Nấm Bào Ngư Với đặc điểm Tác Dụng Cách Dùng Nấm Bào Ngư Ngon
Có thể bạn quan tâm
Nấm bào ngư là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm bào ngư. Cách dùng nấm bào ngư. Hình ảnh của nấm bào ngư.
Giới thiệu chung về nấm bào ngư
Đặc điểm của nấm bào ngư
Nấm bào ngư còn có nhiều tên gọi khác nhau như nấm sò xám, nấm dai, nấm trắng, nấm hương chân trắng,… Đây là một loại nấm ăn rất ngon, mang mùi thơm của quả hạnh và vị giòn, ngọt của bào ngư.
Nấm có quả thể khá lớn, đường kính trung bình từ 2- 4cm, đổ màu từ xám đến xám trắng. Hình dạng nấm giống hình phễu lệch, gồm ba phần mũ, phiến và cuống. Thịt nấm khá dày, cuống nấm mọc xiên, dài từ 2-6cm.
Nấm bào ngư có đến 50 loài, thuộc các chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới khác nhau. Tuy nhiên, để nuôi trồng được chỉ có khoảng 10 loài, ít bệnh và dễ nuôi trồng.
Ở Việt Nam, nấm chủ yếu mọc hoang dại, thuộc nhóm nấm dị dưỡng, sống hoại sinh, phá hoại gỗ và háo đường. Tuy nhiên, việc nuôi trồng loại nấm này đã bắt đầu từ 20 năm trước. Nấm sinh trưởng và phát triển rất tốt trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: rơm, rạ, bã mía, mạt cưa,…
Những loại nấm bào ngư phổ biến
Nấm bào ngư xám
Nấm bào ngư xám có tên khoa học là Pleurotus Sajor- caju. Lúc đầu nấm được nuôi trồng ở Ấn Độ, sau đó du nhập vào Trung Quốc, rồi về Việt Nam. Nấm có quả thể phẳng, cong lại khi già, mũ nấm hình tròn, đường kính từ 5-15cm. Nấm bào ngư có màu sắc xám, thịt chân nấm chắc và có màu trắng, có lông nhung. Nấm khi ăn có vị giòn, ngọt và dai nhẹ.
Ở nước ta, loại nấm này được trồng chủ yếu ở miền Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Nấm bào ngư Đài Loan
Nấm bào ngư Đài Loan hay còn gọi là nấm bào ngư Nhật, có tên khoa học là Pleurotus Cytidiosus. Loại nấm này có kích thước khá lớn, đường kính mũ nấm khoảng từ 7-12cm, có khi lên đến 35cm. Nấm có màu nâu tro. Trên bề mặt mũ của nấm có vảy màu nâu đen, cho vị ngon lạ khi ăn.
Nấm bào ngư tím
Nấm bào ngư tím có tên khoa học là Pleurotus Ostreatus. Nấm có kích thước vừa hoặc lớn, đường kính nấm khoảng 5-21cm, có màu trắng hoặc màu tro. Tuy nhiên, khi nấm mới nở thì chúng có màu tím hoặc nâu xám.
Cuống nấm mọc xiên, thường ngắn (khoảng 1-3cm) hoặc không có, bề mặt nấm có lông nhung.
Loại nấm này còn có giá trị dược liệu được đánh giá cao trong y học. Nấm còn được gọi với tên thay thế là nấm hương chân ngắn.
Nấm bào ngư trắng
Nấm bào ngư trắng có tên khoa học là Pleurotus Florodanus. Dòng nấm này có màu nâu gụ khi ở dưới điều kiện nhiệt độ thấp và đầy đủ ánh sáng. Ở nhiệt độ cao, quả thể nấm chuyển sang màu trắng sữa rất đẹp. Nấm bào ngư trắng có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao, sản lượng đạt được khi nuôi trồng cũng đạt mức cao nhất.
Nấm bào ngư vàng (nấm sò vàng)
Nấm bào ngư vàng có tên khoa học là Tamogi. Loại nấm này chuyên dùng trong việc bào chế thành nước cốt nấm. Nấm bào ngư vàng giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, ở nước ta loại nấm này chưa được trồng phổ biến như các loại nấm trên.
Nấm bào ngư có công dụng gì?
