Nấm Da Đầu Là Gì? Có Lây Không? Dấu Hiệu, Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Nấm da đầu là gì? Có lây không? Dấu hiệu, điều trị
Nấm da đầu là gì? Có lây không? Dấu hiệu, điều trị
Đặt lịch
Nấm da đầu là tình trạng do một số nấm tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến da bị tổn thương, nổi mụn nước, viêm loét, thậm chí gây rụng tóc. Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và can thiệp y khoa kịp thời, người bệnh có khả năng cao đứng trước nhiều nguy cơ nguy hiểm ảnh hưởng đến cả ngoại hình và tâm lý. Do vậy, nắm rõ một số thông tin cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tìm nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị tích cực.
Tìm hiểu bệnh nấm da đầu
Nấm da đầu là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở da đầu bởi chứng rối loạn da do sự xâm nhập và hoạt động mạnh của một số vi khuẩn gây nấm. Bất kỳ mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc phải căn bệnh này, nhưng thường gặp nhiều nhất là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
Trên thực tế, căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác về da đầu như: á sừng, vảy nến, chấy, gàu,… Sự nhầm lẫn này xuất phát từ những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cùng với da bị bong tróc. Theo nhận định của các chuyên gia, căn bệnh này nếu không được điều trị sớm và để bệnh tình tiến triển nặng, vùng da đầu có thể bị nhiễm trùng nặng, từ đó gây rụng tóc thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn.
Điểm qua nguyên nhân gây nấm da đầu
Nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm da đầu là do sự xâm nhập và tấn công mạnh của nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum vào các sợi tóc hoặc nang tóc. Hai loại nấm này thường cư trú nhiều ở các vùng da đầu ẩm ướt, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm có thể tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:
- Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mồ hôi được tiết ra kết hợp cùng với bụi bẩn và tế bào chất, gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ phát triển và sinh sôi nhanh, nhất là khi da đầu bị trầy xước;
- Thói quen sinh hoạt không phù hợp cũng là yếu tố gây bệnh. Điển hình là các đối tượng bận rộn, không có thời gian để vệ sinh da đầu hoặc thói quen gội đầu buổi tối và đi ngủ ngay khi tóc chưa khô;
- Dùng chung một số vật dụng cá nhân với các đối tượng có tiền sử bị nấm da đầu như: khăn, lược, mũ,…;
- Bị lây nhiễm vi khuẩn gây nấm từ thú cưng hoặc vật nuôi trong nhà mang mầm mống gây bệnh;
- Môi trường ô nhiễm hoặc nguồn nước sử dụng bị nhiễm vi khuẩn và nấm.
Biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn
Bệnh nấm da đầu được các chuyên gia xếp chung vào trong những bệnh ngoài da có khả năng cao chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Nếu chỉ xét những triệu chứng lâm sàng trên da đầu thì biểu hiện của bệnh có thể tiến triển theo các giai đoạn cụ thể sau:
– Giai đoạn 1: Đóng vảy nhỏ, ngứa ngáy và rụng tóc
Ở giai đoạn nhẹ, da đầu thường bắt đầu những cơn ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện những mảng trắng ti li do da đầu bị đóng vảy mà nhiều người thường bị nhầm lẫn với gàu. Chính vì sự nhầm lẫn này đã khiến không ít người bệnh chủ quan và cho đó là chỉ là triệu chứng thông thường do tình trạng da đầu dơ.
Khi nấm xuất hiện và tấn công da đầu, chúng sẽ kích thích việc tiết bã nhờn nhiều đột biến, đồng thời kết hợp với các lớp tế bào da chết trên da đầu để hình thành nên gàu.
– Giai đoạn 2: Cơn ngứa ngáy gia tăng và xuất hiện mụn nước màu đỏ
Gàu và chất nhờn là cặp đôi chính khiến làm gia tăng cơn ngứa ngáy da đầu. Khi đó, người bệnh thường gãi mạnh để làm giảm cơn ngứa tức thời. Tuy nhiên, chính vì việc gãi mạnh hoặc gãi với tần suất nhiều sẽ khiến cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây chảy máu và đóng vảy trên da đầu.
