[Nấm Miệng ở Trẻ Em] Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Vậy nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Các bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Fagomom để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ em là gì?
Nấm miệng thường được gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi
Nấm miệng thường được gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Bệnh nấm miệng là do nấm Candida albicans gây nên. Trẻ bị nấm miệng sẽ xuất hiện những chấm trắng nhỏ ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, môi và vòm. Nhiễm trùng này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng không gây đau đớn cho trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc bệnh nấm miệng
Dấu hiệu đơn giản giản nhất mà mẹ có thể phát hiện được đó chính là xuất hiện những mảng trắng nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm trắng này rất khó làm sạch. Ngoài ra, trẻ bị mắc bệnh nấm miệng thường hay khóc trong khi bú hoặc trong khi sử dụng ti giả.
Khi bị nấm miệng mà không điều trị sớm, nấm mọc dày và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi hoặc tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà ưu đãi 40% tại Fagomom
3. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em
Khi đang cho con bú mẹ sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây bệnh nấm miệng cho trẻ
Bệnh nấm miệng ở trẻ em là do loại nấm men Candida gây nên. Loại nấm này tồn tại ở những vùng tương đối ẩm ướt như niêm mạc miệng, ruột, âm đạo, bẹn, các nếp gấp ở da. Khi tình trạng vệ sinh hay sức để kháng kém, chúng có thể phát triển mạnh mẽ gây ra bệnh. Ngoài ra, nấm miệng cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh. Một số yếu tố nguy cơ gây nấm miệng ở trẻ có thể kể đến như:
+ Khi đang cho con bú mẹ sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây bệnh nấm miệng cho trẻ.
+ Trẻ đang sử dụng kháng sinh gây ra rối loạn hệ khuẩn chí
+ Trẻ bị hăm bẹn dễ gây ra nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc, vệ sinh kém
+ Quá trình khử trùng và vệ sinh bình sữa hoặc ti giả không đúng cách có thể gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ em
+ Mẹ bị nhiễm nấm tại đầu vú hay phần phụ ngoài.
4. Phương pháp điều trị nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng là bệnh lý khá thường gặp và có thể tự khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên khi mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, cũng như được đưa ra các lời khuyên và phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Trong trường hợp trẻ cảm thấy khó chịu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc trị nấm miệng. Các thuốc này thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng (thuốc bôi), đôi khi ở dạng viên nén hoặc viên nang. Sau đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ kê cho trẻ bị nấm miệng.
4.1 Sử dụng Miconazole điều trị nấm miệng ở trẻ
Đây là một loại gel chống nấm được thiết kế để tiêu diệt nấm candida, thích hợp cho trẻ em từ 4 tháng đến 24 tháng tuổi.
Dùng ngón tay sạch, bôi đều kem lên bề mặt các mảng trắng, cố gắng như kem ở trong miệng càng lâu càng tốt. Dùng 4 lần/ngày sau bữa ăn, ít nhất là 7 ngày và tiếp tục 7 ngày sau khi các mảng trắng biến mất để ngăn ngừa tái phát.
Sử dụng Nystatin điều trị nấm miệng ở trẻ
4.2 Sử dụng Nystatin điều trị nấm miệng ở trẻ
Đây là một loại thuốc chống nấm khác mà bác sĩ có thể kê đơn nếu trẻ không thể sử dụng miconazole. Nystatin là dung dịch chứa thuốc kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho bé, bình thường nên rơ 4 lần/ngày trong vòng ít nhất là 7 ngày và nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi các mảng trắng biến mất.
4.3 Sử dụng Acetaminophen điều trị nấm miệng ở trẻ
Nếu nấm miệng khiến trẻ khó chịu và đau nhiều thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc Acetaminophen.
Xem thêm: Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
5. Biện pháp phòng ngừa nấm miệng tái phát
Cho trẻ dùng nước muối để súc miệng hàng ngày
Trẻ em rất dễ bị mắc nấm miệng, căn bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu, rắc rối cho trẻ. Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát. Vì vậy để phòng ngừa nấm miệng tái phát, các bậc phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Hàng ngày các mẹ phải vệ sinh sạch sẽ miệng lưỡi cho bé.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh khô miệng.
- Với bé sơ sinh và em bé dưới 6 tháng cần vệ sinh miệng, lưỡi, mũi cho các bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần. Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.
- Với những trẻ bú mẹ, hoặc bú bình: nên tráng miệng vài thìa nước to sau mỗi cữ bú để giúp miệng bé luôn sạch, hạn chế cặn sữa lắng đọng.
- Với trẻ lớn: cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
- Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc dùng dung dịch iodo povidin 1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé.
- Hạn chế tối đa không cho con nghịch bẩn, luôn để ý giữ núm vú giả, đồ chơi, dụng cụ cho bé ăn thật sạch sẽ.
Bệnh nấm miệng ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh nấm miệng, mẹ nên thực hiện các bước điều trị bệnh nếu không thuyên giảm có thể đưa trẻ đi khám.
Hy vọng những thông tin mà Fagomom cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho bố mẹ có con bị bệnh còi xương. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh, vui lòng liên hệ trực tiếp Fagomom.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » đẹn Trăng ở Trẻ Em
-
Cách Chữa Nấm Miệng ở Trẻ Nhỏ Hiệu Quả, Ngăn Tái Phát - Dizigone
-
Đẹn Trăng - Tuổi Trẻ Online
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị đẹn? - Vinmec
-
Cách Trị đẹn Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Cho Bé Ngủ Ngon Bú Khỏe
-
Trẻ Bị đẹn - Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Chữa Bệnh đẹn Trăng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh đẹn Trăng ở Trẻ - Gia đình
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bé Bị đẹn Lưỡi, Nướu, Miệng
-
Trẻ Bị Tưa Lưỡi: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách điều Trị
-
Trẻ Bị Nấm Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nổi đẹn ở Nướu Răng Chữa Bằng Cách Nào?
-
Trị đẹn Miệng Nấm Miệng Cho Trẻ Giúp Ngừa Tái Lại Lâu Dài
-
Đẹn Trăng, Lưỡi Bản đồ - Y Học Cộng Đồng
-
15+ Hình ảnh Nấm Miệng ở Trẻ Em Khiến Mẹ Rùng Mình - DR.PAPIE
-
Mẹ đã Biết Cách Phòng Và điều Trị Bệnh Nấm Lưỡi ở Trẻ Nhỏ?
-
Bệnh Nấm Miệng - đẹn Lưỡi, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Bệnh đẹn ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị