Nam OK - Lời Cảnh Tỉnh Cho Những Bạn Trẻ Thích Thể Hiện Tốc độ

Chiều ngày 4/10, một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại cầu Táo Đôi thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Phú Hoà và xã Trung Chính (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) làm 3 người tử vong, 3 người bị thương. Trong đó đặc biệt kể đến hot youtuber Nam OK cũng đã không qua khỏi trong vụ tai nạn này. Qua đoạn clip được ghi lại cho thấy chiếc ô tô của Nam đã phóng với tốc độ rất nhanh đâm vào chiếc xe tải đang qua ngã tư. Vậy tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Luật giao thông đường bộ 2008

Nội dung tư vấn

Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Mặt khách thể

Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là: quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ; đó là những quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải; đảm bảo cho hoạt động vận tải đường bộ được thông suốt; được tiến hành bình thường; và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bải vệ tài sản của Nhà nước; của các tổ chức và tài sản của công dân.

Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng; sức khoẻ, tài sản của người khác.

Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao; gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ; tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà không có tính chất nguy hiểm; không gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ; cụ thể: đi quá tốc độ; chở quá trọng tải quy định; tránh, vượt trái phép; đi không đúng tuyến đường, phần đường; vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông đường bộ như chuyên chở người; hàng không đúng số lượng, trọng tải quy định; bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông;…. Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ; phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm các loại xe có động cơ (xe hơi, máy kéo; tàu điện bánh hơi; xe gắn máy và các loại xe chuyên dùng khác) và các loại xe thô xơ (xe thồ, xe đạp; xe được điều khiển bằng xúc vật: xe bò, xe ngựa,…). Người điều khiển phương tiện vận tải giao thông đường bộ là người trực tiếp thực hiện chức năng vận hành phương tiện để phượng tiện chuyển động và tham gia giao thông.

Hậu quả:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đối với tội này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng; (làm chết người) hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ (gây thương tích); tài sản của người khác thì không cấu thành tội phạm; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ luật Hình sự.

Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây tai nạn.

Mối quan hệ nhân quả:

Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản; sức khỏe; tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông thì không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Nếu có thiệt hại về tính mạng có thể phạm về tội vô ý làm chết người.

Các dấu hiệu khách quan khác:

Phương tiện giao thông; địa điểm (nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ)… Việc xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với các tội khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì “Đường bộ gồm đường; cầu đường bộ, hầm đường bộ; bến phà đường bộ”. Phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 17 Điều 3 gồm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phương tiện giao thông thô sơ ”.

Mặt chủ thể

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này; vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự ).

Chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên; có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

Điểm đặc biệt đối với chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông là người phạm tội có hành vi phạm tội khi đang tham gia giao thông đường bộ.

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển; người sử dụng phương tiện tham gia giao thông ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.”

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông là lỗi vô ý. Điều 11 Bộ luật Hình sự quy định về vô ý phạm tội như sau: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”.

Hình phạt tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ

Có 04 (bốn) khung hình phạt đối với những người phạm tội này; tương ứng với 4 khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung 1:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; được áp dụng trong các trường hợp:Làm chết người;Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Không có giấy phép lái xe theo quy định;Trong tình trạng có sử dụng rượu; bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;Làm chết 02 người;Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 4:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 nămtrong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các hậu quả được nêu ở khung hình phạt thứ 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
  • Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý như thế nào?

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tai nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sỨc khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.

Công trình đường bộ gồm những gì?

Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Khổ giới hạn đường bộ là gì?

Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ, để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tốc độ Nam Ok