Nấm bào ngư là loại nấm tươi giàu chất dinh dưỡng. Ngoài làm thực phẩm tốt cho sức khỏe, nấm còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư cung cấp một lượng lớn protein, axit amin, vitamin cần thiết cho cơ thể. Loại nấm này có lượng protein cao gấp 4 lần các loại rau thông thường khác. Đặc biệt, nấm còn chứa tới 60 nguyên tố khoáng cực kì có lợi cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, nấm bào ngư có chứa các axit béo không no, hàm lượng vitamin C cao, khoảng 4% các loại protit và các axit folic tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, loại nấm này còn có khoảng 18 loại axit amin, vitamin D, vitamin B mà các loại rau củ khác không có.
Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng và công dụng của nó trong nấm:
- Hàm lượng protein hữu cơ: Chứa 34 – 40% trong nấm khô, 4% trong nấm tươi.
- Axit amin hữu cơ: Giúp cơ thể dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hoá.
- Gluxit: Tích trữ và chuyển hóa năng lượng.
- – Làm giảm cholesterol trong cơ thể, phòng chống bệnh ung thư.
- Axit folic: Đây là một loại vitamin nhóm B rất tốt cho cơ thể
- Glutamic: Chuyển hóa và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh
- Isoleucin: Hỗ trợ hình thành hemoglobin, điều tiết đường máu.
- Pleutorin: Giúp cơ thể kháng khuẩn
- Các vitamin và khoáng chất có lợi khác.
Xem them: Thông tin về nấm bào ngư hay nấm Pleurotus ostreatus tại NCBI và USDA.
Nấm bào ngư giúp phòng bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Israel, trong nấm bào ngư có chứa chất alpha-glucan. Đây còn được gọi là hợp chất đường liên phân tử, chất này có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư ác tính. Bên cạnh đó, hoạt chất l-atin có trong tai nấm, trên phiến nấm và có mặt nhiều nhất ở phần bào tử nấm, có khả năng phòng tránh ung thư rất hiệu quả.
Người khỏe mạnh khi thêm nấm bào ngư vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa được các tế bào xấu gây nên bệnh ung thư. Đối với người mắc bệnh ung thư, ăn nấm bào ngư có thể bổ sung được rất nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Hơn nữa, các hoạt chất có lợi trong nấm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư.
Nấm bào ngư làm giảm hàm lượng cholesterol
Trong nấm bào ngư có chứa các satin như chất l-asatin. Chất này còn được gọi là giúp ức chế men khử HMG-CoA trong cơ thể. Chất l-asatin còn là để tăng lipid trong máu, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, điều tiết lại lượng máu trong cơ thể.
Nhóm chất có trong nấm bào ngư giúp tăng năng lượng cho máu động mạch vành. Sử dụng nấm bào ngư thường xuyên có thể hạn chế được tình trạng tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cơ tim. Từ đó, các hoạt chất này phát triển còn có thể ngăn ngừa được bệnh đột quỵ, nhất là ở người cao tuổi.
Nấm bào ngư hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nấm bào ngư chứa rất nhiều các hợp chất làm giảm cholesterol trong máu, giảm thiểu lượng đường hấp thụ vào cơ thể. Ăn nấm bào ngư giúp điều hòa và lưu thông máu rất tốt. Từ đó, nấm bào ngư giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hỗ trợ trị bệnh rất hiệu quả.
Hơn nữa, nấm bào ngư còn có tác dụng an thần, giúp người bệnh điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Người bệnh dùng nấm giúp tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái, giảm thiểu đau đớn.
Các công dụng khác của nấm bào ngư
- Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, loại nấm này còn có khả năng phòng ngừa và chữa các bệnh như: Hạ huyết áp, chữa bệnh đường ruột, chống béo phì, thanh tẩy máu xấu.
- Nấm bào ngư cung cấp lượng protein cao mà không gây tích tụ mỡ, đây là thực phẩm lí tưởng cho những người bị bệnh gout.
- Nấm bào ngư tự sản sinh ra hợp chất có tính kháng khuẩn rất mạnh. Do đó, khi ăn nấm sẽ tiết ra một loại chất kháng giun tròn và tuyến trùng. Nấm có tác dụng rất hiệu quả trong việc phòng ngừa giun sán.
- Các thành phần dinh dưỡng có trong nấm bào ngư hầu hết là dễ hấp thụ. Bởi vậy, nấm được chọn là một món ăn dinh dưỡng phù hợp với người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai. Nấm bào ngư còn được các bà mẹ tin dùng cho trẻ em ăn dặm trong giai đoạn phát triển.
Xem thêm:
- Nấm lim xanh rừng thật và giả, cách phân biệt nấm lim xanh rừng tự nhiên
- Nấm lim xanh rừng mọc ở đâu? Nguồn gốc phân bố nấm lim xanh tự nhiên
- Nhận biết nấm lim xanh rừng tự nhiên qua hình ảnh cây nấm lim thật
- Uống nước nấm lim xanh rừng có tác dụng gì? Công dụng của nấm lim
- Nấm lim xanh rừng bán ở đâu TP.HCM? Địa chỉ công ty bán nấm lim rừng
Cách trồng nấm bào ngư tại nhà
Nấm bào ngư là loại nấm không đòi hỏi quá khắt khe về khâu chuẩn bị nhà trồng, nhiệt độ, đổ ẩm để trồng nấm. Loại nấm này khá thích hợp với khí hậu của Việt Nam nên ngành trồng nấm bào ngư ở nước ta đang rất phát triển.
Nấm bào ngư là loại nấm dễ nuôi trồng, phát triển nhanh và thu được năng suất cao hơn các giống nấm khác. Các bạn hoàn toàn có thể trồng loại nấm này tại nhà theo công thức dưới đây.
Lựa chọn phôi nấm bào ngư
- Thứ nhất, lựa chọn nguồn phôi nấm bào ngư uy tín.
- Nấm được bán phải có xuất xứ rõ ràng, không nhập lậu hay những nguồn hàng kém chất lượng.
- Phôi nấm phải được tiệt trùng, đảm bảo không nhiễm sâu bệnh, không lai tạp.
- Phôi nấm phải được đảm bảo có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
Quá trình trồng nấm bào ngư
Chuẩn bị nguyên liệu
Nấm sẽ được nuôi trong các bịch phôi có sẵn nên chỉ cần chuẩn bị nhà để trồng phôi. Dùng vôi bột vệ sinh trong và ngoài khu nhà trồng nấm để đảm bảo nấm không bị nhiễm bệnh.
Nhà trồng phôi phải hoàn toàn khô ráo, kín nắng, kín gió và có độ ẩm cao.
Tiến hành trồng nấm bào ngư
Bước 1:
Xếp phôi nấm đã được chuẩn bị vào nhà nuôi phôi. Xếp các bịch phôi lên giá đỡ, khoảng cách vừa đủ để phôi nấm có thể phát triển đều. Sau 4 ngày, tơ nấm sẽ phát triển tốt.
Bước 2:
Tiếp tục duy trì nhà trồng nấm khô ráo, sạch sẽ. Trong khoảng thời gian 7 ngày đầu tiên, phải thường xuyên kiểm tra tất cả các bịch phôi. Bịch nào xuất hiện hiện tượng mốc xanh, mốc cam, mốc đen thì phải mang ra khỏi nhà trồng ngay. Nhanh chóng tiêu hủy bịch nấm bệnh, tránh lây lan sang những bịch khác.
Kể từ ngày thứ 8 trở đi, có thể tưới nước nền một ngày một lần vào buổi trưa.
Kiểm tra sâu bệnh của nấm bào ngư
Thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh của nấm. Sau đó tiến hành mở giấy báo bọc phôi nấm vào ngày thứ 15.
Chuẩn bị mốt số nguyên liệu trước khi mở như: bình xịt cồn, 1 muỗng cà phê nhỏ, 2 cái khăn sạch và nắp nhựa.
- Lúc này, tơ đã ăn lan xuống 2/3 bịch phôi, bắt đầu mở giấy báo bịt ngay cổ bịch phôi ra.
- Tiến hành kiểm tra tơ nấm ở cổ mỗi bịch phôi. Nếu tơ bị ngả sang màu vàng thì nhanh chóng dùng bình xịt cồn làm ướt khăn lau tay và muỗng cà phê đã chuẩn bị. Dùng muỗng cà phê vệ sinh sạch sẽ cổ bịch phôi, loại bỏ hết phần tơ bị ngả vàng để tránh lây lan ra cả bịch phôi nấm. Nhớ dùng khăn lau đã xịt cồn khử trùng để lau tay và vệ sinh muỗng. Cuối cùng là đậy nắp nhựa vào miệng bịch phôi nấm.
- Nếu bịch phôi khỏe, không có sợi tơ nào ngả vàng, chỉ cần mở giấy báo và đậy nắp nhựa là xong.
- Còn nếu xuất hiện hiện tượng mốc cam, xanh, đen nơi cổ miệng, phải tiến hành loại bỏ ngay trước khi bệnh phát tán.
Giai đoạn đón nấm bào ngư
Tiến hành tưới nước nền nhà trồng. Ở giai đoạn này, nấm cần độ ẩm cao để phát triển, nên cần tưới 3 lần 1 ngày, vào sáng, trưa và tối.
Bắt đầu tưới đón nấm từ ngày 20 và 21 trở đi. Dùng vòi tưới làm mát bịch phôi từ 15- 30 phút vào buổi tối. Đợi đến ngày thứ 23, bắt đầu tiến hành mở nắp nhựa.
Lưu ý, trong quá trình tưới cho nấm, vẫn luôn tiến hành tưới nước nền 3 lần trên ngày.
Thu hái nấm bào ngư
Giờ chỉ cần đợi nấm ra và thu hoạch. Sử dụng nấm tới đâu, thu hoạch tới đó. Khi mũ nấm chuyển từ màu xám qua xám trắng là thời điểm hợp lý nhất để thu hoạch.
Khi hái nấm cần phải nhổ cả gốc, tránh để lại cuống nấm gây thối, hỏng cho cả bịch.
Sau khi thu hoạch nấm lần một, có thể ngưng tưới nước để kích thích nấm đợt sau ra nhanh hơn. Một bịch phôi được chăm sóc tốt có thể thu hoạch được từ 5 đến 7 lần (tương đương từ 500gr đến 700gr nấm).
Xem thêm: Mô hình trồng nấm bào ngư thu gần nửa tỉ mỗi năm
Những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ nấm bào ngư
Cải thìa sốt nấm bào ngư
Nấm bào ngư cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bởi vậy thay vì nấu với thịt, cá, nấm thường được chế biến chung với các loại rau để cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa chất. Món cải thìa sốt nấm bào ngư là một món chay dễ làm, lạ mắt, ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chuẩn bị nguyên liệu làm món cải thìa sốt nấm bào ngư
- ½ kg cải thìa tươi.
- 300g nấm bào ngư.
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm chay, tiêu, muối, đường, hành, tỏi, một chút bột sắn và rau mùi.
Các bước tiến hành món cải thìa sốt nấm bào ngư
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Dùng dao cắt đôi theo chiều dọc của cây cải (đối vởi cải nhỏ) hoặc tách từng bẹ lá (đối với cải lớn).
- Rau cải thìa sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nước sôi trụng cho cải mềm. Sau đó, vớt cải ra cho ráo bớt nước.
- Nấm đem cắt bỏ chân, tước nhỏ những tai nấm lớn sau đó đem nấm ngâm vào trong nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra, vắt bớt nước.
Bước 2: Làm nước sốt nấm
- Phi thơm hành, tỏi băm với 1 thìa dầu ăn rồi cho thêm đường, hạt nêm và một chút hạt tiêu vào trộn đều. Nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi trút nấm vào xào chung.
- Khi nấm gần chín thì hòa bột năng với một chút nước đổ vào chảo nấm. Đảo nhanh tay đến khi thấy nước sốt có độ sánh thì tắt bếp.
Bước 3: Yêu cầu thành phẩm
- Xếp rau ra đĩa lớn, đổ sốt nấm lên rau, rắc thêm một chút rau mùi cắt nhỏ.
- Món cải thìa sốt nấm bào ngư có vị giòn của nấm, ngọt dịu của rau cải, ăn kèm với cơm nóng sẽ rất thơm ngon.
Nấm bào ngư xào lòng gà
Nếu đã chán những món chay thanh đạm thì hãy thử đổi vị với món nấm bào ngư xào lòng gà. Một chút vị đậm đà, thơm ngon của lòng gà sẽ khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu món nấm bào ngư xào lòng gà
- 300g nấm bào ngư
- 200g nấm rơm
- 200g lòng gà
- Hành khô, gừng, tỏi, hành lá, rau mùi và các gia vị cần thiết.
Các bước tiến hành món nấm bào ngư xào lòng gà
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nấm rửa sạch sau đó đem ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi để ráo (có thể xé nhỏ những tai nấm to).
- Lòng gà bóp muối hoặc rửa với nước cốt chanh cho sạch, thái miếng vừa ăn.
- Hành củ, gừng, tỏi băm nhỏ rồi đem ướp với lòng gà cùng một chút hạt nêm.
Bước 2:
- Cho dầu ăn (hoặc mỡ gà) vào để xào lòng gà. Khi xào có thể cho thêm một chút nước để lòng gà được chín đều hơn.
