Nậm Pịa Là Gì? Cách Thưởng Thức Nậm Pịa Ngon

Nậm pịa là gì? Nậm pịa là một món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở Việt Nam. Nậm hoặc nặm trong tiếng Thái có nghĩa là “nước”. Còn pịa tức chỉ thức sền sệt trong ruột non của động vật có thể là bò, dê, trâu,..Đây là dịch tiêu hoá và thức ăn chưa được tiêu hoá hoàn toàn cho nên còn có tên là “phân non”.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về nậm pịa là gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • Nậm pịa là gì?
  • Nguồn gốc của nậm pịa
  • Quả trình sản xuất và gia công món nậm pịa
  • Công dụng khi ăn nậm pịa
  • Cách làm nậm pịa cực ngon
    • Nguyên liệu nậm pịa
    • Cách làm nậm pịa
  • Cách thưởng thức nậm pịa

Nậm pịa là gì?

Nậm pịa là một món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở Việt Nam. Nậm hoặc nặm trong tiếng Thái có nghĩa là “nước”. Còn pịa tức chỉ thức sền sệt trong ruột non của động vật có thể là bò, dê, trâu,…Đây là dịch tiêu hoá và thức ăn chưa được tiêu hoá hoàn toàn cho nên còn có tên là “phân non”.

Trong tiếng Trung Quốc món ăn này được gọi là “ngưu tát phiết” 牛撒撇, trong đó “ngưu” có nghĩa là “bò”, “tát phiết” 撒撇 là dịch âm tên gọi của món ăn này trong tiếng Thái.

Nậm pịa là gì?
Nậm pịa là gì?

Cách lấy pịa của người Thái tương tự như cách chế biến phèo lợn. Chất dịch này được lấy ra rồi nêm gia vị. Cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món nậm pịa.

Xem ngay: Táo mèo ngâm đường có tác dụng gì? Tác dụng bất ngờ của táo mèo

Nguồn gốc của nậm pịa

Nặm pịa có nguồn gốc là ngưu tát phiến ở Quý Châu, Trung Quốc. “Phân bò” được dùng trong món ăn này thực chất được gọi là “Ngưu tát phiến”, là dịch cỏ chưa tiêu hóa hết trong dạ dày của bò. Hay chính xác hơn là tiền thân của phân bò. Đầu bếp sẽ chế biến thứ này cùng mật bò và gia vị, sau đó đun sôi rồi thưởng thức như lẩu. Đây là một đặc sản của khu tự trị do tộc người Miêu và người Thống quản lý.

Tương truyền thời xưa, món lẩu “ngưu tát phiến” bắt nguồn từ sáng kiến của một người Quý Châu. Người này mắc bệnh về đường ruột, thường xuyên đau bụng, đi ngoài. Ông tìm kiếm danh y khắp bốn phương nhưng đều không có tác dụng.

Nguồn gốc của nậm pịa
Nguồn gốc của nậm pịa

Sau đó, ông thấy bò và dê mạnh khỏe nhờ ăn cỏ, liền đánh liều ăn thử “ngưu biệt”. Thật không ngờ chỉ sau vài lần, bệnh của ông đã khỏi hẳn. Tiếng lành đồn xa, mọi người trong vùng bắt đầu học theo, dần dần hoàn thiện kỹ năng chế biến, gia giảm nguyên liệu và hương liệu. Từ đó trở đi, món lẩu “ngưu biệt” được truyền từ đời này sang đời khác. Trở thành đặc sản của vùng đất Quý Châu.

Quả trình sản xuất và gia công món nậm pịa

Quá trình sản xuất và gia công nguyên liệu cho món đặc sản này khá được chú trọng. Những con bò được chọn để lấy “ngưu tát phiến” sẽ được cho ăn cỏ tươi và nguyên liệu đông y trong một thời gian dài trước khi “lên thớt”.

Cỏ và nguyên liệu đông y sau khi được tiêu hóa trong dạ dày và ruột non sẽ trở thành dịch thảo dược giá trị. Sau khi được chế biến và thêm hương liệu, món ăn này không những thơm ngon mà còn tốt cho dạ dày, giải nhiệt và có lợi cho tiêu hóa.

Công dụng khi ăn nậm pịa

Thoạt nhìn thành phần của món ăn thì không phải vị khách nào đến thăm các tỉnh vùng cao đều có đủ dũng khí để thử món nậm pịa Tây Bắc này. Tuy thành phần thì ghê vậy nhưng lại rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhất là tác dụng giải rượu cực kỳ hiệu quả.

Cách làm nậm pịa cực ngon

Nguyên liệu nậm pịa

Tiết đông, bạc nhạc, sụn, đuôi, thịt, lòng, gan, phèo, phổi của bò. Và còn một nguyên liệu chính nữa đó là “pịa” và đây cũng là nguyên liệu chính và đặc trưng khiến người ta phải nhớ mãi khi nghe đến món ăn này.

Pịa là phần dịch trong ruột non của bò và là thành phần quan trọng của món ăn nên được làm rất bài bản. Người ta chọn đoạn ruột non có phần pịa ngon nhất sau đó lấy pịa ra bát và nêm các loại gia vị đặc trưng vào và các thành phần nguyên liệu ở trên.

Một loại gia vị đặc trưng trong món Nậm Pịa Tây Bắc này đó là mắc khén (có vị thơm và cay giống hạt tiêu) cùng với các nguyên liệu khác như sả, ớt…

Xem thêm: Lá đắng Tây Bắc và những công dụng tuyệt vời

Cách làm nậm pịa

Phần xương được người ta đem hầm trong nhiều giờ liền để lấy được vị ngọt và béo từ xương tủy. Sau đó đổ pịa và các thành phần khác vào hầm tiếp cho đến khi sệt lại là xong.

Cách thưởng thức nậm pịa

Món nậm pịa thường được bày ra bát và sử dụng khi còn nóng. Đối với người chưa dùng bao giờ thì đây không phải là một món dễ ăn. Bởi, bị đắng và mùi hương khó ngửi của nó. Nậm pịa được ăn kèm với rau sống, các loại là đắng. Nếu mới lần đầu thử bạn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị pịa, đắng của lá, mùi mắc khén, nhưng sau đó sẽ có vị ngọt béo.

Cách thưởng thức nậm pịa
Cách thưởng thức nậm pịa

Món Nậm Pịa tuy làm từ những nguyên liệu “dễ gây hiểu nhầm”. Nhưng chúng rất tốt và dễ tiêu hóa kể cả những người bụng yếu, tiêu hóa kém. Món ăn này rất khó ăn, nhưng khi ăn rồi rất dễ bị nghiện.

Nếu không nói đến phần mùi vị của món nậm pịa Tây Bắc. Thì đây là món ăn tuyệt vời với sự hội tụ đầy đủ tinh hoa núi rừng Tây Bắc. Một chuyến du lịch lên vùng Tây Bắc sẽ là thiếu sót. Nếu như chúng ta không thưởng thức nậm pịa này.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn đã có thể biết được Nậm pịa là gì? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn Hotline: 0379.720.449 Email: phamvuduongson@gmail.com Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú Chỉ đường Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Từ khóa » Món Pịa Của Người Dân Tộc