Nằm Lòng Bí Kíp Viết CV Giao Dịch Viên đốn Gục Nhà Tuyển Dụng! - Vnx

Nằm lòng bí kíp viết CV giao dịch viên đốn gục nhà tuyển dụng!

Ngày đăng: 01/12/2020

Giao dịch viên là một trong những công việc thu hút được nhiều ứng viên tham gia nhất trong khối tài chính - ngân hàng. Đặt vào bối cảnh cạnh tranh gắt gao giữa các ngân hàng như hiện nay, vị trí giao dịch viên trở thành vũ khí đắc lực giúp ngân hàng chiếm được ưu thế trong cuộc chiến thu hút khách hàng. Để có thể thành công ứng tuyển vào vị trí nhân viên giao dịch viên, điều đầu tiên bạn cần có là một bản CV giao dịch viên thật ấn tượng nhằm thu hút các nhà tuyển dụng. Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV? Đừng lo lắng, ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những thông tin chi tiết nhất để hướng dẫn bạn cách viết CV giao dịch viên hiệu quả nhất.

Mục lục

  • 1. Vai trò của vị trí giao dịch viên trong ngân hàng
  • 2. Bí kíp viết CV giao dịch viên chuẩn-chỉnh
  • 2.1. Thông tin cá nhân
  • 2.2. Trình độ và bằng cấp
  • 2.3. Mục tiêu nghề nghiệp
  • 2.4. Kinh nghiệm làm việc
  • 2.5. Kỹ năng làm việc
  • 3. Một số lưu ý quan trọng khi viết CV giao dịch viên
  • 3.1. Không đưa quá nhiều kinh nghiệm công việc trong một thời gian ngắn
  • 3.2. Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý
  • 3.3. Kiểm tra, rà soát thật kỹ lưỡng để tránh mắc lỗi chính tả
Tạo CV xin việc

1. Vai trò của vị trí giao dịch viên trong ngân hàng

Vai trò của vị trí giao dịch viên trong ngân hàng
Vai trò của vị trí giao dịch viên trong ngân hàng

Lẽ dĩ nhiên trước khi bạn quyết định ứng tuyển cho một vị trí, bạn phải nắm rõ được những yêu cầu và các công việc xoay quanh vị trí đó, từ đó xác định xem bản thân có thật sự phù hợp với vị trí mà mình tham gia ứng tuyển hay không.

Dành cho những bạn đọc còn mơ hồ về khái niệm giao dịch viên, nói một cách khái quát, giao dịch viên được hiểu là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Nếu như diễn giải theo cách dễ hiểu hơn, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng hơn một lần đến ngân hàng, nhân viên tư vấn và hỗ trợ bạn thực hiện các nghiệp vụ như: Mở tài khoản, rút tiền hay khóa thẻ... đều được gọi chung là giao dịch viên.

Giờ thì bạn đã hiểu giao dịch viên là nghề gì và cần thực hiện những công việc như thế nào rồi chứ. Thật vậy, giao dịch viên là nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có nhiệm vụ chính là thực hiện nhu cầu của khách, xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng.

Với đặc trưng công việc như vậy, có thể nhận thấy yếu tố quan trọng nhất để trở thành một giao dịch viên đó là khả năng giao tiếp. Tiếp cận khách hàng đã không dễ dàng, nhưng làm cách nào để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Chính vì vậy, ngoài khả năng giao tiếp làm nền tảng, một ứng viên nếu muốn ứng tuyển thành công vị trí giao dịch viên còn cần phải có những kỹ năng khác như: Kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng tính toán và xử lý các thông tin nhanh và chính xác, kỹ năng quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi...

2. Bí kíp viết CV giao dịch viên chuẩn-chỉnh

Bí kíp viết CV giao dịch viên chuẩn - chỉnh
Bí kíp viết CV giao dịch viên chuẩn - chỉnh

Sau khi đã xác định bản thân có đủ khả năng đáp ứng những điều kiện của công việc hay không, nếu như bạn chắc chắn muốn theo đuổi nó đến cùng thì bước tiếp theo đương nhiên là chuẩn bị CV xin việc rồi. Không chỉ riêng vị trí giao dịch viên, với bất kì ngành nghề nào cũng vậy, CV đóng vai trò như bước đệm giúp bạn tạo được sự chú ý với các nhà tuyển dụng, đồng thời là tiền đề để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về tiềm năng và độ phù hợp với công việc của các ứng viên.

Giờ thì hãy cùng bắt tay ngay vào viết CV giao dịch viên với những bí kíp viết CV siêu hiệu quả ngay dưới đây!

2.1. Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân phải rõ ràng, đầy đủ
Phần thông tin cá nhân phải rõ ràng, đầy đủ

Chính vì quan niệm thông tin cá nhân là phần dễ viết nhất nên vẫn tồn tại không ít ứng viên đã phải chấp nhận cảnh bị loại ngay từ vòng hồ sơ chỉ vì lí do viết sai thông tin. Thông thường, mục thông tin cá nhân đầy đủ sẽ bao gồm: Họ và tên, ngày/tháng/năm/sinh, email, số điện thoại, địa chỉ sinh sống. Cần lưu ý rằng đây là những thông tin bắt buộc phải có để nhà tuyển dụng sử dụng cho mục đích liên hệ với ứng viên.

Cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin bắt buộc là đủ, ngoài ra đừng quên rà soát và kiểm tra thật kĩ để tránh tình trạng cung cấp những thông tin sai lệch bạn nhé!

2.2. Trình độ và bằng cấp

Trình độ và bằng cấp phải đúng chuyên môn
Trình độ và bằng cấp phải đúng chuyên môn

Không giống như các vị trí thuộc khối tài chính- ngân hàng khác, với công việc nhân viên giao dịch viên, bạn không cần thiết phải có bằng cấp đúng chuyên môn. Thay vào đó, những ứng viên học các khối ngành kinh tế hay ngành luật đều có thể tham gia ứng tuyển vào vị trí này.

Tuy nhiên, để cho CV trở nên long lanh hơn trong mắt nhà tuyển dụng, bạn có thể thêm vào những thành tích hay chứng chỉ khác miễn sao chúng hỗ trợ cho công việc của bạn, chứng chỉ ngoại ngữ hay chứng chỉ giao tiếp cũng đều là một lợi thế lớn. Cần tránh đề cập đến những thông tin không liên quan vào mục nay, tốt hơn hết là bạn nên tham khảo bản mô tả công việc, từ đó xác định xem đâu là những thông tin cần thiết nên đưa vào, đâu là những thông tin không phù hợp với vị trí tuyển dụng thì bỏ qua.

2.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quyết định
Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quyết định

Khi thực hiện công việc nào cũng vậy, mục tiêu nghề nghiệp sẽ là động lực và là yếu tố thúc đẩy giúp chúng ta cố gắng, phấn đấu từng ngày. Với mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc, đây không chỉ đơn thuần là nơi ứng viên gửi gắm những mong muốn của mình đến với công việc và với nhà tuyển dụng. Nhiều hơn thế, mục tiêu nghề nghiệp là căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá phẩm chất và thái độ nghề nghiệp cửa ứng viên. Với vị trí giao dịch viên ngân hàng đòi hỏi nhiều chuyên môn và khả năng chịu áp lực, ứng viên phải là người cầu tiến và hết mình trong công việc, sẵn sàng đối mặt với các thách thức và quan trọng nhất là có thể gắn bó lâu dài với công ty.

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp sơ sài là một lỗi vô cùng thiếu chuyên nghiệp mà không ít ứng viên mắc phải, thậm chí có không ít trường hợp ứng viên dù cho có sở hữu thành tích và kinh nghiệm ấn tượng đến đâu, tuy nhiên khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp thì lại chỉ đưa ra những thông tin chung chung, mơ hồ, kết quả mà họ nhận được vẫn chỉ là cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.

