[Năm 2021] Đề Thi Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 Có đáp án (10 đề)

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023 ❮ Bài trước Bài sau ❯

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Tiếng Việt 5 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 5.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.

Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.

Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

(Lê Đức Dương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"?

a. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.

b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.

c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.

Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ?

a. Vì được trả lương cao.

b. Vì được khen thưởng.

c. Vì mong có đất trồng trọt.

Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết: "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ?

a. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.

b. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.

c. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.

Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?

a. Có sức khoẻ.

b. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.

c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.

Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?

a. Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

b. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá củng thành cơm.

c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Từ khắc nghiệt trong câu: "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế bằng những từ nào ?

a. Cay nghiệt

b. Nghiệt ngã

c. Khủng khiếp

Câu 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây:

a) ... nghị lực của mình... chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.

b) … chú Trọng không có ý chí, nghị lực... chú sẽ không thành công.

c) Chú Trọng là một nông dân bình thường... có ý chí và nghị lực hơn người.

Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.

a) Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.

b) Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt.

c) Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.

Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên" có ý nghĩa gì ?

a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

Câu 5. Câu: "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." có mấy trạng ngữ ?

a. Một trạng ngữ.

b. Hai trạng ngữ.

c. Ba trạng ngữ.

Câu 6. Dấu hai chấm trong câu: "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì ?

a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Cả hai ý trên.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về việc làm của chú Trọng.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Dựa vào những hình ảnh "... suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành... nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lón, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.", em hãy viết đoạn văn tả cảnh chú Trọng nhặt đá đắp thành.

Đề 2. Viết đoạn văn giới thiệu về một tấm gương cải tạo hoặc bảo vệ môi trường mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

b

c

a

c

b

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. - b, c.

Câu 2.

a) Nhờ... mà…;

b) Nếu... thì… ;

c) nhưng.

Câu 3.

a) nên thay bằng vì ;

b) tuy thay bằng nếu ;

c) vì thay bằng tuy.

Câu 4: a

Câu 5: b

Câu 6: a

III. CẢM THỤ VĂN HỌC:

Ai đó nói rằng việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Với riêng tôi, việc làm của chú thật đáng khâm phục. Tôi khâm phục chú từ ý tưởng nhặt đá để mong có đất trồng trọt, ước mơ biến mảnh đất đầy sỏi đá lởm chởm thành nương rẫy phì nhiêu. Tôi khâm phục sự chăm chỉ, cần mẫn của chú bởi đó không phải là việc làm ngày một ngày hai mà kéo dài đằng đẵng mười sáu năm trời. Tôi kính phục chú - một người nông dân bình thường, hiền lành nhưng đầy nghị lực và kiên trì. Nếu có ai đó hỏi tôi: "Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của chú Trọng ?", tôi xin nói rằng: "Chú Trọng là tấm gương sáng về nghị lực và sự kiên trì để bạn và tôi học tập".

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Tham khảo:

Ấn tượng đẹp đẽ trong tôi là hình ảnh chú Trọng làm việc dưới đêm trăng. Khi mặt trăng từ từ đi qua đỉnh ngọn tre đầu làng, ban phát ánh sáng cho vạn vật, tôi đã nhìn thấy chú. Chú bước ra mảnh đất phía sau nhà, với tay cầm chiếc cuốc dựng bên bờ đá và bắt đầu làm việc. Một viên, hai viên,…hết đá nhỏ lại trồi lên những hòn đá lớn. Một mình chú cùi cũi bới đá, khuân vác để vào sọt. Khi đầy hai sọt, chú ghé vai gánh chuyển đi. Đòn gánh cong oằn vì sức nặng. Tôi thấy đôi vai chú chùng xuống, từng giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, thấm đẫm lưng áo chú. Có những hòn đá to như quả bí ngô, bí đao, không vác được, chú phải vần từng tí, từng tí một. Lớn lên chút nữa tôi mới hiểu hơn công việc của chú. Nhìn bức tường ngày một dài và cao thêm, tôi rất cảm phục chú. Tôi tin chắc chú sẽ thành công và thầm cầu nguyện cho ước mơ của chú sớm thành hiện thực.

Đề bài 2

Tham khảo:

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU

TÔI YÊU BUỔI TRƯA

Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...

Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.

Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.

Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !

(Nguyễn Thuỳ Linh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ?

a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh.

b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ.

c. Cả hai ý trên.

Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ?

a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn.

b. Có khói bếp cùng với làn sương lam.

c. Cả hai ý trên.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ?

a. Buổi trưa.

b. Buổi trưa mùa hè.

c. Buổi trưa mùa đông.

Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?

a. Mùa xuân

b. Mùa đông

c. Mùa thu

Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?

a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp.

b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.

c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.

Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ?

a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê.

b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.

c. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ?

a. Đem thóc ra phơi.

b. Vun thóc lại thành đống.

c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô.

d. Giẫm lên thóc.

Câu 2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ?

a. Thức khuya dậy sớm.

b. Cày sâu cuốc bẫm.

c. Đầu tắt mặt tối.

d. Chân lấm tay bùn.

Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên.

Câu 4. Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ?

a. Câu kể

b. Câu cảm

c. Câu khiến

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em yêu thích mùa hè:

Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất vì những buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng...

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch, có phần mở đầu như sau:

Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân...

Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. c

Câu 2. b.

Câu 3. trưa, sáng, sương, bầu không khí, chiều, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa thu, nắng vàng, nắng, mùa xuân, mùa hè, trưa hè.

Câu 4. b.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo:

Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, ai cũng muốn trốn trong bóng râm. Thế mà, bố mẹ em vẫn phải ra sân nóng như cái chảo rang ấy để dũi thóc, gẩy rơm, mặc cho mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng hằn rõ nỗi vất vả, mệt nhọc. Nhưng nếu không có cái nắng trưa này thì liệu sân thóc kia sẽ ra sao ? Rơm rạ kia sẽ thế nào ? Còn quần áo củi lửa nữa chứ,...

Tôi thầm cảm ơn buổi trưa hè, cảm ơn người nông dân, cảm ơn bố mẹ đã một nắng hai sương để làm ra hạt thóc vàng nuôi tôi khôn lớn.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Dàn bài:

- Cảnh vật cần tả là cảnh gì ? Tả cảnh trong thời gian nào ?

- Lúc đó, thời tiết ra sao ? Trên sân có những gì ?

- Hoạt động gì diễn ra trên sân ?

Tham khảo:

Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân nhà tôi. Mặt sân được làm bằng bê tông nóng như chảo rang. Xung quanh sân, những sợi rơm vàng óng bị nắng chiếu cong lên và lạo xạo dưới mỗi bước chân của mẹ. Ở giữa sân là chỗ mẹ tôi phơi thóc. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, mẹ tôi vẫn ra sân dũi thóc bằng đôi chân trần. Sau mỗi bưóc dũi, từng rãnh thóc hiện ra đều đặn như những dòng kẻ trên trang vở của tôi. Trên dây phơi, những bộ quần áo đủ màu sắc, khô cong thơm mùi nắng.

Đề bài 2

Dàn bài:

- Em thích buổi nào trong ngày ? Vào mùa nào trong năm ?

- Mùa đó, vào buổi em tả, thời tiết ra sao ?

- Trong buổi đó có những hoạt động chính nào ? (Người, vật,...)

Tham khảo: Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy trong tiếng gọi mùa xuân. Chao ôi ! Quang cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao ! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như những dải lụa mềm uốn lượn trên không. Trời sáng dần, đằng đông ửng hồng, những tia nắng ban mai đang lan xa. Một ngày mới lại bắt đầu. Trên con đường làng, những đứa trẻ quần áo gọn gàng trông rất đáng yêu, nắm tay nhau tung tăng đến trường. Tiếng cười đùa rộn rã, tiếng hỏi bài ríu rít. Các bác nông dân đi làm sớm, khăn choàng kín mặt, tiếng nói chuyện râm ran. Trên cành cây, tiếng hót của chim chìa vôi, chim chào mào lảnh lót làm cho buổi sáng của làng quê em càng thêm sôi động.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)

2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)

3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)

4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)

5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)

6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1)

7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)

8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Bên trên đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời…Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác...

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Vi Hồng – Hồ Thuỷ Giang)

1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm)

A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa

B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt

C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường

D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo

2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm)

A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò

B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà

C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà

D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm

3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào? (0.5 điểm)

A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng

B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò

C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban

D. Cây sung, cây vầu, cây sấu

4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói? (0.5 điểm)

A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá

B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá

C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá

D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối

5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm)

A. Con vịt, con bò, con lợn

B. Con lợn, con chó, con sư tử

C. Con lợn, con cá, con gà mái

D. Con lợn, con bò, con trâu

6. Bài văn miêu tả cảnh gì? (0.5 điểm)

A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc

B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc

C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc

D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đông

7. Đặt hai câu có chứa từ bản là từ đồng âm. (1 điểm)

8. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa xấu – đẹp

9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.”? (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Trồng rừng ngập mặn

Nhờ phục hồi rừng ngặp mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt

2. (0.5 điểm) C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà

3. (0.5 điểm) A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng

4. (0.5 điểm) A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá

5. (0.5 điểm) C. Con lợn, con cá, con gà mái

6. (0.5 điểm) C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc

7. (1 điểm)

a) Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

b) Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé!

8. (1 điểm)

Chiếc áo này xấu, chiếc áo bên kia đẹp hơn!

9. (1 điểm)

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về // phải vượt qua một con suối to.

CN VN

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu chung về em bé mà em muốn miêu tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả hình dáng của em bé

- Tả hoạt động ngày thường của em bé

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với em bé

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

“ba…ba…ba” vừa về đến nhà em đã nghe thấy giọng nói lanh lảnh của Bống. Bống là em gái của em.

Năm nay Bống mới 2 tuổi. Dáng người bụ bẫm, dễ thương. Chỉ cần nhìn thấy Bống là mộ người sẽ lập tức muốn ôm em ấy vào lòng. Đôi má phúng phính, trắng hồng, lúc cười lộ ra mấy cái răng sữa khiến ai nhìn cũng muốn nựng má. Đôi mắt đen to, linh động nhìn đông ngó tây khiến ai cũng phải bật cười. Bống đang độ tuổi tập đi, mỗi bước đi chập chững của em khiến mọi người trong nhà đều phải dõi theo. Tối nào bé cũng thích đi vòng quanh nhà, có lẽ Bống biết mọi người trong nhà đều dõi theo bước đi của mình nên quyết tâm đi thật tốt. Đang đi mỏi chân quá, em ngồi bệt xuống đất quay ra nhìn cả nhà cười hì hì vô cùng đáng yêu. Như bao đứa trẻ nhỏ khác, Bống rất thích chơi búp bê, em ấy có thể ngồi hàng giờ bên những con búp bê, nghiêm túc chơi, nghiêm túc bế và ru em búp bê ngủ như thể đó là em của mình. Bống rất ngoan, mẹ dặn Bống khi chơi xong thì phải xếp đồ chơi gọn gàng vào rổ đồ chơi, em đều nhớ và làm theo. Trong nhà, Bống quấn mẹ nhất, chỉ ở bên cạnh những người thân trong gia đình, em mới tỏ vẻ nũng nịu, phụng phịu đáng yêu. Khi ở cạnh những khác em cũng không hề khóc, nhưng lại lộ ra vẻ tự lập hiếm có. Mỗi tối đi ngủ Bống đều phải có gấu bông nằm bên cạnh mới có thể ngủ ngon được.

Em rất yêu Bống, lúc rảnh rỗi em chỉ muốn chơi và trông Bống để mẹ có thêm thời gian làm việc nhà.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Cho văn bản sau:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì?

A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất. B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất. C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.

Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng?

A. Bạn Hùng là người nói đúng. B. Bạn Quý là người nói đúng. C. Không ai nói đúng cả.

Câu 3. (0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai?

A. Các bạn đến hỏi thầy giáo. B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý. C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam.

Câu 4. (1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?

A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe. B. Vì Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. C. Vì người lao động biết lao động.

Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì?

A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam. B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống. C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất.

Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau: ‘‘Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được”

Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau: "Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc”

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (2 điểm)

Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo.....đến xe công an lao tới”.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần kiểm tra đọc hiểu:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

B

C

Điểm

1

1

1

1

1

Câu 6: đáp án động từ là: viết

Câu 7: Đáp án câu tục ngữ là: có chí thì nên

B. Kiểm tra viết:

I. Chính tả (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu được người thân định tả? (1 điểm)

2. Thân bài

a. Tả ngoại hình (3 điểm)

b. Tả tính tình, hoạt động (3 điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em người được tả. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút.

(Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Mưa cuối mùa

Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm?

A. Những ánh chớp chói lòa.

B. Tiếng động ầm ầm.

C. Mưa gió mời gọi Bé.

D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng.

Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì?

A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.

B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề.

C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon.

D. Trời trong veo không một gợn mây.

Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh?

A. vui sướng.

B. thương xót.

C. nao lòng.

D. lo lắng

Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển?

A. mưa xối xả/ mưa gió

B. cơn mưa / mưa to

C. mưa tiền/ mưa bàn thắng

D. Trận mưa/ cơn mưa

Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.

B. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.

C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - ngáy, sáng suốt – tỉnh táo.

D. Đầu – cuối, trước – sau, cao- thấp, mưa – nắng, trên – dưới.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy?

A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mùa mưa.

B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắt.

C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, trời trong.

D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng

Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?

Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

d. Đại từ

Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người:

………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

…………………………………………………………………………………………………………….

B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết)

Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 160)

Viết đoạn đầu: (từ: Miêu tả một em bé……. của người da đen.)

II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em.

Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? B. Tiếng động ầm ầm.

Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì?

A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.

Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh?

C. nao lòng.

Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển?

C. mưa tiền/ mưa bàn thắng

Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - ngáy, sáng suốt – tỉnh táo.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy?

D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng

Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?

Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.

b. Động từ

Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người:

Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, …

Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc.

II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1- Chính tả: (2 điểm):

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8đ):

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình, hoạt động: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc

ĐỌC THẦM (30 PHÚT)

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

- Không, ông ấy không phải là ba tôi.

– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1/ Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:

a. Con trai ông.

b. Một bác sĩ.

c. Một chàng trai là bạn cô.

d. Một anh thanh niên.

Câu 2/ Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:

a. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

b. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

c. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

d. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.

Câu 3/ Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:

a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.

b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.

c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.

d. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.

Câu 4/ Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:

a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.

b. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.

c. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.

d. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.

Câu 5/ Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là:

a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người

b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.

c. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.

d. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.

Câu 6/ Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)

a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành

b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.

c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.

d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.

Câu 7/ Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.

b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.

d. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.

Câu 8/ Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)

a. trôi.

b. lặn.

c. nổi

d. chảy

Câu 9/ Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?

a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

b. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.

d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

Câu 10/ Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút

Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41)

GV đọc cho HS viết tựa bài ; hai khổ thơ đầu và tên tác giả.

II. Tập làm văn: (40 phút)

Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. Phần đọc

1/ Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau:

2/ Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời.

Bài 1: Những con sếu bằng giấy

Bài 2: Một chuyên gia máy xúc

Bài 3: Những người bạn tốt

Bài 4: Kì diệu rừng xanh

Bài 5: Cái gì quí nhất

1/- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm

Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 0,5 điểm.

Đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm.

2/- Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm.

3/Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm.

4/ Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút – 2 phút trừ 0,5 diểm.

- Đọc quá 2 phút trừ 1 điểm.

5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 điểm.

- Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm.

Đáp án phần đọc thầm

Câu 1: HS chọn d đạt 0,5 đ

Câu 2: HS chọn c đạt 0,5 đ

Câu 3: HS chọn b đạt 0,5 đ

Câu 4: HS chọn a đạt 0,5 đ .

Câu 5: HS chọn a đạt 0,5 đ

Câu 6: HS chọn a đạt 0,5đ

Câu 7: HS chọn a đạt 0,5 đ

Câu 8: HS chọn c đạt 0,5 đ

Câu 9: Hs chọn b đạt 0,5 đ

Câu 10: Hs đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5 đ

Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp.

B. Phần viết

I. Chính tả: (5đ)

- Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5 đ

- Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5 đ

- Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ

- Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5 đ

II. Tập làm văn: (5đ)

A. Yêu cầu:

- Xác định đúng thể loại tả cảnh.

- Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà.

- Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong.

- Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà.

B. Biểu điểm:

4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả.

2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi

1 điểm: Lạc đề, bài viết dở dang.

Tùy theo mức độ sai sót của HS, GV chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (20 đề) năm 2023

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)

2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)

3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)

4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)

5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)

6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1)

7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)

8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trò chơi đom đóm

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…

1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

D. Làm đèn từ những con đom đóm

2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)

A. Bằng chiếc chăn mỏng

B. Bằng chiếc thau nhỏ

C. Bằng vợt muỗi điện

D. Bằng vợt vải màn

3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm)

A. Làm đèn để học bài vào buổi tối

B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.

C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt

D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi

4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm)

A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”

C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm

D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào

5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm)

A. Đầu tiên

B. Chúng tôi

C. Đom đóm

D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai

6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm)

….. anh bộ đội đã trưởng thành ……. anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ.

7. Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài.

8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng.” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm)

9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cái rét vùng núi cao

Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.

Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,…

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn

3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi

4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”

5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi

Đầu tiên, chúng tôi // bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.

TrN CN VN

6. (0.5 điểm)

Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ.

7. (1 điểm)

Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.

8. (1 điểm)

Các cặp quan hệ từ trái nghĩa trong câu trên là: lớn – nhỏ, tối – sáng

9. (1 điểm)

- Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui sướng

- Đặt câu:

Em vui sướng khi biết tin ngày mai mẹ em sẽ về.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu về người em muốn miêu tả

- Giới thiệu về hoạt động cụ thể của người đó mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả sơ lược về ngoại hình (1 điểm)

- Tả hoạt động của người đó khi đang làm việc (dáng vẻ ra sao, thao tác như thế nào,..) (1.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với người được tả

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Bữa cơm chính là thời điểm mà cả gia đình được sum họp, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện sau một ngày học tập và làm việc vất vả. Phải chăng vì vậy mà ở nhà em, nấu ăn luôn là thời điểm mà mẹ em vô cùng chăm chút, dành nhiều thời gian và công sức để nấu cho bố con em những bữa ăn ngon.

Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi, vóc người mẹ cao dong dỏng. Mái tóc dài đen mượt luôn được mẹ em búi gọn gàng phía sau. Mẹ thường đùa với bố con em rằng, mẹ là bếp trưởng nhưng không có bằng cấp nấu ăn, và mẹ có ba khách hàng quen mà mẹ sẽ nấu ăn cho họ cả đời là ba bố con em.

Hằng ngày, cứ 5 rưỡi chiều, trở về nhà sau khi kết thúc công việc ở cơ quan mẹ lại bắt đầu với công việc bếp núc. Hái mớ rau tươi ở ngoài vườn nhà trồng được, căn bếp lại sáng lên vì có bóng dáng mẹ. Sau khi cắm xong nồi cơm, đôi bàn tay mảnh khảnh của mẹ bắt đầu sắp xếp nguyên liệu chuẩn bị cho việc nổi lửa nấu nướng. Em giống như chú mèo nhỏ, quanh quẩn lăng xăng quanh chân mẹ, giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hôm nay mẹ sẽ chiêu đã cả nhà món rau cải nấu thịt, cá rán rim cà chua và nem rán. Toàn những món em thích. Trong khi em giúp mẹ nhặt rau cải đôi bàn tay thoăn thoắt của mẹ đã chuẩn bị xong nguyên liệu của món nem rán. Nào thịt, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt, củ đậu, miến,.. đều đã được xay nhỏ và trộn đều chỉ cần cho trứng, trộn đều, gói lại và rán là xong. Căn bếp bắt đầu ấm lên khi mẹ bắc bếp nấu canh, em rửa rau thật sạch rồi đem đến cho mẹ, chẳng mấy chốc mà nồi canh rau cải nấu thịt đã xong. Mẹ lại không ngơi tay, bắc bếp rán cá. Trên gương mặt mẹ vài sợi tóc rơi xuống, vài giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt mẹ. Em thật muốn dùng tay lau giúp mẹ. Mẹ vẫn không ngơi tay ở trong bếp, làm mọi thứ thuần thục, nhịp nhàng vì đó là công việc mà mỗi ngày mẹ đã gửi gắm bao nhiêu yêu thương vào đó. Trong lúc cá rán được cho vào rim, mẹ bắt đầu gói nem để rán. Mùi thơm bốc lên, cả mùi thơm của cá rán rim và nem rán khiến em không kìm được mà lăng xăng quanh mẹ. Những cái nem vàng xuộm thật thích mắt.

Chỉ trong vòng 1 tiếng mẹ đã làm xong bữa cơm cho gia đình. Trên bàn ăn đã bày ngay ngắn, gọn gàng một món canh và hai món thức ăn. Thêm một bát nước chấm mẹ vừa pha xong, em lấy 4 chiếc bát và 4 đôi đũa ra để chuẩn bị cho bữa cơm, vừa lúc đó tiếng xe bíp bíp vang lên, bố em cũng đã đi làm về rồi.

Nhịp sống hối hả hằng ngày đều dừng lại trước cửa nhà em nhường chỗ cho những yêu thương và ấm áp. Mỗi lần ăn những bữa cơm ngon cho mẹ nấu, em đều tự nhủ phải ngoan ngoãn, học tập thật tốt hơn nữa để bố mẹ luôn vui và hài lòng vì có em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây lá đỏ

Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.

Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”

Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

Theo Trần Hoài Dương.

1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)

A. Chị Phương

B. Ông của Loan

C. Mẹ của Loan

D. Chị Duyên

2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)

A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét lá.

B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch

C. Vì muốn có đất để trồng nhãn

D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình

3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm)

A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.

B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.

C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình

D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm)

A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.

C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác.

D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái của mình.

5. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” (0.5 điểm)

A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.

B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày.

C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra.

D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất.

6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

A. Cây rau, cây rơm, cây hoa

B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút

C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả

D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn

7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm)

Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả.” (1 điểm)

9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Quà tặng của chim non

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(theo Trần Hoài Dương)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả lại một người bạn thân của em

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Chị Duyên

2. (0.5 điểm) C. Vì muốn có đất để trồng nhãn

3. (0.5 điểm) D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

4. (0.5 điểm) B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.

5. (0.5 điểm) A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.

6. (0.5 điểm) C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả

7. (1 điểm)

Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: của, và

8. (1 điểm)

Vườn nhà Loan // có rất nhiều cây ăn quả.

