Nam Bác Sĩ ở Hà Nội Tử Vong Do đột Quỵ Khi đang đá Bóng

PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết, đây là trường hợp rất đáng tiếc, mới xảy ra cách đây 2 ngày. Nam bác sĩ 31 tuổi không có tiền sử mắc các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.

Khi đang đá bóng tại sân bóng mini trên đường Trường Chinh, Hà Nội, nam bác sĩ đột nhiên ngã quỵ rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn. Dù ngay lập tức được bạn bè đưa vào BV ĐH Y Hà Nội gần đó cấp cứu nhưng đã không qua khỏi do vỡ phình mạch não.

{keywords}
PGS.TS Nguyễn Văn Chi (áo trắng) chia sẻ về tình hình đột quỵ ngày nắng nóng. Ảnh: Thúy Hạnh

PGS Chi cho biết, nắng nóng không phải là nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ mà chỉ là yếu tố thuận lợi. Nam bác sĩ đã có sẵn nguy cơ bất thường mạch não, gặp điều kiện thuận lợi là nắng nóng và chơi thể thao gắng sức, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây đột quỵ xuất huyết não. Trường hợp của nam bác sĩ biến nghiêm trọng do ổ vỡ lớn nên rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn sau ít phút.

Theo PGS Chi, một người bình thường hoàn toàn khoẻ mạnh vẫn có thể bị dị dạng phình mạch máu não. Muốn biết, cần phải chụp mạch não để phát hiện.

Những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng bệnh nhân đột quỵ vào BV Bạch Mai cấp cứu tăng khoảng 20% so với ngày thường. Mỗi ngày 30-40 bệnh nhân, chủ yếu là các trường hợp lớn tuổi, mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, các bệnh tim mạch... Trong đó có nhiều trường hợp bị đột quỵ lần 2 do không tuân thủ điều trị.

PGS Chi cho biết, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu sớm trong khung giờ này chỉ chiếm gần 10%.

Đột quỵ thường đi kèm với các yếu tố nguy cơ, do đó cách phòng bệnh tốt nhất là tránh các yếu tố nguy cơ bằng việc bỏ hút thuốc lá, bỏ rượu bia, kiểm soát huyết áp, tiểu đường...

Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ bao gồm rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu giữ dội.

Khi có những dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Trong khoảng thời gian này, không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì để tránh nghẹt thở, đặc biệt là an cung ngưu hoàng hoàn đang được nhiều người tin sử dụng.

Thúy Hạnh

Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn

Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn

Do thiếu kiến thức xử trí đột quỵ ban đầu, hầu hết bệnh nhân đến BV khi tình trạng nặng thêm hoặc đã qua giai đoạn vàng.

Từ khóa » đá Banh Bị đột Quỵ