Một số trường hợp khác, do việc toát nhiều mồ hôi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ có thể sẽ xuất hiện mụn nước hoặc những nốt đỏ li ti trên da dầu khi bị nấm tấn công. Đây được xem là dấu hiệu nặng và dễ bị nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.
– Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều
Khi bệnh tình đã chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng, các chân tóc có khả năng “trụ” trên da đầu kém đi, điều này kéo theo tình trạng rụng nhiều tóc. Khoảng 20 ngày sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh nấm da đầu, tình trạng rụng tóc diễn ra càng mạnh mẽ tạo thành những hình hói đường tròn hoặc đường bầu dục với các kích thước khác nhau. Tóc có thể tự nhiên rụng hoặc do việc tác động trực tiếp lên tóc như: vuốt tóc, chải đầu, gội đầu,…
Trong trường hợp tình trạng rụng tóc diễn ra quá nhanh, người bệnh nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám do tính chất của việc rụng tóc có thể bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác.
Triệu chứng của bệnh nấm da đầu
Từ những biểu hiện của bệnh theo từng giai đoạn, chung quy lại, một số triệu chứng điển hình của bệnh nấm da đầu là:
- Trên da đầu xuất hiện các nốt sần nhỏ hay đóng thành vảy rải rác ở một số vị trí, sau đó lan rộng sang các vùng da khác. Những vùng da bị tổn thương thường bị viêm hoặc có màu đỏ ửng;
- Phần tóc ở khu vực bị nhiễm nấm trở nên yếu mềm, dễ rụng. Một số trường hợp khác, có thể xuất hiện những chấm nhỏ màu đen trên da đầu;
- Da đầu ngứa ngáy khó chịu, đôi khi một số trường hợp không xuất hiện cơn ngứa ở giai đoạn khởi phát;
- Trên da đầu có thể xuất hiện các mụn mủ hoặc vùng da bị phồng rộp và có chứa mủ.
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Theo nhận định của các chuyên gia, nấm da đầu hoặc các bệnh nhiễm nấm khác đều là những bệnh lây nhiễm. Một số vi khuẩn điển hình như: Trichophyton và Microsporum là những “thủ phạm” chính khiến bệnh lây từ người này sang người khác. Các vi khuẩn này có thể có từ môi trường bên ngoài hoặc do số lượng nhỏ xuất hiện trên da đầu gặp điều kiện thuận lợi sẽ khiến chúng sinh trưởng mạnh.
Bên cạnh đó, người khỏe mạnh có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc động vật nhiễm nấm. Một số trường hợp dùng phòng thay đồ chung, vòi sen, khăn tắm, lược cải tóc, mũ, quần áo mang bào tử nấm cũng có khả năng bị lây nhiễm nếu sử dụng chung.
Trường hợp hiếm gặp khác, người bị nấm da đầu có thể làm rơi các mảnh da mang một lượng bào tử nấm, nấm có thể tồn tại trong môi trường nhất định và gây nhiễm trùng nấm ở người khác.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nấm da đầu
Tuy là bệnh lý không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nấm da đầu lại làm ảnh hưởng khá lớn đến mặt thẩm mỹ, thậm chí khiến chất lượng đời sống bị suy giảm. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh nấm da đầu như:
– Cơn ngứa ngáy khó chịu, kéo dài:
Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh nấm da đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gãi mạnh khiến da đầu bị tổn thương. Khi da đầu bị tổn thương và không được xử lý nhanh chóng có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm hay vi khuẩn khác tấn công và làm viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, việc kiềm chế các cơn ngứa ngáy sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, dễ bị đau đầu, khó tập trung làm việc, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và năng suất làm việc.
– Ảnh hưởng đến ngoại hình:
Phần tóc là một trong những bộ phận trên đầu có những sự thay đổi rõ ràng nhất trong khoảng thời gian mắc bệnh nấm da đầu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ bệnh mà người khác có thể dễ dàng nhận ra. Một số trường hợp khác, khi bị nấm da đầu gây rụng tóc từng mảng sẽ làm lộ lớp da đầu, điều này làm ảnh hưởng đến ngoại hình và thẩm mỹ không kém.
Hơn nữa, khi bị nấm da đầu, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các mụn nước lấm tấm, lở loét, thậm chí ở một số trường hợp có thể mất một mảng tóc. Trong trường hợp bệnh trở nặng, các mụn nước có thể bị vỡ và gây ra mùi khá khó chịu.
Do đó, bệnh nấm da đầu ảnh hưởng khá lớn đến ngoại hình của người mắc phải. Nếu không có những phương pháp điều trị hữu hiệu, bệnh không chỉ làm tổn thương ở da đầu mà có thể lan xuống mặt, sau tai và sau gáy. Trong một vài trường hợp bệnh da đầu nặng có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
– Ảnh hưởng đến tâm lý:
Ngoại việc ảnh hưởng đến ngoại hình, bệnh nấm da đầu còn ảnh hưởng cả mặt tâm lý của các đối tượng đang mắc phải, nhất là khi các vết thương xuất hiện ở những vùng dễ nhìn thấy như gần trán.
Các mảng da đầu bong tróc xuất hiện nhiều tại các chân tóc sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin và ngại khi giao tiếp. Điều này đã vô tình hình thành rào cản giao tiếp với các đối tượng xung quanh. Một trường hợp khác, như vừa mới đề cập, bệnh nấm da đầu là căn bệnh lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, vậy nên người bệnh nấm da đầu thường chịu sự cách ly bằng cách giữ khoảng cách với mọi người. Tình trạng này nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ khiến tâm lý bị suy sụp, chán nản và dẫn đến trầm cảm.
Phương pháp điều trị nấm da đầu
Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh nấm da đầu đang mắc phải, người bệnh nên tiến hành điều trị để làm giảm các triệu chứng lâm sàng cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng. Hầu hết các trường hợp bị nấm da đầu có thể dễ dàng điều trị triệt để thông qua các biện pháp tự nhiên (bài thuốc dân gian), dầu gội trị nấm hoặc một số loại thuốc kê đơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:
Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y
Một số trường hợp da đầu bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa khả năng lây lan. Hiện nay, thuốc trị bệnh nấm da đầu được chia thành hai nhóm chính tương ứng với các dạng bào chế, như:
– Trị bệnh bằng thuốc uống:
Một số thuốc uống trị nấm da đầu phổ biến như:
- Griseofulvin
- Terbinafine
- Ketoconazole
- Itraxcop
Ưu điểm của các loại thuốc này là công dụng kháng nấm, trị nấm tận từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc đúng liều lượng để phòng một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như: buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, phát ban da,…
– Trị nấm bằng thuốc bôi:
Một số loại thuốc bôi trị nấm da đầu thông dụng như:
- Ketoconazole
- Fluconazole
- Naftifine
- Clotrimazol
- Nizoral
- Lamisil cream
Thuốc bôi trị nấm da đầu có công dụng giảm ngứa, diệt vi khuẩn gây nấm ở ngoài da, mang đến hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng của thuốc, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ da đầu trước khi bôi thuốc và tuyệt đối không bôi lan qua những vùng da lành khác bởi vì đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Việc trị bệnh nấm da đầu bằng thuốc Tây y cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng thuốc kiên trì do vi khuẩn gây nấm thường nằm sâu trong da đầu, người bệnh sẽ trải qua một quá trình ngứa ngáy, da bong tróc rồi mới quay trở về trạng thái ban đầu.
