Năm Sài Gòn - Tập 13 - Một - Người đàn Bà Bị Ném đá | Docsach24

Đã lâu lắm rồi hai đứa mới có dịp lang thang phố xá với cái đầu nhẹ tênh như vậy. Phải nói là nhẹ như bông gòn, Sơn Đại Ca cảm thấy rằng mình đã hoàn tất mỹ mãn học kỳ hai và chắc chắn sẽ đạt số điểm tối đa ở các môn. Còn Quyên Tiểu Muội ư? Không riêng gì lớp 10 cô đang học mà có thể nói là học sinh xuất sắc nhất của toàn khối 10 trường Cao Bá Quát.

Trời ạ, đói với những đứa trẻ quanh năm suốt tháng học gạo, học tủ ở các lớp chuyên, lớp chọ thì chẳng nói làm gì, vấn đề Bùi Thái Sơn và Đỗ Thị Thuyền Quyên là hai con thoi không ngừng quay qua các đặc vụ mạo hiểm, tay trái làm trinh thám gia, tay phải cầm bút cắp sách vở.. thì quả là đáng để các bậc phụ huynh ngả mũ.

Ngay từ sáng sớm, Quyên đã quyết định bỏ chiếc xe ga ở nhà phóng đến trường bằng chiếc xe đạp thể thao ăn mừng một năm học sắp kết thúc. Chính vì thế lúc tan trường trưa nay, hai chiếc xe đạp tình nghĩa “huynh muội” chạy song song với nhau trên con đường rợp bong me rất dễ thương.

Sơn nói:

- Đôi khi một tiẻu thư cũng cần di chuyển trên “xe máy không nhả khói” để ủng hộ môi trường trong sạch phải không Quyên?

Quyên cười:

- Tốc độ phát triển kinh tế tỉ lệ nghịch với sự thơ mộng. Nhiều lúc mình thèm lang thang đi bộ trên đường.

Sơn bất chợt hình dung đến một nhân vật của nhà văn Pháp Mêrimê, hắn nhếch môi:

- Lang thang như nàng digan Carmen chắc?

- Ừ, lang thang như Thuý Bụi.

Không như Carmen mà như Thuý Bụi ư, vậy thì ai sẽ làm vệ sĩ hộ tống cô bé suốt chặng đường gió bụi này nhỉ?

Sơn bồn chồn:

- Người đi lang thang không mục đích rất hiếm thấy ở Việt Nam. Ngay cả những nhà hiền triết đạo sĩ cũng có âm mưu riêng.

- Ô, mình sẽ không giống cô nang digan Carmen đâu.

- Nhưng “digan” đâu phải đều xấu. Quyên biết không, người phụ nữ digan có rất nhiều tài vặt, thậm chí bí ẩn. Ở vùng Trung Á họ là những nhà phù thuỷ, tiên trim bói toán thần sầu. Ở Châu Âu họ là những vũ công ưu hạng, những nghệ sĩ bôhêmiêng của điệu luân vũ. Còn ở Sài Gòn họ sẽ tập nhái giọng.

Quyên phản đối:

- Nhưng điều đó không có nghĩa họ phải chịu phận bị ném đã. Các bộ lạc xưa, trong các đoàn xiếc họ đối xử với phụ nữ digan theo kiểu trung cổ. Hừ, mình có đọc trong một tài liệu nói về cô nàng digan lẳng lơ bị ném đã đến chết bởi những người anh em của cô ta.

Sơn bật cười:

- Nghĩa là tiểu muội không đồng ý?

- Không. Đối với những người nghèo khổ thiếu việc làm, bị xua đuổi đi lang thang quả là một bất hạnh. Bắt cứ lúc nào họ cúng bị thu gom voà trường trại sau mỗi đợt chiến dịch, nghĩ cũng ngậm ngùi.

Cô bé chuyển đề tài:

- May mà những người lang thang ở nước mình chưa bị ném đá. Nào, tụi mình ghé vô công viên Tao Đàn liếc sơ vườn lan mới khai trương tuần trước đi.

Công viên Tao Đàn là nơi đầu tiên 5 Sài Gòn kết nghĩa kim bằng với nhau, thử hỏi hai đứa trẻ không bồi hồi sao được. Hai đứa đạp lững thững vô cổng, chúng ôn lại những kỷ niệm dồn dập hiện về. Tại phiến đã lẻ loi này Hùm Sáu Ngón lững lẫy nhất vùng núi Tây Nguyên tên phản đồ của võ sư Thiếu Lâm Tám Lục kiêm nghĩa phụ của Thuý Bụi. Hắn đã cùng khỉ Tể Thiên đột nhập trộm tài sản…

Sơn thì thầm:

- Tất cả như mới hôm qua, tụi mình đã trải qua 12 đặc vụ….

