Nậm Pịa Tây Bắc - Món ăn "kinh Dị" Từ Phân Non động Vật - Vntrip

Nội dung chính

  • Công dụng của món nậm pịa
    • Nguyên liệu và cách làm món nậm pịa
    • Cách ăn món nậm pịa

Có thể nói, không phải vị khách nào đến thăm các tỉnh vùng cao đều có “thần kinh thép” để thử món nậm pịa Tây Bắc cực dị – Món ăn làm từ tiết, đuôi, bạc nhạc, lòng, phổi,…và còn có cả…phân non.

Món nậm pịa Tây Bắc là món ngon truyền thống của bà con dân tộc Thái ở vùng cao, thường xuất hiện ở các dịp đám đình, lễ hội hay những bữa tiệc đãi khách. Đây được xem là món ăn đặc sản mà du khách nên thử một lần khi đến với vùng đất cao nguyên.

Món nậm pịa Tây Bắc Trông thì ghê vậy, nhưng nậm pịa lại là món xuất hiện rất nhiều trong các bữa tiệc đãi khách

“Nậm” có nghĩa là “canh” trong tiếng Thái, còn “pịa” là chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, hay còn được gọi là phân non hoặc kém tế nhị chút là “cứt non”.

Công dụng của món nậm pịa

Món nậm pịa Tây Bắc

Món nậm pịa, thấy thành phần thì ghê vậy nhưng lại rất bổ dưỡng với sức khỏe, nhất là tác dụng giải rượu thần sầu của nó.

Nguyên liệu và cách làm món nậm pịa

Nguyên liệu làm nên món nậm pịa Tây Bắc là: Tiết đông, bạc nhạc, sụn, đuôi, thịt, và lục phủ ngũ tạng của động vật ăn cỏ như lòng, gan, phổi, phèo. Động vật ăn cỏ ở đây là bò, trâu, dê, và thường là bò và dê. Nếu chỉ có thế thì món ăn này đã không nổi tiếng về độ “kinh hoàng” phải “nhắm mắt, bịt mũi” để ăn. Mà điểm mấu chốt của món ăn mới làm người ta phải e ngại, đó là “pịa”.

Để làm ra món nậm pịa Tây Bắc đúng kiểu thì chỉ có bà con vùng cao ở đây mà thôi, vì họ mới hiểu hết các loại gia vị để thêm vào cho món ăn này.

Chất dịch non là thành phần quan trọng nhất của món ăn, và cũng được làm rất bài bản. Ban đầu, người ta chọn đoạn ruột non mà có phần pịa ngon nhất, lấy pịa ra bát, sau đó nêm các loại gia vị đặc trưng, cho thêm nội tạng như lòng, dạ dày, gan, phổi,…

Nấu món nậm pịa Tây Bắc, phải có loại gia vị đặc trưng là mắc khén (loại hạt tạo vị cay và thơm như hạt tiêu ở miền xuôi) cùng nhiều gia vị khác như sả, ớt… Đặc biệt, Người ta cũng thêm mật và lá đắng để tạo thêm vị đặc trưng cho món nậm pịa.

Hạt mắc khén - gia vị không thể thiếu trong món nậm pịa

Hạt mắc khén – gia vị không thể thiếu trong món nậm pịa

Xương được người ta đem ninh lấy nước trong nhiều giờ liền cho đến khi đủ ngọt, đủ ngậy, rồi mới đổ pịa cùng các thành phần lục phủ ngũ tạng vào ninh cho đến khi sền sệt là thành công.

Món nậm pịa Tây Bắc Các thành phần được ninh nhừ cho đến khi sệt lại

Cách ăn món nậm pịa

Nậm pịa được bày ra tô hoặc bát nhỏ khi còn nóng, ăn kèm rau sống. Đây không phải là một món dễ ăn, bởi vị đắng và mùi hương khó ngửi của nó. Mới đầu ăn, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị ruột, pịa, mùi của mắc khén và các loại lá đắng được cho vào, nhưng sau đó thì để lại vị ngọt, béo trong cuống họng.

Món nậm pịa Tây Bắc

Món nậm pịa Tây Bắc khiến người ta phải nhắm mắt, bịt mũi mới có thể ăn được

Có một số người khi thấy món nậm pịa lần đầu tiên thì lắc đầu nguầy nguậy, sau đó ăn thử, và dần dần thành nghiện món ăn này lúc nào không hay. Món này tuy là làm từ những nguyên liệu “dễ gây hiểu nhầm”, nhưng mà rất là lành, đặc biệt kể cả với những người yếu bụng.

Món nậm pịa Tây Bắc

Nậm pịa mặc dù nguyên liệu khó ăn vậy, nhưng lại rất lành bụng

Bỏ qua những ngần ngại về mùi vị, thì đây là một món ăn tuyệt vời, hội tụ tinh hoa ẩm thực núi rừng vùng cao. Đến với nơi đây, thì đừng quên thử món nậm pịa Tây Bắc của đồng bào người Thái bạn nhé!

Từ khóa » Món Pịa ăn Sống