Nấm Da ở Mèo | Trùm Boss

Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh nấm da ở mèo

Dermatophytosis (Bệnh nấm da) là thuật ngữ dùng trong y học dùng cho tình trạng nhiễm nấm gây ảnh hưởng đến da, lông hoặc móng (vuốt) của mèo. Phổ biến nhất trong số các ký sinh trùng này có thể biết tới là ‘Microsporum Canis Trichophyton Mentagrophytes, và Microsporum Gypseum (Thường được biết đến như Nấm Da). Bệnh này xảy ra ở hầu hết các loại động vật như chó, mèo và các động vật có vú khác. Ở mèo, các bệnh nhiễm trùng này phổ biến ở các giống mèo lông dài.

Thường bệnh nấm da hay có ở mèo con và mèo nhỏ – chúng dễ bị mắc hơn là ở những con mèo đã trưởng thành. Nấm da có thể xảy ra ở cả chó và mèo, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của nấm da hay ‘Dermatophytosis’ lên chó, vui lòng ghé thăm trang này.

Triệu chứng và các loại nấm da

Các triệu chứng xảy ra trên mèo có thể là do trên da mèo nhà bạn có nhiều tế bào da chết. Các tế bào da chết này có thể dẫn đến một số tình trạng như: gàu (vảy); da lông yếu, bị kích ứng và đỏ (ban đỏ); da sẫm màu (tăng sắc tố da); ngứa ngáy (bệnh ngứa); và mất lông (rụng lông), bị rụng lông thành những đốm hình tròn nhỏ hoặc theo từng mảng tròn. Đây là những dấu hiệu của bệnh nấm da thường thấy xuất hiện ở mèo nhất.

Một số triệu chứng, biểu hiện khác của Nấm da là sự xuất hiện của các nốt (u nhỏ) tròn, to dần được gọi là u hạt, hoặc nhọt. U hạt chính là các nốt có tiết dịch ở trên bề mặt (nấm viêm) do nhiễm nấm da gây nên. Bên cạnh đó, mèo nhà bạn cũng có thể có hiện tượng viêm các nếp gấp da tiếp giáp với phần móng tay – triệu chứng này được gọi là viêm quanh móng.

Mặc dù trên đây là một số triệu chứng của nấm da ở mèo, nhưng có nhiều con mèo mắc bệnh có thể không biểu hiện các triệu chứng bệnh. Những giống mèo bị nhiễm nấm ngoài da nhưng không có triệu chứng bệnh được phân loại thành những con mang mầm bệnh ẩn. Nhưng luôn nhớ rằng bệnh này vẫn dễ lây nhiễm sang người hoặc các động vật khác.

Nguyên nhân

Nấm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nấm da ở mèo. Tùy vào vị trí địa lý nơi bạn ở mà số lượng mèo bị nhiễm nấm da cũng khác nhau. Môi trường có nhiều vật nuôi sống (ví dụ: ở trại nuôi mèo hay chỗ ở của mèo), hoặc nơi có nguồn dinh dưỡng thấp, các hoạt động kiểm soát kém, và thời gian kiểm dịch không đầy đủ, cũng sẽ khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh gia tăng.

Các bệnh suy giảm miễn dịch, hoặc các thuốc ức chế miễn dịch (các yếu tố làm giảm khả năng phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể) cũng khiến tăng nguy cơ nhiễm nấm da ở lông và móng vuốt của mèo, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện nuôi cấy nấm từ các mẩu da, kiểm tra mẫu lông bằng kính hiển vi và có thể làm sinh thiết da cho thú cưng của bạn để kiểm tra tình trạng nhiễm nấm.

Điều trị

Bạn có thể điều trị bệnh nấm da cho mèo nhà bạn ở nhà nhưng bạn nên xem xét kĩ các vấn đề vệ sinh xung quanh nơi bạn ở vì bệnh này có thể lây truyền qua người. Nếu bác sĩ thú y kê đơn thuốc chống nấm để bôi thì bạn nên mua cho mèo nhà bạn một chiếc loa chống liếm để ngăn ngừa tình trạng mèo nuốt phải thuốc kháng nấm được bôi trên da.

Sinh hoạt và kiểm soát

Nuôi cấy nấm là cách duy nhất để có thể theo dõi quá trình điều trị bệnh cho mèo của bạn. Trong nhiều trường hợp, vật nuôi của bạn sẽ có tình trạng tốt hơn và dần hồi phục khi được điều trị, nhưng chúng vẫn có thể có kết quả nuôi cấy nấm dương tính. Vì vậy, nên lặp lại việc nuôi cấy nấm cho đến khi kết thúc quá trình điều trị, và tiếp tục điều trị cho đến khi ít nhất một kết quả nuôi cấy âm tính. Trong các trường hợp mèo nhà bạn dùng thuốc nhưng không có tác dụng, việc nuôi cấy nấm có thể được lặp lại hàng tuần và vật nuôi tiếp tục được điều trị cho đến khi thu được hai đến ba kết quả âm tính liên tiếp. Xét nghiệm máu nên được thực hiện hàng tuần hoặc hai tuần một lần cho những con mèo sử dụng griseofulvin – một loại kháng sinh kháng nấm. Ngoài ra, việc xét nghiệm máu cũng để có thể theo dõi những thay đổi trong gan, việc này có thể được chỉ định cho những con mèo sử dụng ketoconazol hoặc itraconazol – đây là hai loại thuốc chống nấm.

Phòng ngừa

Để ngăn ngừa bệnh có thể tái phát, cần phải có thời gian kiểm dịch phù hợp và nuôi cấy nấm (nấm da) của tất cả các vật nuôi có trong gia đình bạn. Viêc chữa trị cho các vật nuôi bị nhiễm bệnh là rất cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các động vật nhỏ gặm nhấm cũng có khả năng bị bệnh nấm da và lây cho mèo nhà bạn nếu mèo nhà bạn tiếp xúc. Như vậy, bạn cần phải thực hiện các bước cần thiết để loại bỏ các con vật gây lây nhiễm bệnh.

Từ khóa » Các Loại Nấm Của Mèo