CN VN

9. (1 điểm)

- Ba danh từ chung: vườn, học sinh, nhà

- Ba danh từ riêng: Loan, Duyên, Phương, Hưng Yên

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về người bạn mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả ngoại hình

- Tả tính cách, tài năng

- Nhắc lại kỉ niệm với bạn

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với bạn

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Em có rất nhiều người bạn nhưng người đã gắn bó với em từ tấm bé là Thủy. Cô bạn ở ngay cạnh nhà em, thân thiết với em ngay từ khi hai đứa còn học mẫu giáo với nhau.

Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.

Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa.

Em và Thủy chơi với nhau từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.

Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy.Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I/ Đọc hiểu:

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng" ?

a. Con đê.

b. Đêm trăng thanh gió mát.

c. Tết Trung thu.

Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ?

a. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

b. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

c. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

Câu 3. Hình ảnh con đê được tác giả tả như thế nào ?

a. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.

b. Quanh co uốn lượn theo sườn núi.

c. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng mảnh quanh làng.

Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng con đê "chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn" ?

a. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

b. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.

c. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con ngưòi, gia súc, mùa màng.

Câu 5. Nội dung bài văn này là gì ?

a. Kể về sự đổi mới của quê hương.

b. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.

c. Kể về những kỉ niệm những ngày đến trường.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau ?

Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

a. Nhân hoá.

b. So sánh.

c. Cả hai ý trên.

Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ ?

a. Trẻ em

b. Thời thơ ấu

c. Trẻ con

Câu 3. Từ nào trong câu văn ở bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển ?

a. con người

b. tính mạng

c. gồng mình

Câu 4. Từ chúng trong câu: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc." chỉ những ai ?

a. Trẻ em trong làng.

b. Tác giả.

c. Trẻ em trong làng và tác giả.

Câu 5. Câu: "Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời." có mấy quan hệ từ ?

a. Hai quan hệ từ.

b. Ba quan hệ từ.

c. Bốn quan hệ từ.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong bài văn tác giả đã so sánh con đê với hình ảnh gì ? Theo em, vì sao tác giả cho rằng con đê đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Đọc đoạn cuối bài, hãy tưởng tượng em về thăm lại và trò chuyện với con đê sau bao ngày xa cách. Viết đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện đó.

Đề 2. Tuổi thơ của em gắn với những cảnh đẹp của quê hương yêu dấu, gắn với những kỉ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ. Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những cảnh đẹp đó và nêu cảm xúc của em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

a

a

a

c

b

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

a

b

c

a

b

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong bài, tác giả đã xem con đê như một người bạn thân thiết. Nó đã cùng vui chơi, nô đùa và nâng đỡ bước chân ông từ lúc chập chững đi những bước đầu tiên, rồi cắp sách đến trường, cho đến khi trưởng thành.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

* Tham khảo:

Chào bạn Đê yêu dấu !

Sau bao năm trời xa cách mình mới trở về gặp lại cậu đây. Đê ơi ! Cậu có nhận ra mình không ? Mình chính là cu Tèo đây mà. Cậu có còn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn mình không ? Từ lúc chập chững những bước đi đầu tiên mình đã là bạn của cậu rồi. Còn nữa bọn mình đã từng nô đùa, chơi đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ mình vắng nhà. Những đêm trăng sáng, mấy đứa trong lớp bọn mình đều lên đây bầu bạn cùng cậu. Bao năm rồi, cậu vẫn như xưa. Vẫn cần mẫn đưa đón những bước chân đi về. Vẫn đứng sừng sững chở che, bao bọc dân làng. Đê ơi ! Dù đi đâu mình cũng không bao giờ quên bạn.

Đề bài 2

Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê. Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,... Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ưót đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bươi đào.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi nào thì: "Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên." ?

a. Buổi sớm nắng sáng.

b. Buổi sóm nắng mờ.

c. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.

Câu 2. Khi nào thì "Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót." ?

a. Một buổi chiều lạnh.

b. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu.

c. Một buổi trưa mặt trời bị mây che.

Câu 3. Trong bài, sự vật nào được so sánh với "ngực áo của bác nông dân" ?

a. Cơn mưa

b. Cánh buồm

c. Biển

Câu 4. Trong bài, sự vật nào được so sánh với "ánh sáng chiếc đèn sân khấu" ?

a. Mặt trời

b. Cánh buồm

c. Tia nắng

Câu 5. Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

a. Mây, trời và nước biển.

b. Mây, trời và ánh sáng.

c. Nưóc biển, những con thuyền và ánh sáng mặt trời.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau:

Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như con người biết buồn, vui ; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã.

Câu 2. Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau:

a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

b) Con dao này rất sắc.

c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà.

d) Trong vườn muôn hoa đang khoe sắc.

Câu 3. Các dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ?

a) Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,...

b) Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Các đoạn văn 1, 2, 3, 7 có những hình ảnh so sánh rất đẹp. Em thích nhất hình ảnh nào ? Vì sao ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Viết tiếp 3 – 4 câu để có đoạn văn tả cảnh đẹp của biển vào buổi sáng:

Buổi sáng, nắng lên...

Đề 2. Hãy viết đoạn văn tả cảnh sông nước (sông, ao, hồ, biển) mà em yêu thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

c

a

b

c

b

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Câu 1. Các cặp từ trái nghĩa trong hai câu đã cho là: trong xanh >< âm u ; nhẹ nhàng >< nặng nề ; buồn >< vui ; lạnh lùng >< sôi nổi.

Câu 2.

- Từ sắc trong câu a, b và c là từ đồng âm.

- Từ sắc trong câu a, d là từ nhiều nghĩa.

Câu 3. Các dấu hai chấm trong câu a và câu b được dùng để liệt kê.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo:

Trong bài văn, em thích nhất hình ảnh: “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh”. Bằng cách sử dụng từ gợi tả và hình ảnh so sánh, tác giả miêu tả cảnh biển vào buổi sớm thật đẹp. Những cánh buồm trên biển đẹp hơn khi ánh nắng chiếu vào, chúng như đàn bướm bay lượn giữa bầu trời xanh thẳm.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1:

Buổi sáng, nắng lên, mặt biển lấp lánh như dát bạc. Những đợt sóng đuổi nhau xô vào bãi cát tung bọt trắng xoá. Từng đoàn thuyền căng buồm ra khơi đánh cá. Xa xa, đàn hải âu chao liệng giữa bầu trời xanh thẳm.

Đề bài 2:

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút.

(Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Mưa cuối mùa

Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.

Sau trận mưa to đêm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt. Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng cho Bé, Bé chẳng nhận ra sao? Trần Hoài Dương

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm?

A. Những ánh chớp chói lòa.

B. Tiếng động ầm ầm.

C. Mưa gió mời gọi Bé.

D. Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng.

Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì?

A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.

B. Nhìn thấy chiếc lá vàng rực trên đỉnh ngọn cây bồ đề.

C. Nhờ có cơn mưa mà Bé đã có một giấc ngủ ngon.

D. Trời trong veo không một gợn mây.

Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh?

A. vui sướng.

B. thương xót.

C. nao lòng.

D. lo lắng

Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển?

A. mưa xối xả/ mưa gió

B. cơn mưa / mưa to

C. mưa tiền/ mưa bàn thắng

D. Trận mưa/ cơn mưa

Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.

B. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.

C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - ngáy, sáng suốt – tỉnh táo.

D. Đầu – cuối, trước – sau, cao- thấp, mưa – nắng, trên – dưới.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy?

A. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mùa mưa.

B. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, mỏi mắt.

C. Xối xả, ì ầm, nghiêng ngả, trời trong.

D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng

Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?

Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

d. Đại từ

Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người:

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết)

Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 160)

Viết đoạn đầu: (từ: Miêu tả một em bé……. của người da đen.)

II. Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em.

Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1: (1,0đ) Điều gì khiến Bé thức giấc lúc nửa đêm? B. Tiếng động ầm ầm.

Câu 2: (1,0đ) Sáng hôm sau lúc trở dậy, Bé vui sướng vì điều gì?

A. Chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường Bé nằm.

Câu 3: (1,0đ) Bé có cảm xúc gì khi thấy chiếc lá vàng rực giữa trăm ngàn lá xanh?

C. nao lòng.

Câu 4: (0,5đ) Cặp từ nào trong các cặp từ sau mang nghĩa chuyển?

C. mưa tiền/ mưa bàn thắng

Câu 5: (0,5đ) Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

C. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - ngáy, sáng suốt – tỉnh táo.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào sau đây gồm các từ láy?

D. Xối xả, ì ầm, mơ mơ màng màng

Câu 7: (0,5đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?

Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.

b. Động từ

Câu 8: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả mái tóc của người:

Óng ả, mượt mà, đen nhánh, mềm mại, đen bóng, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, …

Câu 9: (1,0đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

Mọi người ngồi vào bàn để bàn công việc.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả: (2 điểm):

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (8đ):

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình, hoạt động: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; Kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần … đến tuần … (Sách Tiếng Việt 5, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

CHUYỆN BÁN HÀNG

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...

Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào?

a. Ớt của anh (chị) có thế nào?

b. Ớt của anh (chị) có cay không?

c. Ớt của anh (chị) có ngon không?

d. Ớt của anh (chị) là ớt cay hay ớt ngọt?

Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai?

a. Của chị bán ớt.

b. Của người qua đường.

c. Của người mua ớt.

d. Của người đứng xem.

Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

a. Màu đỏ thì cay, màu xanh thì không cay.

b. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay

c. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay

d. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay

Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

a. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay

b. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay

c. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay

d. Quả lớn thì cay, quả nhỏ thì không cay

Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị?

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là:

a. dại dột

b. sáng dạ

c. kiên trì

d. chăm chỉ

Câu 8: Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

..............................................................................................................................................................

Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây:

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu 10 (M4): Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản?

...............................................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe-viết): (2 điểm)

Bài: Thầy cúng đi bệnh viện

(từ "Cụ Ún làm nghề thầy cúng .....mới chịu đi" - Sách Tiếng Việt 5, tập 1, tr 158)

2. Tập làm văn:(8 điểm) Chon 1 trong hai đề sau:

Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần … đến tuần … (Sách Tiếng Việt 5, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? (M1)

b. Ớt của anh (chị) có cay không?

Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai? (M1) c. Của người mua ớt.

Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? (M2)

d. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay

Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? (M2)

c. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay

Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị? (M3)

Đ/A. Có thể: Thông minh và rất khéo léo trong việc bán hàng.… (phù hợp với bài đọc là được)

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (M4)

HS nêu được bài học cho bản thân qua câu chuyện của chị bán ớt là được

Câu 7 (M1): Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: b. sáng dạ

Câu 8 (M2): Trong câu"Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Từ “cay” trong câu mang nghĩa gốc

Câu 9 (M3): Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây:

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

Chỉ cần một chút khéo léo

bà chủ

đã bán ớt nhanh hơn

Câu 10 (M4): Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản?

HS đặt được 1 câu có mối quan hệ tương phản là được

B. KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả (2 điểm)

Đánh giá cho điểm chính tả:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,25 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 8; 7,75; 7,5; .......1,75; 1,5; 1,25; 1,0; 0,75; 0,5; 0,25.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chú lừa thông minh

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?

a. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.

b. Bác đến bên giếng nhìn nó.

c. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.

Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?

a. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.

b. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.

c. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.

Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?

a. Lừa đứng yên và chờ chết.

b. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.

c. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa?

a. Nhút nhát, sợ chết.

b. Bình tĩnh, thông minh.

c. Nóng vội, dũng cảm.

Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:

..............................................................................................................................................................

Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:

- Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.

Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ sa trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”

Đó là từ: ..........................................................................................................................................

Câu 8: Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ:

a. Đồng âm

b. Đồng nghĩa

c. Nhiều nghĩa

Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:

- Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là:

a. Một hôm

b. Con lừa

c. Con lừa của bác nông dân nọ

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả (Nghe - viết) (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa thảo quả - Sách Tiếng Việt 5 - Tập một, trang 113 (từ Sự sống … đến từ đáy rừng).

2. Tập làm văn: (7 điểm)

Tả một người thân trong gia đình (hoặc một người bạn) mà em quý mến nhất.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Cách đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): ý c

Câu 2 (0,5 điểm): ý b

Câu 3 (1 điểm): ý c

Câu 4 (1 điểm): ý b

Câu 5 (1 điểm): Học sinh biết nói câu khuyển mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết. Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh.

Câu 6 (0,5 điểm): Có các quan hệ từ: còn, thì, ở.

Câu 7 (0,5 điểm): Có thể điền một các từ sau: rơi, sảy, ngã, ...

Câu 8 (0,5 điểm): ý a

Câu 9 (1 điểm): bác ta (DT), lấp (ĐT), lừa (DT), nó (đại từ), dai dẳng (TT)

Câu 10 (0,5 điểm): ý c

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (3 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1,5 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,5 điểm

- Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.

Nếu chữ viết không đúng độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.

2. Tập làm văn: 7 điểm

* Đảm bảo các yêu cầu sau:

- Viết được một bài văn tả người có 3 phần (MB, TB, KB) đúng yêu cầu của đề bài.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)

2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)

3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)

4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)

5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)

6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1)

7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)

8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trò chơi đom đóm

Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...

1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)

A. Dùng đom đóm làm đèn

B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn

C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

D. Làm đèn từ những con đom đóm

2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)

A. Bằng chiếc chăn mỏng

B. Bằng chiếc thau nhỏ

C. Bằng vợt muỗi điện

D. Bằng vợt vải màn

3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm)

A. Làm đèn để học bài vào buổi tối

B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.

C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt

D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi

4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm)

A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.

B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”

C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm

D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào

5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm)

A. Đầu tiên

B. Chúng tôi

C. Đom đóm

D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai

6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm)

….. anh bộ đội đã trưởng thành ……. anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ.

7. Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài.

8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng.” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm)

9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cái rét vùng núi cao

Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.

Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,…

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê

2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn

3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi

4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”

5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi

Đầu tiên, chúng tôi // bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.

TrN CN VN

6. (0.5 điểm)

Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ.

7. (1 điểm)

Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.

8. (1 điểm)

Các cặp quan hệ từ trái nghĩa trong câu trên là: lớn – nhỏ, tối – sáng

9. (1 điểm)

- Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui sướng

- Đặt câu: Em vui sướng khi biết tin ngày mai mẹ em sẽ về.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu về người em muốn miêu tả

- Giới thiệu về hoạt động cụ thể của người đó mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả sơ lược về ngoại hình (1 điểm)

- Tả hoạt động của người đó khi đang làm việc (dáng vẻ ra sao, thao tác như thế nào,..) (1.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với người được tả

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Bữa cơm chính là thời điểm mà cả gia đình được sum họp, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện sau một ngày học tập và làm việc vất vả. Phải chăng vì vậy mà ở nhà em, nấu ăn luôn là thời điểm mà mẹ em vô cùng chăm chút, dành nhiều thời gian và công sức để nấu cho bố con em những bữa ăn ngon.

Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi, vóc người mẹ cao dong dỏng. Mái tóc dài đen mượt luôn được mẹ em búi gọn gàng phía sau. Mẹ thường đùa với bố con em rằng, mẹ là bếp trưởng nhưng không có bằng cấp nấu ăn, và mẹ có ba khách hàng quen mà mẹ sẽ nấu ăn cho họ cả đời là ba bố con em.

Hằng ngày, cứ 5 rưỡi chiều, trở về nhà sau khi kết thúc công việc ở cơ quan mẹ lại bắt đầu với công việc bếp núc. Hái mớ rau tươi ở ngoài vườn nhà trồng được, căn bếp lại sáng lên vì có bóng dáng mẹ. Sau khi cắm xong nồi cơm, đôi bàn tay mảnh khảnh của mẹ bắt đầu sắp xếp nguyên liệu chuẩn bị cho việc nổi lửa nấu nướng. Em giống như chú mèo nhỏ, quanh quẩn lăng xăng quanh chân mẹ, giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hôm nay mẹ sẽ chiêu đã cả nhà món rau cải nấu thịt, cá rán rim cà chua và nem rán. Toàn những món em thích. Trong khi em giúp mẹ nhặt rau cải đôi bàn tay thoăn thoắt của mẹ đã chuẩn bị xong nguyên liệu của món nem rán. Nào thịt, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt, củ đậu, miến,.. đều đã được xay nhỏ và trộn đều chỉ cần cho trứng, trộn đều, gói lại và rán là xong. Căn bếp bắt đầu ấm lên khi mẹ bắc bếp nấu canh, em rửa rau thật sạch rồi đem đến cho mẹ, chẳng mấy chốc mà nồi canh rau cải nấu thịt đã xong. Mẹ lại không ngơi tay, bắc bếp rán cá. Trên gương mặt mẹ vài sợi tóc rơi xuống, vài giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt mẹ. Em thật muốn dùng tay lau giúp mẹ. Mẹ vẫn không ngơi tay ở trong bếp, làm mọi thứ thuần thục, nhịp nhàng vì đó là công việc mà mỗi ngày mẹ đã gửi gắm bao nhiêu yêu thương vào đó. Trong lúc cá rán được cho vào rim, mẹ bắt đầu gói nem để rán. Mùi thơm bốc lên, cả mùi thơm của cá rán rim và nem rán khiến em không kìm được mà lăng xăng quanh mẹ. Những cái nem vàng xuộm thật thích mắt.

Chỉ trong vòng 1 tiếng mẹ đã làm xong bữa cơm cho gia đình. Trên bàn ăn đã bày ngay ngắn, gọn gàng một món canh và hai món thức ăn. Thêm một bát nước chấm mẹ vừa pha xong, em lấy 4 chiếc bát và 4 đôi đũa ra để chuẩn bị cho bữa cơm, vừa lúc đó tiếng xe bíp bíp vang lên, bố em cũng đã đi làm về rồi.

Nhịp sống hối hả hằng ngày đều dừng lại trước cửa nhà em nhường chỗ cho những yêu thương và ấm áp. Mỗi lần ăn những bữa cơm ngon cho mẹ nấu, em đều tự nhủ phải ngoan ngoãn, học tập thật tốt hơn nữa để bố mẹ luôn vui và hài lòng vì có em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)

2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)

3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)

4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)

5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)

6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1)

7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)

8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây lá đỏ

Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.

Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”

Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

Theo Trần Hoài Dương

1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)

A. Chị Phương

B. Ông của Loan

C. Mẹ của Loan

D. Chị Duyên

2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)

A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét lá.

B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch

C. Vì muốn có đất để trồng nhãn

D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình

3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm)

A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.

B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.

C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình

D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm)

A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.

C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác.

D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái của mình.

5. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” (0.5 điểm)

A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.

B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày.

C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra.

D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất.

6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

A. Cây rau, cây rơm, cây hoa

B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút

C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả

D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn

7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm)

Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.

8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả.” (1 điểm)

9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Quà tặng của chim non

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(theo Trần Hoài Dương)

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả lại một người bạn thân của em

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) D. Chị Duyên

2. (0.5 điểm) C. Vì muốn có đất để trồng nhãn

3. (0.5 điểm) D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.

4. (0.5 điểm) B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.

5. (0.5 điểm) A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.

6. (0.5 điểm) C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả

7. (1 điểm)

Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: của, và

8. (1 điểm)

Vườn nhà Loan // có rất nhiều cây ăn quả.

CN VN

9. (1 điểm)

- Ba danh từ chung: vườn, học sinh, nhà

- Ba danh từ riêng: Loan, Duyên, Phương, Hưng Yên

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về người bạn mà em muốn tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả ngoại hình

- Tả tính cách, tài năng

- Nhắc lại kỉ niệm với bạn

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với bạn

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Em có rất nhiều người bạn nhưng người đã gắn bó với em từ tấm bé là Thủy. Cô bạn ở ngay cạnh nhà em, thân thiết với em ngay từ khi hai đứa còn học mẫu giáo với nhau.

Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Trong khi mà nhiều bạn đã bắt đầu theo đuổi mái tóc ngắn, nhuộm màu thì Thủy vẫn trung thành với nét đẹp truyền thống đó. Mái tóc đen đó càng làm nổi bật làm da trắng của bạn. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Mỗi lúc nói chuyện đôi mắt ấy sáng lấp láy, linh động khiến ai cũng phải mải miết chú ý mà ngước nhìn. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, nhìn vào đôi mắt ươn ướt ấy ngay từ đầu em đã cảm nhận được Thủy là cô bạn vô cùng nhạy cảm và sống nội tâm. Khuôn miệng bạn lúc nào cũng mỉm cười vui vẻ, mỗi lần cười tươi lại lộ ra lúm đồng tiền duyên ơi là duyên.

Thủy là một cô bé vô cùng hài hước, ở đâu có bạn ấy thì ở đó sẽ không bao giờ thiếu những tiếng cười. Người ta bảo vui vẻ không phải là một loại tính cách mà nó là một loại năng lực, năng lực khiến cho những người xung quanh mình được vui vẻ. Khi nghe câu này em đã nghĩ đến Thủy, cô bạn sở hữu năng lực vui vẻ cực mạnh. Những câu chuyện của Thủy luôn thu hút mọi người và kéo gần tất cả lại với nhau. Lúc kể chuyện, đôi tay thường khua lên khua xuống, cái đầu lí lắc khiến ai trong chúng em đều cảm thấy vui vẻ. Đừng tưởng Thủy nhỏ con mà coi thường, bạn ấy còn rất thích giúp đỡ và bênh vực bạn bè. Đâu đâu cũng sẵn sàng sẵn tay giúp đỡ bạn bè mình. Còn nhớ hồi lớp 4 có một bạn trong lớp bị bắt nạt, Thủy không ngại đứng ra bênh vực và bảo vệ. Đồng thời Thủy cũng vô cùng khéo léo, mỗi bức tranh mà Thủy vẽ vào giờ Mĩ thuật luôn sống đống, có hồn và mang một vẻ đẹp riêng chẳng lẫn đi đâu được. Mùa đông vừa rồi, Thủy tặng cho em một chiếc khăn bạn ấy tự đan khiến em thật bất ngờ, hóa ra bạn ấy còn biết đan nữa.

Em và Thủy chơi với nhau từ hồi mẫu giáo, chuyện vui buồn gì chúng em cũng cùng nhau trải qua cả. Cả tuổi thơ của em đều tràn ngập hình dáng Thủy in hằn vào từng kỉ niệm. Có một lần sinh nhật, vì Thủy đi xa về không kịp mua quà tặng đúng ngày cho em, vào hôm sinh nhật bạn đã nói “Cậu ước điều gì? Tớ sẽ giúp cậu thực hiện”. Lúc đó em nói bừa rằng “Cậu cõng tớ ra hồ bơi đi” Không ngờ Thủy với vóc dáng nhỏ con khi ấy lại nhất quyết đòi cõng em ra hồ thật. Đó thật sự là món quà mà cả đời này em cũng không thể nào quên được.

