Nấm Candida Miệng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và ...
Có thể bạn quan tâm
Chuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmCarePath
Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!
Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"
Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
Hộp thuốc cá nhân
Tính ngay với Hello Bacsi app
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminMang thai•15 days🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppBệnh tai mũi họngBệnh về họngTổng quan
Nhiễm nấm Candida miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa- Nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?
- Triệu chứng của bệnh nấm Candida miệng
- Nguyên nhân gây nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh tưa lưỡi
- Điều trị nhiễm nấm Candida miệng
- Mách bạn cách phòng ngừa nấm Candida miệng
Nấm Candida miệng (nấm miệng, nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi) là tình trạng viêm nhiễm do một dạng vi nấm men có tên khoa học là Candida albicans sinh sôi ở niêm mạc họng miệng gây ra. Thông thường, trong miệng vẫn có nấm Candida với số lượng vừa phải, nhưng đôi khi do mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh trong miệng hoặc do cơ thể giảm sức đề kháng mà nó có thể phát triển quá mức và gây ra bệnh nấm lưỡi ở người lớn có màu trắng hoặc vàng.
Vậy biểu hiện của bệnh nấm Candida miệng là gì và nấm lưỡi ở người lớn phải chữa thế nào cho hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé!
Nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?
Bạn thắc mắc nấm Candida miệng hay nấm lưỡi ở người lớn là gì? Sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans ở miệng sẽ dẫn đến tình trạng tưa lưỡi, còn gọi là bệnh nấm miệng hay nấm lưỡi. Nấm Candida miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường ở lưỡi hoặc mặt trong của má. Đôi khi, bệnh có thể lan lên vòm khẩu cái, lan ra nướu, amidan hoặc lan tới thành sau họng.
Một số thể bệnh nấm Candida miệng hay nấm lưỡi Candida nặng, nấm có thể lan sâu xuống hệ tiêu hóa như hạ họng, thực quản, ruột, gan; lan xuống phổi, thậm chí nhiễm nấm đa phủ tạng. Tình trạng nghiêm trọng này có thể xảy ra ở bệnh nhân HIV, tiểu đường, suy thận, ung thư và những người bệnh nặng khác phải nằm dài ngày trong khu hồi sức tích cực.
Mặc dù tưa miệng có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng bệnh nấm miệng Candida thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc một số bệnh mạn tính khiến cơ thể giảm đề kháng hoặc những người đang dùng kháng sinh dài ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày dễ nhiễm nấm Candida miệng-họng.
Triệu chứng của bệnh nấm Candida miệng
Bệnh nấm candida miệng hay bệnh tưa miệng có những triệu chứng nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, tùy vào đối tượng nhiễm nấm mà bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Triệu chứng nấm miệng ở người lớn
Dấu hiệu nấm lưỡi ở người lớn là gì? Đối với nấm miệng ở người lớn hay bệnh nấm lưỡi ở người lớn, ta có thể nhận thấy qua các mảng tổn thương màu trắng hoặc kem, nổi gờ lên như lát pho mát mỏng. Những tổn thương do bị nấm lưỡi ở người lớn này có thể là dạng giả mạc trắng ngà, dạng viêm đỏ lựng hoặc dạng tăng sản mảng dày với những mụn đỏ li ti. Bệnh tưa lưỡi người lớn hay nấm Candida miệng ở người lớn gây ra một số khó chịu như:
- Cảm giác vướng cộm như có miếng bông gòn trong miệng.
- Sưng đỏ, ngứa, đau rát ở giữa lưỡi, ở viền nướu. Nếu lan xuống hạ họng, thực quản, bệnh có thể gây nuốt đau, nuốt khó và tức nghẹn vùng ngực kèm sốt.
- Vị giác thay đổi hoặc mất vị giác.
- Chảy máu nhẹ nếu vị trí tổn thương bị cọ xát.
- Nứt và viêm đỏ ở khóe mép miệng.
2. Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ em
Trẻ bị nấm lưỡi (nấm lưỡi Candida) hay tưa miệng sẽ có các mảng trắng đóng trên lưỡi và đôi khi ở những nơi khác trong khoang miệng. Các tổn thương của nấm Candida miệng có thể gây đau và khiến trẻ khó ăn hoặc khó bú. Không những vậy, trẻ bị nấm Candida miệng có thể truyền nấm sang vú của người mẹ khi bú sữa. Nếu nhiễm bệnh, đầu vú người mẹ có thể bị đỏ rát, viêm nứt và đau.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc con bạn có các mảng màu trắng bên trong miệng, hãy đến khám bác sĩ hoặc nha sĩ để được trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em. Bệnh nấm Candida miệng thường không phổ biến ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bị mắc bệnh nấm miệng, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc tìm ra các nguyên nhân khác.Nguyên nhân gây nấm Candida miệng (nấm lưỡi) là gì?
Tình trạng nhiễm nấm Candida miệng-họng là do đâu? Thông thường, khi hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể đưa hệ vi sinh đang “cư trú” trên cơ thể vào khuôn khổ nhất định. Sự cân bằng “lực lượng” giữa các vi sinh vật sẽ duy trì sự ổn định của “hệ sinh thái” này.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu cũng như khi có sự mất cân bằng “lực lượng” giữa các chủng loại vi sinh, thì loại nấm men này sẽ trỗi dậy và “cướp chính quyền”, gây ra những tổn thương ở miệng họng khiến miệng bị nấm Candida.
Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Candida miệng, cụ thể như:
- Hệ miễn dịch suy yếu trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – HIV/AIDS. Suy giảm miễn dịch do dùng thuốc có tính chất ức chế miễn dịch như chống ung thư, thuốc chống thải ghép, thuốc chống viêm steroid.
- Bệnh đái tháo đường: Đường máu cao dẫn tới hàm lượng đường trong các dịch tiết cũng cao. Dịch nước bọt trong miệng mà “ngọt quá” thì lại tạo ra môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển và khiến lưỡi bị nấm trắng.
- Nhiễm nấm âm đạo: Nếu mẹ bầu nhiễm nấm Candida âm đạo thì có thể truyền bệnh nấm Candida lưỡi sang con trong quá trình sinh nở.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh mạnh, phổ rộng, dài ngày sẽ tiêu diệt “lực lượng thù địch” của vi nấm là vi khuẩn, khiến vi nấm “thừa cơ” trỗi dậy, gây bệnh nấm Candida miệng.
- Các tình trạng răng miệng bất lợi khác: Đeo hàm giả, niềng răng không hợp lí, vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Candida miệng.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh tưa lưỡi
Bác sĩ có thể nghĩ tới bệnh nấm miệng hay bệnh nấm Candida miệng khi phát hiện những hình thái tổn thương đặc trưng trong khoang miệng bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, cần phải xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu để soi, nuôi cấy, thậm chí phải sinh thiết vùng tổn thương để xác định chẩn đoán nấm Candida ở lưỡi. Việc này sẽ đơn giản nếu tổn thương chỉ trong phạm vi miệng họng. Nếu tổn thương ở khu vực xa như hạ họng, thực quản, phế quản phổi thì bác sĩ phải tiến hành thủ thuật nội soi để lấy mẫu, chụp thực quản để đánh giá, giúp cho việc xác định chẩn đoán và tiên lượng.
Điều trị nhiễm nấm Candida miệng
Nhiều người thường thắc mắc nhiễm nấm candida miệng-họng được điều trị như thế nào? Để điều trị bệnh nấm lưỡi, bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc kháng nấm, dùng tại chỗ hoặc toàn thân tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, từng người bệnh. Vậy, thuốc trị nấm Candida miệng là gì? Ví dụ một vài loại thuốc trị nấm lưỡi sau:
- Fluconazole
- Clotrimazole
- Nystatin
- Itraconazole: Dùng để điều trị cho những người không có đáp ứng với các thuốc khác và người nhiễm HIV
- Amphotericin B: Dùng để điều trị các tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng.
Vậy nấm miệng bao lâu thì khỏi? Thông thường, khi được điều trị, bệnh tưa miệng hay bệnh nấm Candida miệng sẽ hết sau vài tuần. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bệnh có thể dai dẳng hoặc tái đi tái lại. Với những trường hợp đó, bác sĩ sẽ phải chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu nhằm tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng này.