Quyên mím môi:

- Đừng nhắc đến những kẻ xấu như Hùm Sáu Ngón nữa, đại ca à. Vườn hoa lan nằm sau di tích Tháp Chàm…

Công viên Tao Đàn ngày thường không mấy ai có nhu cầu thăm thú hoặc giải trí, trừ hai đứa trẻ lang thang giữa trời đất quạnh hiu. Chúng thở dài khi thâý hai cha con người mù chơi đàn cò dưói chân mô hình Tháp Chàm thu nhỏ, trước mặt là một cái nón lá rách ngửa bụng chờ bố thí.

Quyên lặng lẽ thả tiền lẻ vô nón rồi kéo tay đại ca sáng chỗ khác.

- Tại sao họ không đến những địa điểm đông đúc nhỉ?

- Vì họ không chịu nổi cái nắng buổi trưa, vì họ thường xuyên bị đám đông xua đuổi. Họ là hai nghệ sĩ digan đích thực còn tồn tại.

- Lạy chúa ngoài bờ rào vườn hoa lan có một đám con nít xúm xít. Không hiểu chuyện gì…

- Quyên không thấy sao, bọn nhóc đang lượm từng cục sỏi để ném người đàn bà ăn xin ngồi xoã tóc. Trời ơi!

Sơn tỉnh hẳn người. Hắn giao chiếc xe đạp cho Quyên và lao vút tời bờ rào. Coi, một phụ nữ không thể đoán nổi già hay trẻ, có nhân dạng hết sức dị thường đang nằm dài chịu đựng những viên sỏi hòn đất ném vào mặt. Chung quanh người đàn bà đáng thương là đám còn nít bụi đời trần trùng trục cười lên hô hố. Chúng múa nhảy như lũ thổ dân man rợ ăn thịt người và không ngớt reo hò.

- Mụ điện tụi bay ơi, Ném đá cho mụ hết điên, ha ha ha…

Ở thành phố hơn năm triệu dân hang ngày căng thẳng thần kinh vì tiền bạc cơm áo thì việc xuất hiện một số người điên cũng không có gì lạ lạ. Cái lạ ở đây alf người đàn bà điên quá đỗi hiền lành, bà hầu như không hề phản ứng trước chuyện mình đang bị đám nhóc hành hạ theo kiểu trung cổ, ngược lại bà còn hớn hở ngóc đầu lên:

- Lượm cục đá nhỏ ném cho mẹ bắt nghe con, cục đá bằng cục kẹo bòn bon ấy, ôi đứa con 4 tuổi của mẹ…

Quyên hà hốc mồm sửng sốt trong khi Sơn gào như sấm:

- Dừng trò chơi sát nhân lại.

Đám thiếu nhi bụi đời bịt lỗ tai trước tiếng hét “kiai” của kẻ can thiệp. Một thằng nhãi bự con nhất nhịp nhịp giò lên hộp đồ nghề đánh giầy cười gằn:

- “Sư phụ” ồn ào quá, sư phụ mới thấy bà lần đầu nên tưởng bở chớ thiệt ra bả điên nặng… điện. Tụi tui hành nghề ở khu Tao Đàn, Kỳ Hoà chẳng lạ gì bả, bả cứ lê là đến mấy toà báo đòi các cha nội phóng viên viết bà tìm con rơi…

Một thằng nhóc khác cười toe:

- Hì hì, ai mà biết bả giấu con rơi ở đâu hở trời?

Quyên rùng mình:

- Các em còn biết them gì về bả điên chăng?

Thằng nhãi cầm đầu nhe răng:

- Tiền!

- Cái gì?

- Thì tiền bồi dưỡng cho đám đánh giày tụi tui chớ sao. Hôm nay ế độ đi đâu cũng gặp cha chú mang dép.

Đám bụi đời này hoàn toàn khác xa 50 đứa “đầu gấu lỏi con” môn đệ Thúy Bụi đã được giáo dục lo ăn lo ở tại trường mồ côi Mơ Ước. Học sinh Xóm Đường Rầy “lì đòn” hơn đám bụi đời này nhiều và dĩ nhiên cũng đạo đức hơn nhiều.

Quyên đấu dịu:

- Chị thực tình không muốn hối lộ để moi tin các em, hối lộ là một tính xấu…

- Quên ý nghĩ đó đi bà chị. Bà chị hoa hậu và sư phụ đẹp trai mà “xì địa” ra là tụi tui “quay phim” mát trời.

- Phim nào?

- Thì phim về mụ điên. Bà chị khờ khạo quá hả tụi bay, hi hi hi.

Quyên không cần hội ý với Sơn, cô giúi một tờ bạc mười ngàn vào tay thằng thủ lãnh. Nó hít lấy hít để tờ bạc màu đỏ.

- Bà chị biết điều hén. Bây giờ tụi này “ chiếu bóng” nghen.

Phải công nhận thằng tiểu tử chỉ huy đám nhóc đánh giày có năng khiếu kể chuyện tiếu lâm. Nó vừa phun ào ào vừa múa máy tay chân diễn tả khiến Sơn và Quyên không có gì để phàn nàn. Rõ rang thằng tiểu tử đã “trả bài” tương ững với thù lao của mình, nó chấm dứt bằng một cái nheo mắt khoái trá.

- Đó. Tui tóm tắt lại nghe. Hôm đầu tiên bà điên đóng đô ở công viên Kỳ Hoà tụi tui ghi âm được một câu “con tàu thuỷ Hải quân cặp bến vịnh Cam Ranh”, hôm bả dọn về Tao Đàn tụi này lại nghe bả lải nhải “hu hu hu, tội nghiệp con trai 4 tuổi của tôi” rồi bả còn thều thào vể cái bánh… da lợn” nào đó.

Sơn choáng váng. Hắn chồm tới chụp vai thằng nhãi.

- Hả? Bánh da lợn hay cái bớt da lợn?

- Đau quá, buông tui ra. Hừm, bánh hay bớt chẳng mắc mớ tới tụi này.

Tên tiểu tử huýt sáo inh ỏi:

- Lặn ngay an hem. Mười đồng cứng tiền chùa đủ cháp năm tô cháo huyết ấm lòng chiến sĩ.

Đám đánh giày láu cá bốc hơi trong vòng ba mười giây. Ngoài hàng rào vườn lan lúc này chỉ còn Sơn Đại Ca và Quyên Tiểu Muội đứng ngơ ngác bên cạnh bà điên đã ngủ mất đất. Quyên rút khăn mùi xoa quỳ xuống lau những vết bầm tím trên vầng trán người đàn bà khốn khổ.

- Bà ấy vẫn không nhúc nhích, người điên bao giờ cũng chẳng biết buồn phiền.

Sơn trầm ngâm. Trời ạ, mới hồi nãy hai đứa còn buột miệng nói chơi về số phận người đàn bà digan bị ném đã thì giờ đây “chuyện nhãn tiền” đã hiện ra trước mắt. Hắn lẩm bẩm:

- Có thể chúng ta sắp dấn thân vào một cuộc điều tra đó, Quyên à.

- Sao?

- Nếu tụi mình chịu khó thống kê lại những gì thằng nhãi đánh giầy kể thì nội dung đại khái như sau: “Người mẹ bất hạnh này bị thất lạc đứa con trai 4 tuổi khi chiếc tàu hải quân tấp vào vịnh Cam Ranh. Chắc là đứa nhỏ bị mất tích trong đám đông lên bờ chen chúc. Dấu vết duy nhất để nhận diện đứa nhỏ là một cái bớt lông heo tức bớt da lợn. Phần da nhám mọc lông xù xì ấy chắc nằm đâu đó trên cơ thể đứa nhỏ.”

Quyên bàng hoàng:

- Đồng ý. Cũng may đó là một cái bớt lớn chớ không phải một cái mụn cóc hay một nốt ruồi. Chỉ đáng buồn là câu chuyện đời xưa này đã xảy ra lúc tụi mình chưa đứa nào nằm trong bụng mẹ.

- Cái gì? Tiểu muội đã lập giả thuyết rồi ư?

- Đại ca quên chi tiết “Con tàu hải quân cập vịnh Cam Ranh sao?” Đây chắc chắn không phải tàu giải phóng, trong những bài báo mình đọc ở thư viện trường Cao Bá Quát nói về những ngày sắp kết thúc chiến tranh cũng như các phim tài liệu ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiếu trên truyền hình, người ta thường để cập đến những chuyến tàu chở dân chúng tản cư từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Có thể một trong những con tàu quân sự ấy đã cập bến Cam Ranh và thả gia đinh người đàn bà này xuống. Bà ta có thể là vợ một sĩ quan hoặc lính chế độ cũ, nhưng điều quan trọng nhất là đứa bé 4 tuổi thất lạc năm 1975 ấy nếu còn sống thì bây giờ đã 26 tuổi.

Sơn không ngờ Đỗ Thị Thuyền Quyên thông thái đến thế. Ái chà, trí nhớ của cô bé siêu ơi là siêu.

Hắn lặng người trong vài giây rồi cởi áo khoác trùm lên người phụ nữ đang nằm co quắp.

- Mình tính sao hở đại ca?

- Tiểu muội không thấy tôi chỉ còn độc áo thun sao. Chủ trương của nhóm 5 Sài Gòn là giúp người hoạn nạn cô thế, tụi mình sẽ tìm cách giúp bà ta tỉnh táo cho dù đứa nhỏ 4 tuổi kia đã trở thành một kẻ xa lạ.

- Chúng ta sẽ mò kim đáy biển đại ca ạ.

- Nhờ tình mẫu tử của bà điên, chúng ta sẽ mò thấy cây kim. Tiểu muội tin chuyện thần thoại không?

- Tin. Không có chuyện thần thoại thì thế kỷ 20 thật vô nghĩa và chán ngấy.

Từ khóa » đọc Truyện 5 Sài Gòn Full