Người ta bảo những người bạn ở bên nhau từ thuở còn nhỏ sẽ ở bên nhau mãi mãi em tin rằng tình bạn của em với Thủy cũng sẽ như vậy. Chúng em sẽ cố gắng cùng nhau học tập thật tốt, chia sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống và trở thành những người có ích cho xã hội.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)

2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)

3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)

4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)

5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)

6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1)

7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)

8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của đoá đèn hoa ấy.

Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch, cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.

(Vích-to Huy-gô)

1. Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì? (0.5 điểm)

A. Đôi má em bé

B. Đôi môi em bé

C. Mái tóc em bé

D. Đôi mắt em bé

2. Điều gì đã khiến cây lá vừa tắm mưa xong lại như được ai lau ráo? (0.5 điểm)

A. Con người

B. Áng mây

C. Chim chóc

D. Mặt trời

3. Trong bài đọc, tác giả nói đến mấy loài chim? (0.5 điểm)

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

4. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? (0.5 điểm)

A. Một hình ảnh

B. Hai hình ảnh

C. Ba hình ảnh

D. Bốn hình ảnh

5. Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các sự vật xuất hiện trong bài đọc? (0.5 điểm)

A. chích chòe, hoa cẩm chưởng, ong, gió, mặt trời, chuồn chuồn.

B. Hoa trinh nữ, chích chòe, bướm, đóa kim hương, hoa mặt trời

C. Gõ kiến, cây sung, ong, gió, mặt trời, hoa cẩm chướng, hoa kim hương, bướm

D. Mặt trời, áng mây, chích chòa, chim sẻ, gõ kiến, hoa cẩm chướng, chuồn chuồn, cây sung

6. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung của bài đọc? (0.5 điểm)

A. Tả khu vườn sau trận mưa rào

B. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào

C. Tả bầu trời và mặt đất sau trận mưa rào

D. Tả sự huyên náo của các loài chim sau cơn mưa rào

7. Xếp các từ sau thành ba nhóm từ đồng nghĩa: Phân vân, se sẽ, quyến luyến, do dự, nhè nhẹ, quấn quýt. (1 điểm)

Nhóm 1:

Nhóm 2:

Nhóm 3:

8. Em hãy đặt một câu có cặp từ trái nghĩa khô héo – tươi mát nói về cây cối trước và sau cơn mưa. (1 điểm)

9. Đặt câu mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển với từ “đi” (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Hành trình của bầy ong

Bầy ong rong ruổi trăm miền

Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.

Nối rừng hoang với biển xa

Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.

(Nếu hoa có ở trời cao

Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)

Chắt trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Hãy tả hình dáng, tính tình một cô (chú, bác) trong khu phố (hoặc thôn xóm) nơi em được mọi người yêu mến.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Đôi má em bé

2. (0.5 điểm) D. Mặt trời

3. (0.5 điểm) C. Ba

4. (0.5 điểm) C. Ba hình ảnh

5. (0.5 điểm) C. Gõ kiến, cây sung, ong, gió, mặt trời, hoa cẩm chướng, hoa kim hương, bướm

6. (0.5 điểm) B. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào

7. (1 điểm)

- Nhóm 1: phân vân, do dự

- Nhóm 2: se sẽ, nhè nhẹ

- Nhóm 3: quyến luyến, quấn quýt

8. (1 điểm)

Sau cơn mưa, cây cối đã tràn đầy vẻ tươi mát, không còn khô héo như ngày hôm qua.

9. (1 điểm)

- Nghĩa gốc: Bé đi trên sân trường.

- Nghĩa chuyển: Nam vừa đi một nước cờ mạo hiểm.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về người được tả

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả hình dáng của người được tả.

- Tả tính tình của người được tả

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với người được tả.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Cạnh nhà em có bác hàng xóm tốt bụng tên là bác Thanh. Nhà bác ở sát nhà em luôn, chỉ cách có một bức tường làm hàng rào thôi.

Bác Thanh năm nay đã 55 tuổi, bác nhiều hơn bố em 7 tuổi. Dáng bác cao, lại dong dỏng gầy gầy nhưng nhìn bác rất khẻo mạnh và rắn chắc nữa. Mái tóc đen được cắt ngắn để lộ khuôn mặt hình chữ điền phúc hậu của bác. Đôi mắt đen nhánh lại rất sáng nhưng có in hằn nhiều vết chân chim bởi sự vất vả cực nhọc của một người nông dân. Mỗi khi bác ấy làm việc thì không ai có thể chê trách được, bác làm gì cũng rất nhanh nhẹn và tháo vát nữa. Em hay trèo tường sang nhà bác chơi với con trai bác, vì hai chúng em cùng tuổi, lại học cùng lớp nên chơi rất thân. Có hôm mải chơi, em quên cả giờ ăn cơm, bác đi làm về thấy vậy liền bảo em ở lại ăn cơm cùng luôn. Vì hai đứa học cùng lớp nên mỗi lần đi học em cũng được bác chở đi luôn, hôm trời nắng cũng như trời mưa bác đều đến đúng giờ để chở bọn em về.

Bác Thanh là người sống rất mẫu mực. Xóm em ai cũng nể bác, người lớn và trẻ nhỏ đều thích gần gũi và trò chuyện với bác. Bác chỉ dạy chúng em rất nhiều bài học trong cuộc sống. Hơn nữa bác lại còn là một người rất vui tính. Bác hay kể chuyện cười cho lũ trẻ chúng em nghe. Mỗi tối cuối tuần lại tụ tập bà con trong xóm tới nhà bác, cùng nhau biểu diễn và thưởng thức văn nghệ.

Bác rất thương em, lại hay mua kẹo cho em nữa. Mọi người xung quanh đều quý bác ấy vì bác ấy vừa hiền lành lại vừa tốt bụng. Em coi bác ấy như một người bố thứ hai, có chuyện gì em cũng hay kể cho bác ấy nghe hết.

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KT đọc thành tiếng cuối kì I.

II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm): thời gian làm bài 30 phút

Trái tim nhiều thương tích

Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng đang dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi.

Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.

Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau.

Ông cụ mỉm cười rồi nói:

- Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi được gặp thì họ cũng cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy.

Ông lão nói tiếp:

- Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp hơn.

Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình.

Theo hạt giống tâm hồn

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu

Câu 1. Cậu bé trong bài vẽ gì trên khung giấy trắng? Viết câu trả lời của em.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh vẽ trái tim của ông lão?

a. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp.

b. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.

c. Vì trái tim ông lão vẽ rất lạ khiến nhiều người xúc động.

Câu 3. Những mảnh chắp vá trên trái tim của ông lão có ý nghĩa gì?

a. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.

b. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.

c. Đó là những nét sáng tạo làm bức tranh sống động.

Câu 4. Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì?

a. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.

b. Đó là những khó khăn, chông gai bão táp ông lão đã phải trải qua.

c. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại.

Câu 5. Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.”

* Có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào? Viết câu trả lời của em.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Các đại từ xưng hô có trong câu trên là:………………………………………

Câu 7. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ có trong câu văn: “Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.”

- 2 danh từ là:…………………………………………………………………

- 2 động từ là: ………………………………………………………………..

- 2 tính từ là: …………………………………………………………………

Câu 8. Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về một trong những nhân vật trong câu chuyện trên.

B. Phần Viết

I. Chính tả Nghe viết (2 điểm)

Mẹ tôi

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.

(Theo Những hạt giống tâm hồn)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Em hãy tả lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. Phần đọc

Câu

Gợi ý trả lời

Điểm

Câu 1

Vẽ trái tim thật hoàn hảo trên trang giấy trắng

0.5

Câu 2

Đáp án b

0.5

Câu 3

Đáp án a

0.75

Câu 4

Đáp án c

1

Câu 5

HS giải thích đúng và có hành động phù hợp với tình huống trong bài mỗi ý cho 0.5 điểm.

