Nám Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nám da là tình trạng phổ biến ở nữ giới, đặc trưng bởi các mảng hoặc các đốm màu nâu đến đen xuất hiện trên mặt khiến làn da không còn giữ được nét tươi sáng ban đầu. Nhiều chị em thiếu tự tin khi gặp phải tình trạng này. Vậy nám da là gì, nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này và cách phục hồi khi da sạm nám? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
4.9/5 - (139 bình chọn)Da được cấu thành từ 3 lớp. Lớp trên cùng là lớp biểu bì, lớp giữa là hạ bì và lớp sâu nhất là mô dưới da.
Trong lớp biểu bì của da có chứa các tế bào hắc tố (hắc sắc tố), có chức năng lưu trữ và tạo ra màu sắc của da. Khi phản ứng với ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ tia cực tím hoặc kích thích nội tiết tố, các tế bào hắc tố tạo ra nhiều hắc sắc tố. Đó là lý do vì sao da bạn trở nên sẫm màu, dễ nám da, sạm da và tàn nhang.
- 1. Nám da là gì?
- 2. Triệu chứng nám da
- 3. Nguyên nhân gây nám da
- 3.1. Do thay đổi nồng độ nội tiết tố
- 3.2. Do gặp phải vấn đề tuyến giáp
- 3.3. Do tiếp xúc với ánh sáng
- 3.4. Do yếu tố di truyền
- 3.5. Một số nguyên nhân gây sạm nám khác
- 4. Vì sao nữ giới bị nám da nhiều hơn nam giới?
- 5. Nám da có chữa khỏi không?
- 6. Chẩn đoán tình trạng sạm nám
- 7. Cách điều trị nám da
- 7.1. Dùng thuốc trị nám da
- 7.2. Dùng thủ thuật y tế điều trị nám sạm da
- 7.3. Trị nám da không cần dùng thuốc
- 8. Phòng ngừa tình trạng nám sạm da
1. Nám da là gì?
Nám da (melasma) là tình trạng da liễu liên quan đến thay đổi và rối loạn sắc tố da melanin (hắc sắc tố), gây nên các mảng hoặc đốm màu vàng, vàng nâu, thâm đen hoặc đỏ trên da. Các vết nám xảy ra do sự sản sinh quá mức melanin của các tế bào hắc sắc tố.
Các vết nám này thường xuất hiện ở một số vùng nhất định trên khuôn mặt như má, trán, cằm, thậm chí trên môi trên. Một số ít các vết nám có thể bị ở da tay, nám ở cổ hoặc vị trí khác.
Có 3 loại nám da:
- Nám từng mảng: loại có chân nám nông, thường ở lớp biểu bì với màu sắc khá nhạt
- Nám đốm (nám da sâu): có màu sẫm hơn, xuất hiện từng đốm nhỏ. Nếu soi da có thể thấy chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của dạ.
- Nám hỗn hợp: là xuất hiện cả nám từng mảng và nám đốm, điều trị phức tạp hơn.
Nám da không phải là một loại ung thư và cũng không phải dấu hiệu ung thư da. Chúng khác với ung thư da ở chỗ bề mặt bị nám da phẳng và có tính đối xứng ở cả hai bên mặt.
Đôi khi, tình trạng da sạm nám còn được gọi bằng thuật ngữ “mặt nạ thai kỳ” bởi chúng thường xuất hiện trong khi mang thai hoặc sau sinh.
2. Triệu chứng nám da
Nám da là rối loạn về da rất phổ biến, đặc biệt nám da khi mang thai. Có đến 15 – 50% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này. Từ 1,5 – 33% dân số có thể bị sạm da, đặc biệt trong thời kỳ sinh nở ở phụ nữ và hiếm khi xảy ra ở tuổi dậy thì.
Độ tuổi dễ gặp nám da bắt đầu từ 20 – 40 tuổi, có thể sau đó từ 5 – 10 năm (45 – 50 tuổi).
Các dấu hiệu nhận biết khi bị nám da như:
Triệu chứng | Biểu hiện cụ thể |
Các mảng, đốm trên mặt | Thường gây ra các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm, vàng, đỏ hoặc hơi xanh nhìn giống tàn nhang trên da. |
Vị trí xuất hiện đa dạng | Nám có thể ở trán, má, mũi, môi trên. Nhưng nhiều nhất ở vùng má, nhất là hai bên gò má. |
Có thể nám ở cổ, nám da tay, lưng | Có một số trường hợp ngoài 50 tuổi, các vết nám có thể xuất hiện ở cổ, ở da tay… |
3. Nguyên nhân gây nám da
Da bị sạm nám có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu do 2 nguyên nhân chính là tia bức xạ như tia cực tím, ánh sáng hay tia hồng ngoại và nội tiết tố. Cụ thể:
3.1. Do thay đổi nồng độ nội tiết tố
Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích thúc đẩy tình trạng sạm nám phát triển. Đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc rối loạn Estrogen, phụ nữ sau mãn kinh…
Nám da khi mang thai: được cho là do gia tăng hormone estrogen, progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố trong thai kỳ có thể tăng các vết nám.
Do sử dụng thuốc tránh thai có chứa thành phần Estrogen và Progesterone làm thay đổi nồng độ nội tiết tố hoặc thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thành phần diethylstilbestrol.
Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh sử dụng Estrogen tổng hợp để bổ sung nội tiết tố nữ có thể ảnh hưởng đến hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH), từ đó làm tăng lượng melanin được sản xuất ra.
>>> Tìm hiểu về nội tiết tố Estrogen – hormone quan trọng của nữ giới
3.2. Do gặp phải vấn đề tuyến giáp
Nếu bị các vấn đề tuyến giáp có thể tăng nguy cơ bị nám lên đến 4 lần. Cơ chế gây nám của các hormone tuyến giáp hiện vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra, sự thay đổi sắc tố có liên quan đến một số vấn đề về tuyến giáp như cường giáp. Nguyên nhân có thể do hai hormone ACTH và MSH có thể kích hoạt các thụ thể melanocortin trong tế bào hắc tố, từ đó hình thành hắc sắc tố.
3.3. Do tiếp xúc với ánh sáng
Tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời có thể gây ra quá trình peroxy hóa lipid trong màng tế bào, tạo ra các gốc tự do, từ đó kích thích các tế bào hắc tố sản xuất dư thừa melanin. Đó cũng là lý do vì sao mùa hè da dễ bị sạm đen vì ánh sáng mạnh, tổng lượng tia cực tím lớn.
Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng thời gian giữa trưa và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Do đó, trong khoảng thời gian từ sau 8h sáng đến sau 16h – 17h, khi ra ngoài trời cần có kem chống nắng hoặc áo dài tay để bảo vệ da.
3.4. Do yếu tố di truyền
Nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Thông thường, nám da thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Những người có làn da nâu sáng dễ bị nám hơn những người da trắng.
Da sạm nám cũng có tính di truyền nếu tiền sử gia đình có người bị nám. Khoảng 33-50% số người bị nám cho biết có người trong gia đình mắc phải tình trạng này.
3.5. Một số nguyên nhân gây sạm nám khác
Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố có thể góp phần gây nên tình trạng sạm da, các vết nám trên mặt và các bộ phận khác như:
- Dùng thuốc chống co giật, chẳng hạn như thuốc chống động kinh Clobazam
- Ánh sáng từ màn hình LED như ti vi, máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn led…
- Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách có thể gây ra phản ứng độc quang
- Thuốc độc quang (thuốc khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời), gồm một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần…
- Các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng da khiến da bị mỏng đi, dễ ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài
- Dùng xà phòng có mùi thơm có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng nám
- Dùng giường tắm nắng: tia UV do giường tắm nắng tạo ra có thể gây hại cho làn da
4. Vì sao nữ giới bị nám da nhiều hơn nam giới?
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, chỉ có 10% tổng trường hợp nám da ở nam giới. Số còn lại là ở nữ giới, tới 90%. Sở dĩ nữ giới bị nám da là do các hormone estrogen và progesterone ở nữ giới chiếm nhiều hơn so với nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố (do mang thai, tiền mãn kinh – mãn kinh hay dùng thuốc tránh thai) đều có thể liên quan trực tiếp đến việc hình thành nhiều sắc tố da gây nám sạm, tàn nhang.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần tác động đến tỷ lệ bị nám ở nam giới so với nữ giới như phái nữ làn da yếu hơn nên có thể bị nám dễ dàng hơn.
5. Nám da có chữa khỏi không?
Rất nhiều chị em thắc mắc liệu nám sạm da có chữa khỏi không. Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng này có thể điều trị dứt điểm được hay không.