Một lưu ý khác, người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc cho hết lộ trình mặc dù bệnh tình đã thuyên giảm. Bởi vi khuẩn gây nấm rất có thể quay trở lại tấn công thêm vài lần, thậm chí tình trạng này còn trở nên nặng hơn lần trước.
Áp dụng mẹo vặt dân gian giúp cải thiện tình trạng nấm da đầu
Đối với những trường hợp bị nấm da đầu nhẹ, người bệnh có thể tận dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên để nấu thành nước để tắm gội diệt nấm và làm sạch da đầu. Đây là một trong những phương pháp được đánh giá khá cao về mức độ lành tính, an toàn, không tác dụng phụ và thích hợp cho các làn da nhạy cảm. Dưới đây là một số mẹo vặt dân gian trị bệnh nấm da đầu điển hình như:
– Trị nấm da đầu bằng bồ kết:
Bồ kết là một trong những nguyên liệu thiên nhiên không thể vắng mặt trong việc trị bệnh nấm da đầu. Và đây cũng chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các đối tượng có nhu cầu làm mượt tóc, chắc khỏe da đầu. Bởi trong quả bồ kết có chứa một chất tinh dầu đặc biệt, chất này có tác dụng làm mượt tóc, ngăn rụng tóc và đặc biệt là có khả năng cải thiện tình trạng nấm da đầu.
Quả bồ kết sau khi được nướng trên than đỏ, đem toàn bộ ngâm trong nước sôi khoảng 5 – 7 phút hoặc cho đến khi nước chuyển sang màu cánh gián thì có thể dùng được. Dùng nước bồ kết để gội đầu thay cho dầu gội đầu thông thường khác.
– Dùng muối trị nấm da đầu:
Trong một số tài liệu cho biết, trong muối có chứa nhiều thành phần mang bản chất kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm. Bên cạnh đó, trong muối còn chứa nhiều khoáng chất khác tốt cho da như vitamin A, kẽm,… Với bản chất này, muối trở thành nguyên liệu trị nấm da đầu hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ sót.
Người bệnh chỉ cần dùng 3 thìa muối biển hòa với một ít nước lạnh. Sau khi gội đầu với dầu gội, người bệnh nên lấy hỗn hợp nước muối vừa pha được gội lại thêm lần nữa và để ủ trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, rửa lại thêm lần nước mát.
– Chữa nấm da đầu bằng cây chó đẻ:
Cây chó đẻ là một vị thuốc dân gian quen thuộc và được biết đến với tên gọi khác là cây diệp hạ châu. Là dược liệu thiên nhiên với bản chất chữa nhiều bệnh lý khác nhau, cây chó đẻ được dân gian tận dụng khá nhiều, bao gồm cả việc trị bệnh nấm da đầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong cây chó đẻ răng cưa có chứa nhiều chất phenolic và một flavonoid. Hai chất này có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh.
Để cải thiện tình trạng nấm da đầu, đem một nắm cây chó đẻ đã được làm sạch đun cùng với một lượng nước sôi vừa đủ. Tiến hành đun khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp. Pha loãng nước cây chó đẻ với một ít nước lạnh, để nguội rồi dùng để gội đầu.
Dùng dầu gội đầu trị nấm
Bên cạnh việc điều trị bệnh nấm da đầu bằng thuốc Tây y hay các mẹo vặt dân gian, người bệnh cần kết hợp với việc vệ sinh da đầu để cải thiện các cơn ngứa ngáy khó chịu cũng như làm sạch da đầu và loại vỏ một số tác nhân dị nguyên gây bệnh. Đa phần, các sản phẩm dầu gội đầu trị nấm không có khả năng tiêu diệt nấm hay một số loại vi khuẩn khác. Sản phẩm này có có tác dụng loại bỏ nấm và các bào tử nấm trên da đầu.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít dầu gội đầu trị nấm da đầu, chính vì sự đa dạng đó đã gây ra nhiều hoang mang cho người bệnh trong việc lựa chọn. Nếu đánh giá về mặt tác dụng loại bỏ nấm và cải thiện các cơn ngứa ngáy tốt thì dưới đây là một vài sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng:
- Dầu gội Selsun;
- Dầu gội đầu Thái Dương 7;
- Dầu gội Nizoral;
- Dầu gội trị gàu và nấm Ducray;
- Dầu gội đầu Vichy Dercos Anti Dandruff.
