong trào “Đồng khởi” năm 1960 của quân và dân ta ở miền Nam giành thắng lợi to lớn đã đẩy chính quyền Ngụy Sài Gòn vào thế bế tắc nghiêm trọng. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (chiến tranh một phía) của Aixenhao đến đây hoàn toàn phá sản.
Trước tình hình đó, ngày 20/11/1961, khi lên nhậm chức Tổng thống Mỹ Kennedy đã công bố học thuyết quân sự mới “Chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn thất bại ở miền Nam Việt Nam. Mục đích là dùng lực lượng quân Ngụy do Mỹ trang bị và chỉ huy, tăng cường viện trợ tiền bạc, vũ khí, đồng thời Mỹ đã đưa 19.000 quân chiến đấu dưới tên gọi cố vấn quân sự sang Việt Nam. Để thực hiện cuộc chiến tranh này, Mỹ - Diệm dùng nhiều thủ đoạn: dồn dân lập “ấp chiến lược”, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc chi viện, mở nhiều cuộc càn quét quy mô, tăng mạnh lực lượng chiến đấu của quân đội Ngụy, xây dựng lực lượng bình định nông thôn…
Ngày 31/01/1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp ra Nghị quyết về “Những nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng Việt Nam”. Bộ Chính trị nhận định: Thời kì tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua, thời kì khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu. Do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh. Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt: chính trị và quân sự. Về nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị nêu rõ: “Ra sức xây dựng lực lượng ta cả về chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh chính trị ở đô thị”.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”, cuối tháng 01/1961 Trung ương Cục miền Nam được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc) làm Bí thư. Ngày 15/02/1961, tất cả các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam được hợp nhất thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và lãnh đạo. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trao cho Quân giải phóng quân kì mang dòng chữ “Giải phóng quân anh dũng chiến thắng”.
Để chi viện cho cách mạng miền Nam, Đảng ta đã đề ra và thực hiện những quyết sách quan trọng. Ngày 5/5, đoàn cán bộ quân sự gồm 500 người, hầu hết là cán bộ cao cấp, trung cấp do Thiếu tướng Trần Văn Quang - Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu theo đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Tiếp đó ngày 01/6, đoàn cán bộ quân sự thứ hai gồm 400 người do đồng chí Hoàng Văn Lâm (Nguyễn Văn Bửa), Lê Quốc San dẫn đầu vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Tháng 6/1961, Quân ủy trung ương chỉ thị mở đường vận tải cơ giới nối đường 12 với đường số 9 (đường 129). Sau 2 tháng lao động khẩn trương, lực lượng công binh, bộ binh đã hoàn thành tuyến đường, kịp thời vận chuyển một số vũ khí và hàng quý vào chiến trường. Ngày 23/10, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 vận tải quân sự đường biển chi viện cho cách mạng miền Nam.
Trên chiến trường, để tăng cường sức mạnh quân sự và công tác chỉ huy, ta đã thành lập Bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 6, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 bộ đội chủ lực miền tại chiến khu Dương Minh Châu (Đông Nam Bộ).
Bằng 3 mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận, tiến công địch trên 3 vùng rừng núi, đồng bằng, đô thị, quân và dân ta ở miền Nam đã đẩy “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy vào thế lúng túng, bị động, giành nhiều thắng lợi to lớn. Quân và dân ta đã tiến hành đấu tranh chính trị, vũ trang rộng khắp, vượt qua cuộc phản kích điên cuồng của địch. Đánh địch 15.525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3 vạn tên địch, bắt hơn 3.200 tên, thu nhiều vũ khí. Một số trận đánh cấp tiểu đoàn của Quân giải phóng đạt hiệu quả cao về tiêu diệt sinh lực địch ở quận lỵ Đắc Hà (Bắc thị xã KonTum), tỉnh lỵ Phước Vĩnh (nay thuộc tỉnh Bình Dương)… Song song với tiến công quân sự, 33,8 triệu lượt người đấu tranh chính trị trực diện với địch. Phong trào công nhân có 1.500 cuộc đấu tranh, tập trung ở Sài Gòn - chợ Lớn. Công tác binh vận, làm cho 14.500 binh sĩ của Diệm đảo ngũ. Vùng giải phóng được giữ vững với hơn 1 vạn thôn, xã, gần 6 triệu dân; hơn 12.000 thanh niên các vùng giải phóng gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, hậu cần tại chỗ được tăng cường. Kế hoạch nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, con át chủ bài của “chiến tranh đặc biệt” bị quân và dân miền Nam giáng cho những đòn nặng nề.
Chi viện và cổ vũ quân dân miền Nam, miền Bắc - hậu phương lớn đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, các phong trào thi đua lớn ra đời: “Đại phong” (nông nghiệp), “Duyên hải” (công nghiệp), “Ba nhất” (quân đội), “Bắc Lý” (giáo dục), “Thành công” (thủ công nghiệp).
Có thể nói năm Tân Sửu 1961 là dấu son chói ngời trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Từ khóa » Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Của Mỹ Diễn Ra Vào
-
Chiến Tranh đặc Biệt (1961 - 1965) - Trường THPT Chu Văn An Gia Lai
-
Nội Dung Chính Sách Thành Tựu
-
Lý Thuyết Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Của Mĩ (1961-1965) Khoa ...
-
Kế Hoạch Staley–Taylor – Wikipedia Tiếng Việt
-
Miền Nam Chiến đấu Chống Chiến Lược "Chiến Tranh đặc Biệt" Của Mĩ ...
-
Tóm Tắt Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Của Mỹ (1961-1965)
-
Đánh Bại Chiến Lược “chiến Tranh đặc Biệt” - Báo Quân đội Nhân Dân
-
So Sánh Chiến Tranh đặc Biệt Và Chiến Tranh Cục Bộ - Luật Hoàng Phi
-
Mô Hình Ấp Chiến Lược Trong Chiến Lược “Chiến Tranh đặc Biệt” Của ...
-
Đấu Tranh Chính Trị Kết Hợp đấu Tranh Quân Sự, Tiến Hành đồng Khởi ...
-
Chương XI - Cách Mạng Chuyển Sang Thế Tiến Công, Phong Trào ...
-
Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968, đánh Thắng ...
-
(PDF) Ấp Bắc - Trận đánh Báo Hiệu Sự Thất Bại Của Chiến Lược “Chiến ...