- Cho nấm vào xào cùng lòng gà, xào hỗn hợp với lửa lớn, nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp.
Bước 3:
Trút lòng gà xào nấm ra đĩa, trang trí bằng chút rau mùi, hành lá cắt nhỏ và ăn kèm với cơm nóng.
Lưu ý khi sử dụng nấm bào ngư
Bí quyết để nấm bào ngư ngon và giòn hơn
Nấm bào ngư là loại nấm mềm, thân xốp. Khi chế biến nếu không cẩn thận nấm dễ bị nát, nhũn, giảm độ ngon. Sau đây là một số bí quyết sơ chế nấm để có một món nấm ngon lành dễ dàng:
Bước 1: Nấm bào ngư khá lớn nên khi chế biến nên tước nhỏ nấm. Đối với món xào có thể tước đôi, còn nấu cháo thì nên tước nhỏ hơn nữa.
Bước 2: Chuẩn bị 1 chậu nước muối. Pha nước muối với tỉ lệ 4 thìa muối/ 2 lít nước. Bỏ nấm vào chậu ngâm trong khoảng 20 phút thì vớt ra.
Bước 3: Pha nước muối loãng hơn lần 1, khoảng 2 thìa muối cho 3 – 4 lít nước. Cho nấm vào nước muối để rửa cho sạch rồi vắt kiệt nước. Sau khi vắt, nước thừa trong nấm sẽ bị đẩy ra hoàn toàn, nấm sẽ trở nên giòn và dai hơn. Ngâm nước muối cũng giúp loại bỏ mùi hôi của nấm.
Những điều nên tránh khi chế biến nấm
- Không nên chế biến nấm bằng nồi nhôm. Những hoạt chất trong nấm khi tác dụng với nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen.
- Không nên cho nhiều dầu mỡ khi chế biến nấm. Lượng dầu mỡ lớn sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể. Thậm chí, ăn nấm xào quá nhiều dầu mỡ còn có có thể gây đầy bụng, khó tiêu,…
- Không nên uống đồ lạnh khi ăn nấm. Nấm mang tính hàn, bổ âm, khi dùng nấm chung với những đồ uống thanh nhiệt, giải khát sẽ gây khó chịu, lạnh bụng, chướng bụng,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về nấm bào ngư. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bạn đọc và gia đình.
Xem thêm bài viết tương tự:
- Nấm đông trùng hạ thảo tác dụng của nấm đông trùng cách dùng cho bệnh
- Cách loại bỏ chứng chán ăn tâm thần ở người cao tuổi
- Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
- Bài thuốc chữa bệnh thường gặp trong mùa đông
- Nghệ ngâm rượu có tác dụng gì?
- Nấm Ngọc bích là gì với cách dùng và tác dụng của nấm Ngọc bích tốt nhất
- Cái giá của sự tức giận và cách bảo vệ cơ thể
- Nấm bạch tuyết đặc điểm tác dụng và cách dùng nấm bạch tuyết ngon
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Nấm Bào Ngư
-
Nấm Bào Ngư Là Gì? Lợi ích Và Giá Thành Của Nấm Bào Ngư Xám
-
Nấm Bào Ngư Là Gì? Thành Phần Và Công Dụng Của Nấm Bào Ngư
-
Nấm Bào Ngư: 6 Tác Dụng Và 5 Lưu ý Khi Sử Dụng để Không Gây Hại
-
Nấm Bào Ngư Xám Nhiều Chất Dinh Dưỡng - Thực Phẩm Đồng Xanh
-
Nấm Bào Ngư Trắng Thơm Ngon Và Bổ Dưỡng
-
TÌM HIỂU VỀ NẤM BÀO NGƯ XÁM - NHÀN HOME FARM
-
GIỚI THIỆU VỀ NẤM SÒ (NẤM BÀO NGƯ)
-
Nấm Bào Ngư, Nấm Sò: đặc điểm, Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi ích Với ...
-
Tổng Quan Về Nấm Bào Ngư
-
8 Lợi ích Sức Khỏe Tuyệt Vời Của Nấm Bào Ngư - Báo Lao động
-
Tìm Hiểu Về Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Của Nấm Bào Ngư
-
Tìm Hiểu Về Nấm Bào Ngư
-
Lợi ích & Các Món Ngon Từ Nấm Bào Ngư Không Nên Bỏ Qua - VinID
-
Nấm Sò – Wikipedia Tiếng Việt