Mách bạn cách phòng ngừa nấm Candida miệng
Làm thế nào để phòng bệnh nấm candida ở lưỡi hay tưa miệng? Theo các chuyên gia sức khỏe, để phòng tránh, cũng như hạn chế rủi ro bệnh nấm Candida miệng hay nấm lưỡi Candida tái phát, bạn nên tập một số thói quen như:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ như đánh răng, cạo lưỡi ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
- Thường xuyên vệ sinh và khử trùng hàm giả (nếu có) một cách kỹ lưỡng và đúng phương pháp.
- Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc bằng dung dịch pha trộn giấm táo, oxy già, nước cốt chanh hoặc soda.
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách thường xuyên ăn sữa chua
- Nếu cho trẻ bú bình, nên vệ sinh dụng cụ sạch sẽ
- Đi khám nha khoa ngay khi có vấn đề về răng miệng
- Hạn chế ăn đồ ngọt và các sản phẩm có ủ men
- Tuân thủ điều trị các bệnh nền như tiểu đường, suy thận, HIV
- Không lạm dụng những sản phẩm kháng khuẩn thơm miệng để tránh bị mất cân bằng hệ vi sinh trong miệng
- Bỏ thuốc lá (nếu có).
Hello Bacsi hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã có được những thông tin thiết yếu xoay quanh bệnh nấm miệng candida, biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
[embed-health-tool-heart-rate]
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Oral thrush https://www.healthdirect.gov.au/oral-thrush Ngày truy cập: 27/06/2023
Thrush https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10956-thrush Ngày truy cập: 27/06/2023
Oral thrush.http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/oral-thrush/basics/definition/con-20022381. Ngày truy cập 10/10/2016.
Oral thrush in adults.http://www.nhs.uk/Conditions/Oral-thrush—adults/Pages/Introduction.aspx. Ngày truy cập 10/10/2016.
Candida infections of the mouth, throat, and esophagus https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/thrush/index.html Ngày truy cập: 26/04/2021
Oral Thrush. https://kidshealth.org/en/parents/thrush.html. Ngày truy cập: 26/04/2021
Oral Thrush. https://health.clevelandclinic.org/thrush-the-white-stuff-growing-in-your-mouth-and-how-to-get-rid-of-it/. Ngày truy cập: 26/04/2021
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
27/06/2023
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Vũ Hải Long
Cập nhật bởi: Minh Châu Văn
Bài viết liên quan
Bệnh về lưỡi: Cảnh báo 4 bệnh ở lưỡi thường gặp nhưng nguy hiểm
Bật mí 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch khuẩn, ngừa bệnh răng miệng
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKII Vũ Hải Long
Tai - Mũi - Họng · Bệnh viện Nhân dân 115
Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 27/06/2023
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » Hình ảnh Trẻ Em Bị Nấm Lưỡi
-
Giật Mình Với 11+ Hình ảnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Em - DR.PAPIE
-
15+ Hình ảnh Nấm Miệng ở Trẻ Em Khiến Mẹ Rùng Mình - DR.PAPIE
-
Một Số Hình ảnh Nấm Miệng ở Trẻ Sơ Sinh - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Bị Nấm Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Medlatec
-
Từ Hình ảnh Nấm Miệng, Nhận Biết Triệu Chứng để điều Trị
-
Bệnh Nấm Miệng ở Trẻ Em Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và ...
-
Nấm Miệng (tưa Miệng) ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Nấm Miệng ở Trẻ Em Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách điều Trị
-
Nấm Miệng (nấm Lưỡi): Nguyên Nhân, Nhận Biết Và điều Trị - YouMed
-
Dấu Hiệu Mắc Bệnh Nấm Lưỡi Và Cách điều Trị
-
Cách Chữa Nấm Miệng ở Trẻ Nhỏ Hiệu Quả, Ngăn Tái Phát - Dizigone
-
Viêm Lưỡi Bản đồ ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Nấm Lưỡi ở Trẻ Em Là Gì? Biểu Hiện Cụ Thể Và Hướng điều Trị
-
Hình ảnh Bị Nấm Miệng ở Trẻ Sơ Sinh?