Đối với một số phụ nữ, da nám, sạm có thể tự biến mất sau khi sinh con hoặc ngừng uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên cũng có trường hợp nám không thể điều trị dứt điểm trở thành mạn tính, phải điều trị lâu dài.
Nguyên nhân là do nếu chỉ trị phần ngọn như dùng kem, thuốc bôi để làm mờ vết nám thì chỉ sau một thời gian, các hắc sắc tố vẫn được tổng hợp và sẽ khiến làn da xuất hiện vết nám trở lại. Nám thường xuất hiện khi làn da không được bảo vệ trước tác động của ánh sáng mặt trời.
Trên thực tế, nhiều người bị nám sạm da thường dễ nhận thấy nhất vào mùa hè và mờ dần vào mùa đông. Vì vậy, để chữa nám triệt để luôn luôn áp dụng biện pháp chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời.
6. Chẩn đoán tình trạng sạm nám
Nám da có thể nhìn thấy bằng mắt thường, các vết nám chủ yếu xuất hiện ở các vị trí như trán, má, cằm, mũi, môi trên… có trường hợp nám da tay. Vết nám đa dạng về màu sắc và kích thước, có những vết nám tàn nhang khó phân biệt do kích thước nhỏ li ti. Nhưng cũng có những vết nám lớn, chiếm diện tích lớn trên khuôn mặt.
Để biết chính xác da có bị nám không hoặc thuộc những loại nám nào, các bác sĩ sẽ dùng loại đèn đặc biệt là đèn Wood (ánh sáng đen) soi da. Đèn này giúp kiểm tra nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cũng như xác định mức độ.
Có thể tiến hành sinh thiết da để biết các vấn đề của da. Da bị sạm nám có thể nhận biết thông qua:
- Tế bào hắc sắc tố hình đuôi gai (phân nhánh)
- Melanin xuất hiện trong tế bào sừng nền và tế bào sừng trên
- Melanin trong lớp hạ bì
- Nằm trong khoảng thang điểm đánh giá nám (aMASI) theo từng mức độ
7. Cách điều trị nám da
Theo các khuyến cáo, không phải lúc nào cũng cần điều trị nám. Nếu do nám nội tiết do nội tiết tố thay đổi như nám da khi mang thai hoặc do uống thuốc tránh thai thì tình trạng này có thể biến mất sau khi sinh hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Đối với một số trường hợp tình trạng sạm nám tàn nhang có thể kéo dài hàng năm thậm chí suốt cuộc đời. Nếu các vết nám không mờ đi theo thời gian thì nên có cách khắc phục.
Tuy nhiên, khi trị da bị sạm nám cần lưu ý, các phương pháp điều trị có hiệu quả dựa trên từng cơ địa và nám tái lại ngay khi đã điều trị thành công. Vậy bị nám da phải làm sao?
7.1. Dùng thuốc trị nám da
Có các loại thuốc bôi ngoài da sử dụng chất ức chế tyrosinase để ngăn chặn sự hình thành melanin. Một số thuốc ức chế tyrosinase như:
Thuốc | Tác dụng |
Axit azelaic | Dùng làm kem dưỡng da hoặc thoa lên da để điều trị nám hai lần mỗi ngày. Dùng được cho phụ nữ có thai. |
Cysteamine | Nghiên cứu cho thấy dùng cysteamine có hiệu quả hơn giải dược. |
Hydrocortisone | Làm mờ màu da do nám gây ra cũng như giảm khả năng viêm da do các tác nhân khác |
Hydroquinone | Dùng dưới dạng kem hoặc lotion, tác động trực tiếp lên các mảng nám vào ban đêm, làm sáng các mảng nám |
Methimazole | Kem chống tuyến giáp hoặc viên uống |
Chiết xuất đậu nành | Được cho là có thể làm mờ màu sắc của nám |
Alpha hydroxyacid bôi tại chỗ | Làm bong các sắc tố ở lớp biểu bì, từ đó loại bỏ nám |
Axit tranexamic | Là loại kem hoặc thuốc tiêm, thuốc uống để giảm nám, sạm da |
Tretinoin | Là một loại retinoid bôi ngoài da. Có hiệu quả nhưng có thể gây viêm da và không nên dùng khi mang thai |
7.2. Dùng thủ thuật y tế điều trị nám sạm da
Trong trường hợp các loại thuốc uống trị nám, kem trị nám không có tác dụng hoặc hiệu quả không rõ rệt, có thể thực hiện các kỹ thuật trị nám bằng các thiết bị y tế như:
- Mài da (dermabrasion)
- Điều trị siêu mài mòn da (microdermabrasion)
- Thay da sinh học (chemical peel)
- Chiếu laser da (laser treatment)
Phương pháp này cần các chuyên gia về da liễu có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện. Không nên tự ý thực hiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, các thiết bị cần được khử khuẩn trước khi thực hiện trên da.
7.3. Trị nám da không cần dùng thuốc
Để hạn chế tình trạng nám hay tàn nhang, việc cần thiết nhất là bạn nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên để tránh tác động của ánh nắng mặt trời. Các kem chống nắng đều có chỉ số chống tia UV cụ thể. Để biết nám sạm nên dùng kem chống nắng nào, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí như:
- Nên thoa kem chống nắng ngay cả khi trời không có nắng
- Nên lựa chọn những loại kem chống nắng có phổ rộng để có thể chống tia UVA và UVB
- Nên dùng kem chống nắng có hệ số bảo vệ chống nắng (SPF) ít nhất là 30
- Nếu da mụn hoặc da dầu nên lựa chọn các loại kem chống nắng có dán nhãn không gây bít lỗ chân lông
- Nếu da khô nên lựa chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm có chất chống nắng
- Nếu da nhạy cảm nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hoặc khoáng chất có tính chống nắng như kẽm oxit và titanium dioxide bảo vệ da
Ngoài ra dùng kem chống nắng cần tự bảo vệ cơ thể khỏi rám, sạm hay cháy nắng bằng cách:
- Mặc áo dài tay
- Đội mũ rộng vành
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không thoa kem chống nắng
- Giảm thời gian sử dụng máy tính, ti vi, điện thoại di động khi không thực sự cần thiết
8. Phòng ngừa tình trạng nám sạm da
Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, nám da là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, có thể khiến nhiều người thiếu tự tin, khó chịu vì những mảng nám “cố hữu” trên mặt. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng sạm, nám bạn nên:
- Che chắn, chống nắng cẩn thận khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Trong chế độ ăn nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê
- Tăng cường các thực phẩm tốt cho da như quả bơ, omega-3, óc chó, hạt hướng dương, nho, rau xanh, quả mọng…
- Bổ sung vitamin D để giúp da khỏe mạnh hoặc nạp vitamin D từ nguồn thịt, ngũ cốc, cá nhiều dầu, trứng…
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tránh thai
- Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Tránh những áp lực, lo lắng, căng thẳng
Trong trường hợp bạn bị dị ứng với mỹ phẩm, nên lựa chọn những sản phẩm lành tính, ít kích ứng hoặc thăm khám để được tư vấn các sản phẩm phù hợp với cơ địa nhất.
Trên đây là một số thông tin về nám da, nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn.
XEM THÊM:
- Rối loạn nội tiết sau sinh – Vấn đề chị em hay gặp
- Nám da tàn nhang ăn gì kiêng gì cho đúng – Chuyên gia giải đáp
- Điều trị nám da tại nhà – Tổng hợp các cách giảm nám hiệu quả
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Nám Da Mặt
-
Nám Da Mặt Vùng Má Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Tìm Hiểu Nám Da Mặt Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả
-
Nám Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Nám Da Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Phân Loại Và Cách Điều Trị
-
Nám Da: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Các Loại Nám Và Điều Trị
-
Nám Da Là Gì? Nám Da Có điều Trị được Không? | Medlatec
-
Nám Da: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Phân Loại Và Cách Điều Trị ...
-
Nám Da Là Gì? Tại Sao Nám Da Xảy Ra ở Phụ Nữ Nhiều Hơn Nam
-
Nám Da - Kiến Thức Cần Biết Khi điều Trị - Da Liễu Thẩm Mỹ Maia&Maia
-
[Nám Da Mặt] Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Toàn ...
-
Bật Mí 14+ Cách Trị Nám Da Mặt Lâu Năm An Toàn Các Chị Em Nên áp ...
-
Tìm Hiểu Về Nám - Kẻ Thù Số 1 Của Làn Da - Anh Em Bác Sĩ
-
Những Nguyên Nhân Gây Nên Tình Trạng Da Mặt Bị Nám, Sạm đen
-
Bệnh Nám Da Mặt ở Nam Giới: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục