Nắm Rõ Các Hình Thức Lừa đảo Online Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi khiến người dùng mất cảnh giác. Đến khi nhận ra điều này đã quá muộn khi tài sản của những người bị hại đã bị chiếm đoạt và không thể lấy lại. Bởi các đối tượng lừa đảo này thường giả danh và ẩn thân không ai biết. Vì vậy để giúp bạn “ tránh tiền mất tật mang” Plus24h sẽ chia sẻ cho bạn các hình thức lừa đảo online phổ biến hiện nay nhé.

Các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay, bạn nên biết 1. Gọi điện giả danh Đây là một trong những hình thức lừa đảo online phổ biến hiện nay. Hành vi này thường sử dụng các sim số điện thoại khuyến mại, không đăng ký chính chủ do nhà mạng quản lý. Sau đó gọi điện giả danh là nhân viên bưu điện, ngân hàng thông báo chủ thuê bao nợ cước viễn thông, nợ ngân hàng quá hạn. Hoặc giả danh tổng đài bộ Công an giao thông về việc phạt nguội do bạn đã vi phạm an toàn giao thông. Hình thức lừa đảo này với mục đích nhằm khai thác thông tin cá nhân hay ngân hàng để chiếm đoạt tài sản của.

2. Lừa đảo trên mạng xã hội Hiện nay các ứng dụng mạng xã hội chứa lượng người dùng lớn, và ai cũng có thể đăng ký cho mình một tài khoản để sử dụng. Vì thế các đối tượng lừa đảo sẽ có cơ hội tiếp cận người dùng qua việc lập tài khoản để kết bạn hoặc hack Facebook của người khác nhằm mục đích lừa đảo.

Giả người thân lừa đảo tiền

Ví dụ: Hack tài khoản bị hại đi nhắn tin rồi nhắn tin, lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền cho đối tượng sau đó chiếm đoạt. Hoặc kết bạn với người dùng để gửi tin nhắn báo trúng thưởng lớn cho bị hại rồi đề nghị nộp tiền lệ phí nhận thưởng. Ngoài ra còn chào bán hàng hóa trên các website bán hàng trực tuyến, trên mạng xã hội với giá rẻ nhiều ưu đãi để chiếm đoạt tiền của người mua.

3. Điểm truy cập wifi miễn phí Khi bạn đến một nơi nào đó khi thấy có Wifi Free và không bảo mật thì nên đề phòng. Bởi tại các điểm truy cập Wi-Fi miễn phí (nơi công cộng, quán xá..). Nếu bạn sử dụng mạng Wi-Fi miễn phí này, kẻ gian có thể truy cập máy tính của bạn để khai thác dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi bất chính.

4. Truy cập các trang web lừa đảo Trong tình hình dịch bệnh khó khăn hiện nay các đối tượng lừa đảo thường đăng lên các trang mạng thông tin tuyển việc làm hấp dẫn. Đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin của người dùng với mức lương hấp dẫn. Ví dụ: Các việc làm tại nhà (làm thủ công, bán hàng không cần vốn) cho các bà mẹ bỉm sữa, sinh viên. Đặc biệt còn cho ứng tiền trước và yêu cầu người dùng truy cập vào trang web lừa đảo để rút tiền. Ở đây bạn phải cung cấp một số thông tin ngân hàng như mật khẩu, tên đăng nhập tài khoản…

Lừa đảo chuyển tiền qua link web

5. File đính kèm trong thư điện tử Nếu bạn nhận được email trong đó có chứa các thông tin quảng cáo về sản phẩm, hay khóa học miễn phí. Ở dưới là link tìm hiểu và nhận phần thưởng, tuy nhiên không đơn giản như vậy các link đó thường dẫn bạn đến 1 trang web chia sẻ các file lừa đảo. Nếu lỡ tải xuống, thiết bị của bạn sẽ nhiễm phần mềm chứa mã độc, dữ liệu trong máy sẽ bị khóa lại để yêu cầu tiền chuộc.

Cách phòng tránh khỏi các hình thức lừa đảo + Cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai như thế nào. + Tuyệt đối không mua, bán, cho mượn giấy chứng minh thư nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát. Ngoài không chuyển, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân hay tổ chức khi không biết rõ thực hư vụ việc. + Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, viber... Nếu là người thân mượn vay tiền cần gọi điện xác nhận, nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì bạn không nên chuyển khoản tránh việc tài khoản mạng xã hội của họ bị hack bởi các đối tượng lừa đảo. + Cảnh giác, thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền; chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin có liên quan đến tài khoản ngân hàng như mật khẩu, tên đăng nhập hay mã OTP tránh các hành vi lừa đảo.

Bảo mật thông tin cá nhân

+ Hạn chế truy cập vào mạng Wifi công cộng, không thực hiện giao dịch tài chính khi thiết bị đang vào mạng Wifi công cộng.

Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể nhận biết và phòng tránh khỏi các chiêu trò lừa đảo hiện nay. Nếu bạn đã từng gặp những trường hợp này hãy chia sẻ và nói lên lời cảnh báo cho mọi người biết nhé.

Từ khóa » Fplus Lừa đảo