VD: Cảm thấy xúc động nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không phải chỉ để giữ kĩ không có vết tích, không có tổn thương mà trái lại đó biết chia sẻ, biết yêu thương, dám yêu và dám sống sẵn sàng cho đi, trái tim đẹp hơn – cho 0,5 điểm

- Cầm bút cắt đi một phần trái tim hoàn hảo của mình đắp vào chỗ lõm đó. (0.5 đ)

Học sinh nêu được các ý khác phù hợp với câu hỏi, GV linh hoạt cho điểm.

1

Câu 6

* HS nêu được 4 quan hệ từ: của, bởi, và, của cho 1 điểm, thiếu 1 từ trừ 0.25 điểm

1

* 2 đại từ xưng hô: tôi, cậu

0.5

Câu 7

HS tìm đúng mỗi loại cho 0,25 điểm, sai hoặc thiếu không cho điểm

- 2 danh từ là: Ông, bức tranh

- 2 động từ là: vẽ, nhìn

- 2 tính từ là: trầm tư, lạ

0.75

Câu 8

Đặt câu biểu thị quan hệ tăng tiến đúng yêu cầu cho 1 điểm. Thiếu dấu câu, lỗi chính tả, dùng từ trừ 0.5 điểm.

( HS đặt câu có 2 nhân vật đúng kiểu câu theo yêu cầu cho 0.5 điểm)

1

B. Phần Viết

I. Viết chính tả: 2 điểm

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm

- Bài có từ 2-4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Bài từ 5 lỗi chính tả trở lên cho 1 điểm. Không viết bài không cho điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (8 điểm)

- Viết đúng kiểm bài văn tả người có bố cục đầy đủ, rõ ràng khoảng 15 câu trở lên: 3 điểm

- Tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình: 1 điểm

- Tả được những đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động: 1 điểm

- Bài viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, câu văn có hình ảnh, các ý được liên kết chặt chẽ (1,5 đ)

- Biết dùng các kiến thức luyện từ và câu vận dụng trong bài hợp lí cho 0,5 đ

- Nêu được tình cảm của mình với người được tả: 0.5 điểm

- Chữ viết rõ ràng sạch sẽ. không mắc lỗi chính tả.(0.5 điểm)

- Bài viết có từ 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng trừ trở lên không cho điểm 7/8

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5- 7- 6,5- 6-5,5 ........điểm.

Giáo viên lưu ý sau khi nhận bài kiểm tra, ghim bài viết dưới bài đọc hiểu, điểm trên bài đọc hiểu bao gồm: Điểm đọc tiếng, đọc hiểu, điểm đọc (GV trông chấm vào điểm), điểm môn Tiếng Việt (GV chủ nhiệm tổng hợp bài kiểm tra đọc và viết ghi điểm tổng hợp)

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc một hoặc hai khổ thơ. Đảm bảo các mức độ 2

(Đọc hay, diễn cảm) trong khoảng 3 – 5 phút.

2. Đọc hiểu + Kiến thức Tiếng Việt: (5 điểm)

*. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây (mỗi câu đúng được: 0,5 điểm, đúng cả 6 câu: 3 điểm).

Đáp án:

Câu 1: Ý c (0,5 đ)

Câu 2: Ý b (0,5 đ)

Câu 3: Ý a - (0,5 đ)

Câu 4: Ý a (0,5 đ)

Câu 5: Ý c (0,5 đ)

Câu 6: Ý b (0,5 đ)

Câu 7: Ý b (0,5 đ)

Câu 8: Ý c (0,5 đ)

Câu 9: (1đ) Tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa

- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây, Giàn giáo tựa cái lồng che chở,…..

- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng,………

II. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Từ Y Hoa lấy trong gùi ra……..hết bài) trang 145 Sách Tiếng Việt tập 1

- Thời gian viết bài khoảng 25 phút

- Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp: 5 điểm

- Viết sai 2 lỗi về âm đầu, vần, thanh,……trừ 1 điểm

- Tùy theo mức độ sai ở bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp: 0,5; 1.0; 1,5; 2.0; 2,5; 3.0; 3.5; 4.0; 4,5.

2. Tập làm văn: (5 điểm)

- Thời gian khoảng 40 phút

Đề bài: Chọn một trong hai đề sau:

1. Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) của em.

- Bài văn đảm bảo các yêu cầu: 5 điểm

+ Bố cục chặt chẽ

+ Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ, rõ ràng:

* Tùy theo mức độ bài làm của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp: 0,5; 1.0; 1,5; 2.0; 2,5; 3.0; 3.5; 4.0; 4,5; 5.0.

Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là trung bình cộng của bài kiểm tra Đọc và bài kiểm tra Viết (làm tròn 0,5 thành 1).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

A. Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Cho văn bản sau:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì?

A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất. B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất.C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.

Câu 2. (1đ) Ai là người nói đúng?

A. Bạn Hùng là người nói đúng. B. Bạn Quý là người nói đúng.C. Không ai nói đúng cả.

Câu 3. (0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai?

A. Các bạn đến hỏi thầy giáo. B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý.C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam.

Câu 4. (1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?

A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe. B. Vì Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.C. Vì người lao động biết lao động.

Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì?

A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam. B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống.C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất.

Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau: ‘‘Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được”

Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau: "Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc”

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (2 điểm)

Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo.....đến xe công an lao tới”.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một người thân của em.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. Phần kiểm tra đọc hiểu:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

B

C

Điểm

1

1

1

1

1

Câu 6: đáp án động từ là: viết

Câu 7: Đáp án câu tục ngữ là: có chí thì nên

B. Kiểm tra viết:

I. Chính tả (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu được người thân định tả? (1 điểm)

2. Thân bài

a. Tả ngoại hình (3 điểm)

b. Tả tính tình, hoạt động (3 điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em người được tả. (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Thông tư 27

Năm học 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:   phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)

A. Mưa rào mùa hạ.

B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông.

C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1)

A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.

B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.

C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.

Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân? (M2)

A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?

A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2)

B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)

- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là:..........................................

Câu 6: (1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)

A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến.

B. Mưa phùn chở theo mùa xuân.

C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.

D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc.

Câu 7: (0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ nào? (M2)

Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” là từ ......................................................................

Câu 8: (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)

Các từ láy là .....................................................................................................

Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là:

A. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.

B. Những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.

C. Những hạt mưa.

D. Trên cành ngang, những hạt mưa

Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên? (M4)

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết),

Bài viết: “Mùa thảo quả” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 113)

Viết đoạn: (từ: thảo quả trong rừng Đản Khao đã chín nục…….lấn chiếm không gian.)

II. Tập làm văn: (8đ)

Đề bài: Em hãy tả một cô giáo em đã từng học mà em ấn tượng nhất.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)

Đáp án D.

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1)

Đáp án C.

Câu 3: (1 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân? (M2)

Đáp án B.

Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? (M2)

Đáp án D.

Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)

- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: câu mở đoạn.

Đáp án B.

Câu 6: (1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)

Đáp án C.

Câu 7: (0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ: là từ nhiều nghĩa (M2)

Câu 8: (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)

Các từ láy là: âm u, loăng quăng, li ti, phơi phới, mù mịt, rườm rà, bằng lăng, sau sau, lẻo khẻo, ấm áp, lóng lánh.

(Tìm đúng 2 từ cho 0,1 điểm, tìm đúng 3 từ trở lên, cho mỗi từ 0,1 điểm)

Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là:

Đáp án B.

Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên? (M4)

- Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể nêu ý tương tự)

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả: (2 điểm):

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (8đ):

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình, hoạt động: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

* LƯU Ý:

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.

- Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.

- Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.

Từ khóa » Cây Lá đỏ đọc Hiểu