Để đảm bảo có thể liệt kê mục tiêu nghề nghiệp đầy đủ và hợp lý nhất, hãy chia nhỏ mục tiêu nghề nghiệp thành 2 dạng: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nên đề cập đến nhóm mục tiêu ngắn hạn trước tiên, bởi nó sẽ là cơ sở để bạn có thể xác định mục tiêu dài hạn. Một bí kíp để viết mục tiêu ngắn hạn là bạn hãy đối chiếu chúng với những yêu cầu của công ty mà bạn tham gia ứng tuyển.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Tạo lợi thế với kinh nghiệm làm việc
Tạo lợi thế với kinh nghiệm làm việc

Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các vị trí nhân viên ngân hàng, đừng quá lo lắng cánh cửa việc làm vẫn luôn rộng mở với bạn. Thực tế cho thấy, với những ứng viên mới bắt đầu tìm hiểu về ngành ngân hàng, công việc đầu tiên mà họ lựa chọn thường sẽ là giao dịch viên. Điều này là dễ hiểu bởi trong quá trình tuyển dụng, thông thường các ngân hàng không quá quan tâm đến kinh nghiệm mà các ứng viên đó tích lũy, bởi mỗi nhân viên giao dịch viên thực tập nào khi bắt đầu quá trình làm việc cũng sẽ phải trải qua các khóa đào tạo nghiệp vụ lại từ đầu.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần phải chú trọng việc viết kinh nghiệm làm việc. Đặt vào tình thế cạnh tranh gay gắt giữa các ứng viên, đương nhiên những ứng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ tạo được lợi thế lớn hơn. Trong trường hợp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đó có thể là kinh nghiệm bạn tự học hỏi hoặc kinh nghiệm công tác ở nơi làm việc cũ, đừng ngần ngại đưa tất cả chúng vào trong CV. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn.

2.5. Kỹ năng làm việc

Kỹ năng có thể nói là căn cứ then chốt giúp cho nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có tuyển ứng viên hay không. Ở vị trí giao dịch viên ngân hàng, ứng viên muốn tham gia ứng tuyển đầu tiên phải đảm bảo được những kỹ năng bắt buộc như: Kỹ năng tin học văn phòng căn bản, kỹ năng quản lý sổ sách, lỹ năng chăm sóc khách hàng.

Ngoài ra, để chứng minh bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí giao dịch viên, bạn có thể thêm vào những kỹ năng ứng với tính chất của công việc. Ví dụ với vị trí giao dịch viên, ngoài những kỹ năng về nghiệp vụ cơ bản, ở bạn còn cần sự nhanh chóng và cẩn thận để có thể đem đến thái độ phục vụ chuyên nghiệp nhất cho khách hàng. Thích thử thách, sẵn sàng đương đầu với khó khăn cũng là một yếu tố cực hút các nhà tuyển dụng, bạn nên hiểu rằng, để trở thành nhân viên giao dịch viên, bạn cần phải rèn luyện ý chí vững vàng bởi vì áp lực của nghề này là rất khủng khiếp. Đó có thể là áp lực về doanh số, áp lực về thời gian, nghiêm trọng nhất vẫn là áp lực phải đền bù những thiệt hại bạn không may gây ra trong quá trình làm việc.

3. Một số lưu ý quan trọng khi viết CV giao dịch viên

Một số lưu ý quan trọng khi viết CV giao dịch viên
Một số lưu ý quan trọng khi viết CV giao dịch viên

Một bản CV xin việc với nhiều thiếu sót sẽ là rào cản lớn nhất trong quá trình xin việc của bạn, vậy nên đừng quên chau chuốt, đầu tư cho chiếc CV xin việc sao cho hoàn hảo nhất có thể trước khi gửi nó cho các nhà tuyển dụng bạn nhé.

Dưới đây là một số lưu ý chi tiết bạn có thể tham khảo trong quá trình viết CV giao dịch viên:

3.1. Không đưa quá nhiều kinh nghiệm công việc trong một thời gian ngắn

Việc bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc đưa ra nhiều kinh nghiệm công việc là tốt, tuy nhiên nếu như những kinh nghiệm công việc được tích lũy trong một khoảng thời gian quá ngắn thì nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi thái độ của bạn. Bạn có thật sự là một ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài với công ty hay không? Tại sao bạn thay đổi rất nhiều chỗ làm? Ngoài ra, nên chú ý tránh đưa những kinh nghiệm không liên quan đến yêu cầu của công việc vào CV, tránh tình trạng nhà tuyển dụng sẽ đánh giá CV của bạn dài dòng, lan man và không đúng trọng tâm.

3.2. Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý

Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý
Bố cục rõ ràng, trình tự hợp lý

Việc sắp xếp bố cục rõ ràng và dẫn thông tin theo một trình tự hợp lý tưởng chừng như là việc đơn giản nhưng vẫn có nhiều ứng viên không thể làm được. Với vị trí giao dịch viên đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ, đương nhiên một bản CV với hình thức đẹp bao giờ cũng sẽ là yếu tố thu hút các nhà tuyển dụng trước tiên. Để trình bày bố cục sao cho hợp lý, bạn nên chia CV thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết.

Song song với đó, cần sắp xếp các thông tin theo một trình tự hợp lý, hãy ghi nhớ các nguyên tắc bất di bất dịch như: Phần những thông tin liên hệ bao giờ cũng nằm ở phía trên cùng bên trái của CV, kỹ năng và kinh nghiệm là phần quan trọng nhất nên phải được đặt vào vị trí trung tâm. Ngoài ra, nếu như bạn trình bày quá nhiều thông tin thì nên tạo độ thoáng cho CV bằng việc gạch đầu dòng giữa các ý thay vì gộp chúng lại một đoạn văn quá dài, điều này sẽ gây mất điểm khá lớn với các nhà tuyển dụng.

3.3. Kiểm tra, rà soát thật kỹ lưỡng để tránh mắc lỗi chính tả

Sai chính tả là một trong những lỗi sai cơ bản nhất mà rất nhiều ứng viên mắc phải, tuy nhiên đáng buồn là không phải nhà tuyển dụng nào cũng “ dễ tính ” châm chước cho bạn lỗi sai này. Nghiêm trọng hơn, việc sai chính tả cũng phần nào bộc lộ được tính cách không cẩn thận cũng như tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp của ứng viên.

Đừng để những sai sót không đáng có lấy mất cơ hội việc làm quý giá của bạn, hãy đảm bảo kiểm tra và rà soát các thông tin thật kỹ lưỡng trong cả quá trình tạo CV và sau khi hoàn thành.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách viết CV giao dịch viên mà bạn đọc có thể tham khảo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin nóng hổi nhất về việc làm tại vnx.com.vn bạn nhé!

hướng dẫn cách viết cv spa chuyên nghiệp

Ngoài giao dịch viên, còn rất nhiều ngành nghề hấp dẫn khác đang chờ đợi bạn! Bạn đọc có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách viết cv spa – một ngành nghề HOT không kém ngay tại đây.

hướng dẫn cách viết cv spa chuyên nghiệp

Tin liên quan

  • CV lễ tân - Nắm bắt cách viết để trúng tuyển ngay tức thì
  • CV xin việc Designer và những bí quyết ứng tuyển Designer
  • CV xin việc điều dưỡng - Cơ hội dành cho các ứng viên cẩn thận?

Xem nhiều nhất

Trọn bộ thông tin từ A đến Z về template cv đẹp chinh phục NTD!

Trọn bộ thông tin từ A đến Z về template cv đẹp chinh phục NTD!

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh ấn tượng cho học sinh

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh ấn tượng cho học sinh

[Giấy ủy quyền là gì?] Thông tin quan trọng về giấy ủy quyền

[Giấy ủy quyền là gì?] Thông tin quan trọng về giấy ủy quyền

Từ khóa » Cv Nhân Viên Giao Dịch