Để sản phẩm phát huy tối đa công dụng, người bệnh nên sử dụng đúng cách với liều lượng vừa đủ. Bên cạnh đó, nên lựa chọn các sản phẩm không chứa một số thành phần mà cơ thể bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm.
Khi nào tiến hành thăm khám?
Nấm da đầu tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và có những phác đồ điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ đối diện với một số tiềm ẩn nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu nghi ngờ bản thân bị nấm da đầu hoặc cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Da đầu bị nhiễm trùng;
- Xuất hiện mủ màu trắng hoặc màu xanh trên da đầu;
- Trên da đầu có các mảng trắng có kích thước to hơn gàu;
- Ngứa ngáy, khó chịu dù đã được vệ sinh sạch sẽ;
- Rụng tóc loang lỗ hoặc vùng mảng theo đường tròn;
- Sốt cao hoặc đau đầu.
Việc chẩn đoán bệnh nấm da đầu thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và thời gian phát bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng tổn thương kết hợp với việc tra hỏi bệnh nhân để nắm rõ hơn tình trạng bệnh lý.
Một số trường hợp nấm da đầu thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như: gàu, vảy nến, viêm da tiết bã,… Chính vì vậy, để xác nhận tình trạng bệnh, bác sĩ thường lấy mẫu tóc hoặc một mảng da đầu nhỏ của người bệnh để thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển bi nhằm mục đích tìm ra tế bào nấm.
Biện pháp hữu hiệu phòng bệnh nấm da đầu khởi phát và tái phát trở lại
Nấm da đầu là một trong những bệnh lý gây ra không ít phiền toái và sự khó chịu cho các đối tượng đang mắc phải. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các triệu chứng cũng như phòng ngừa tình trạng bệnh tình tái phát trở lại bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt. Một số lời khuyên cụ thể hơn:
- Loại bỏ toàn bộ các vật dụng nhiễm nấm hoặc nghi ngờ bị nhiễm như: mũ vải, mũ bảo hiểm, lược, gối, chăn, khăn,… Việc này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại sau quá trình điều trị;
- Không nên sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với một số đối tượng khác, kể cả những người thân trong gia đình;
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình khi có dấu hiệu bị nhiễm nấm, mắc bệnh vảy nến hoặc rụng tóc;
- Tắm và gội đầu bằng những sản phẩm chuyên dụng cho các đối tượng mắc bệnh nấm da đầu. Sau đó, nên lau khô tóc bằng khăn, quạt hoặc máy sấy. Không nên đi ngủ khi tóc còn ướt và chưa được làm khô;
- Hạn chế đội mũ, quấn khăn hay trùm đầu nếu không thực sự cần thiết. Bạn nên giữ da đầu luôn khoáng khí và sạch sẽ;
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế uống nhiều bia, rượu hay các chất kích thích khác;
- Không được tự ý mua thuốc để điều trị bệnh nấm da đầu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bạn nên tiến hành thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp;
- Nếu nghi ngờ thú cưng hay vật nuôi trong gia đình có nguồn nấm gây hại, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.
Bệnh nấm da đầu nên ăn gì và kiêng gì?
Một chế độ ăn uống điều độ và phù hợp không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng tránh tình trạng nấm da đầu trở nặng hoặc tái phát trở lại trong tương lai. Tuy nhiên, người bệnh không nên kiêng kẽm hoàn toàn một số thực phẩm mà vẫn có thể sử dụng hoặc sử dụng thực phẩm thay thế sao cho vẫn đảm bảo lượng dưỡng chất đủ cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên trao đổi vấn đề này với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.
– Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị nấm da đầu:
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung cho cơ thể đủ lượng kẽm trong các thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa việc tiết bã nhờn và hỗ trợ tóc luôn được chắc khỏe. Một số thực phẩm chứa nhiều hàm lượng kẽm tốt cho người mắc bệnh nấm da đầu như: hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc,…;
- Thực phẩm giàu vitamin B: Việc bổ sung các thực phẩm giàu lượng vitamin B có tác dụng hạn chế tình trạng bong tróc vảy, mảng bám và da chết. Vitamin B có nhiều trong thịt, cá, đậu, một số rau xanh, củ quả, trái cây;
- Thực phẩm có chứa allicin: Một số thực phẩm chứa nhiều hàm lượng allicin như hành, tỏi,… Nhiều nghiên cứu cho biết, dưỡng chất allicin có đặc tính chống nấm và kháng viêm tốt;
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm như cá, trứng gà, nấm, một số loại thịt khác,… sẽ giúp làm bền các mô liên kết dưới da, đồng thời hạn chế những tổn thương bị viêm khi bị nấm da đầu.
Không phải những thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng đồng nghĩa là người bệnh dùng nhiều. Việc dùng nhiều chưa hẳn là tốt cho sức khỏe, người bệnh nên dùng vừa đủ và phối hợp cùng với một số thực phẩm khác sao cho phù hợp với tiêu chuẩn vừa và đủ.
– Một số thực phẩm mà người bị nấm da đầu tránh dùng:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại thực phẩm giàu vitamin C luôn là kẻ thù của các đối tượng có tiền sử mắc bệnh nấm da, nhất là bệnh nấm da đầu. Các chuyên gia không khuyến khích người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, điển hình như cam, bưởi, chanh, quýt,…;
- Hải sản vỏ cứng: Tuy các loại hải sản vỏ cứng chứa nhiều hàm lượng omega – 3, khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe nhưng đối với các đối tượng bị nấm da đầu thì hoàn toàn ngược lại. Một số hải sản vỏ cứng như: cua, ghẹ, sò, tôm,… có chứa kháng histamin gây ngứa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơn ngứa bùng phát;
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Là những thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe của người bị nấm da đầu ngoại trừ sữa chua. Để tránh bị kích ứng gây ngứa, người bệnh không nên uống sữa, ăn phomai, kem hay bơ;
- Một số thực phẩm khác: Ngoài những thực phẩm đã được liệt kê, người mắc bệnh nấm da đầu cũng không được ăn thịt bò, thịt gà, món ăn từ nhộng tằm, dưa muối,…
Không nhất thiết phải kiêng cữ hoàn toàn những thực phẩm đã được liệt kê, người mắc bệnh nấm da đầu cũng có thể sử dụng nhưng chỉ sử dụng ở liều lượng nhỏ để không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và quá trình điều trị bệnh lý.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh nấm da đầu như: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cải thiện sức khỏe và phòng bệnh. Để biết thêm một số thông tin khác về căn bệnh này, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Á Sừng Da Đầu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị
- Bệnh viêm da dầu: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Nấm Tóc
-
Làm Thế Nào Khi Bị Nấm Da đầu? | Vinmec
-
Bệnh Nấm Tóc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Nấm Da đầu Triệt để | Medlatec
-
Nguyên Nhân Gây Nấm Da đầu Là Gì Và Cách Chữa Trị Triệt để | Medlatec
-
Bệnh Nấm Da đầu - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
5 Loại Nấm Tóc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Docosan
-
Nấm Da đầu - Nấm Tóc: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
Nấm Da đầu (Scalp Ringworm) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Bị Nấm Tóc, Hình Ảnh Nhận Biết Và Cách Trị Nấm Tóc
-
Nấm Da đầu: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - Hello Bacsi
-
NẤM TÓC - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
[Bạn Hỏi - Bác Sĩ Trả Lời] - Nấm Da đầu
-
Nấm Da đầu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị