Nam Giới Bị Chảy Xệ Tinh Hoàn Dài Thòng Xuống Có Nguy Hiểm Không?

Bạn không cần lo lắng trong trường hợp này, tuy nhiên, nếu như tình trạng xệ tinh hoàn diễn ra trong nhiều ngày và không thể co lên thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

– Viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn: Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây hại khiến vùng bìu sưng nóng đỏ, đau khi chạm vào hoặc khi quan hệ tình dục.

– Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng các tĩnh mạch nằm ở phía trên tinh hoàn bị kéo giãn khiến tinh hoàn xệ xuống.

– Thoát vị bẹn: Đây là tình trạng các tạng trong ổ bụng như mạc nối, ruột… bị chui qua ống bẹn khiến bìu xệ xuống kèm theo cảm thấy đau tức ở tinh hoàn, đau hơn khi người bệnh đi lại.

– Bệnh xoắn tinh hoàn: Tĩnh mạch thừng tinh bị xoắn lại gây ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông tới tinh hoàn dẫn đến tinh hoàn chảy xệ kèm theo các cơn đau dữ dội.

Tinh hoàn chảy xệ và dài thõng xuống là bị làm sao và có nguy hiểm không?

– Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Cảm giác đau và căng tức ở bìu, đặc biệt và khi vận động nhiều khiến nam giới luôn trong trạng thái lo lắng, bực bội, không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình dục. Điều này dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, stress, mất ngủ,…

– Suy giảm chức năng sinh sinh lý: Những triệu chứng xuất hiện tại bìu khiến nam giới cảm thấy tự ti với bạn tình, né tránh quan hệ. Dần dần, tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến nam giới giảm sút nhu cầu tình dục, gây xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,…

– Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới: Các bệnh lý tại tinh hoàn làm giảm các điều kiện thuận lợi của quá trình sinh tinh khiến tinh dịch bất thường, giảm sản xuất tinh trùng trưởng thành, tăng bong tróc các tế bào sinh tinh non, suy giảm chất lượng – số lượng tinh trùng,…làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Chảy xệ tinh hoàn có chữa hết được không và hướng điều trị như thế nào?

Xệ tinh hoàn hầu như không thể tự khỏi nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và can thiệp chữa trị kịp thời.

Để điều trị tinh hoàn xệ, cần dựa trên căn nguyên gây ra tình trạng, dựa trên mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có những chỉ định điều trị thích hợp: nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai.

– Viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn: Phương pháp nội khoa sẽ được chỉ định trong trường hợp này:

+ Nếu do vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định làm kháng sinh đồ và kê đơn sử dụng các loại thuốc kháng sinh có khả năng ức chế, tiêu diệt hiệu quả khuẩn gây bệnh.

+ Nếu do virus, bệnh nhân được chỉ định sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng, đồng thời theo dõi khả năng hồi phục của tinh hoàn trên thực tế để có những phương án can thiệp phù hợp.

– Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tùy thuộc tình trạng, mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để khắc phục tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn.

– Bệnh thoát vị bẹn: Phẫu thuật lựa chọn duy nhất trong điều trị thoát vị bẹn, giúp khắc phục tình trạng chảy xệ ở bìu – tinh hoàn. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến được đưa vào trong điều trị:

+ Phương pháp mổ hở: Bác sĩ tiến hành tạo một vết cắt duy nhất, qua đó bịt kín chỗ thoát vị, củng cố vững chắc thành bụng của người bệnh.

+ Phương pháp mổ nội soi: Các bác sỹ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật, sau đó sử dụng các dụng cụ y tế chuyên biệt để bịt kín chỗ thoát vị.

– Bệnh xoắn tinh hoàn: Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tháo xoắn thừng tinh hoàn, khâu một hoặc cả hai tinh hoàn vào bìu để phòng ngừa sự xoay của tinh hoàn.

Thông tin về tình trạng bệnh lý tinh hoàn được cung cấp bởi các bác sĩ nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 024 3573 8888 – 0335 551 280 hoặc chat Tại Đây để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa » Nguyên Nhân Bìu Bị Xệ