Nam Sài Hồ Với Tác Dụng Của Cây Lức Và Cách Dùng Chữa Bệnh Hữu ...

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Toggle
  • Nam sài hồ là gì? Tác dụng của cây nam sài hồ chữa bệnh gì: Hạ sốt, lợi tiểu, chữa nhức đầu…. Cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả, tránh tác dụng phụ của cây nam sài hồ. Cách sử dụng cây nam sài hồ sắc nước uống hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá cây am sài hồ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây nam sài hồ.
    • Cây nam sài hồ là gì?
      • Đặc điểm của cây nam sài hồ
      • Thành phần dược chất của cây nam sài hồ
    • Tác dụng của cây nam sài hồ
    • Cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả
      • Cách dùng cây nam sài hồ giải cảm
      • Cách dùng cây nam sài hồ chữa nóng sốt mùa hè
      • Cách dùng cây nam sài hồ chữa lỵ cấp, viêm ruột cấp
      • Cách dùng cây nam sài hồ hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
      • Cách dùng cây nam sài hồ chữa nóng sốt thông thường, sốt rét, chán ăn
      • Cách dùng cây nam sài hồ chữa đau mỏi lưng
      • Cách dùng cây nam sài hồ chữa bệnh trĩ
    • Hình ảnh cây nam sài hồ
      • Nguồn gốc của cây nam sài hồ
    • Giá cây nam sài hồ trên thị trường

Nam sài hồ là gì? Tác dụng của cây nam sài hồ chữa bệnh gì: Hạ sốt, lợi tiểu, chữa nhức đầu…. Cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả, tránh tác dụng phụ của cây nam sài hồ. Cách sử dụng cây nam sài hồ sắc nước uống hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá cây am sài hồ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây nam sài hồ.

Cây nam sài hồ là gì và tác dụng cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả

Cây nam sài hồ là gì và tác dụng cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả

Cây nam sài hồ là gì?

Cây nam sài hồ có tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsl, thuộc họ Cúc. Loài cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây lức, cúc tần biển, hải sài.

Đặc điểm của cây nam sài hồ

Cây lức là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 60cm. Thân cây hình trụ, cành phân nhiều ở gần ngọn. Khi non, thân cây màu xanh, có ít lông mịn; lúc già thân chuyển sang màu nâu hoặc hơi tía và nhẵn.

Lá cây hình bầu dục hoặc trứng ngược, mọc so le, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 1 – 2cm. Phiến lá dày, mặt trên láng, mép lá có răng cưa. Mặt dưới lá màu nhạt và có mùi hắc.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu đỏ tím hơi nhạt. Hoa cái có nhiều ở ngoài, tràng hoa hẹp; hoa lưỡng tính ở giữa , bao phấn có tai.

Quả bế hình trụ, có 10 cạnh lồi, có mào lông không rụng. Mùa hoa và quả thường vào tháng 5 – 7.

Cây lức là loại cây ưa sáng, thường mọc thành khóm riêng lẻ. Loại cây này phát triển tốt nhất trong vùng nước lợ. Tuy nhiên, cây lức cũng có thể sinh trưởng tốt trong nước ngọt hoặc vùng bị nhiễm mặn.

Thành phần dược chất của cây nam sài hồ

Các thành phần dược chất có trong cây lức bao gồm:

  • Hoạt chất triterpenoid chứa trong phần trên mặt đất của cây lức có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp ổn định đường tiêu hóa, chống dị ứng, kháng viêm, ngăn sự hình thành các khối u. Ngoài ra, hoạt chất này còn tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp ổn định huyết áp và tăng cường hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể.
  • Phần tinh dầu trong rễ cây lức có tác dụng trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về gan, thận, giảm stress,…
Cây nam sài hồ đặc điểm và thành phần dược chất của cây nam sài hồ

Cây nam sài hồ đặc điểm và thành phần dược chất của cây nam sài hồ

Tác dụng của cây nam sài hồ

Cây lức được biết đến là một vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại cây này:

  • Các chất có trong rễ cây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng trị ngoại cảm, sốt rét, tức ngực, khó chịu.
  • Cây lức khi kết hợp cùng một số vị thuốc khác có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chữa bệnh lỵ cấp, viêm ruột cấp, tiêu chảy…
  • Những người bị hoa mắt, váng đầu, hay nôn ói, đau mỏi lưng cũng có thể sử dụng cây lức để trị bệnh.
  • Ngoài ra, cây lức còn có khả năng cải thiện tình trạng của những người bệnh trĩ trong 1 – 2 lần đầu hoặc những người không bị thường xuyên.
Tác dụng của cây nam sài hồ trị cảm, sốt rét

Tác dụng của cây nam sài hồ trị cảm, sốt rét

Cách dùng cây nam sài hồ hiệu quả

Từ xưa, cây lức đã được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y chủ trị một số loại bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả mà người dùng có thể tham khảo:

Cách dùng cây nam sài hồ giải cảm

Cách dùng cây nam sài hồ trị giải cảm dạng trà

Những người mắc cảm mạo thông thường có thể dùng cây lức để giúp giải cảm theo công thức sau:

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ cây lức khô, đem chặt nhỏ rồi chia thành các gói có trọng lượng khoảng 50 g.
  • Cách dùng: Mỗi lần uống lấy 1 gói cây lức khô đã chuẩn bị đem hãm thành trà. Sử dụng thay nước uống hàng ngày.
Cách dùng cây nam sài hồ trị giải cảm dạng viên

Ngoài cách pha trà uống thay nước, người bệnh có thể chế thành viên để dùng.

Chuẩn bị:

  • Bột lá cây lức: 6,25g.
  • Bột bạc hà: 6,25g.
  • Bột cam thảo: 0,3g.
  • Tá dược vừa đủ 100 viên.

Cách thực hiện: Tất cả đem viên lại thành các viên thuốc nhỏ.

Thuốc chia ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên đối với người lớn, trẻ em dùng nửa liều của người lớn.

Cách dùng cây nam sài hồ chữa nóng sốt mùa hè

Những người bị cảm sốt lúc nóng, lúc rét, nhức đầu, đắng miệng, khát nước, kèm theo ho và bị nôn có thể dùng bài thuốc sau để trị bệnh:

Chuẩn bị:

  • Rễ cây lức: 10g.
  • Sắn dây: 12g.
  • Thanh bì: 8g.
  • Hương nhu trắng: 10g.

Cách thực hiện:

Tất cả đem sắc thành thuốc, chia làm 2 phần, uống trong ngày.

Cách dùng cây nam sài hồ chữa lỵ cấp, viêm ruột cấp

Người mắc bệnh lỵ cấp, viêm ruột cấp, kèm theo các triệu chứng như đau đầu, choáng váng, buồn nôn và tiêu chảy, có thể sử dụng cây lức để trị bệnh theo công thức sau:

  •        Chuẩn bị cây lức và huyền hồ mỗi loại 15g, đem nghiền thành bột.
  •        Cách dùng: Khi uống, lấy khoảng 3 – 5g bột trên pha với nước sôi thành trà. Hãm trong ít nhất 15 phút, uống ngày 1 lần.
Nam sài hồ

Cách dùng cây nam sài hồ hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

Các bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính, xơ gan giai đoạn đầu, trướng bụng, hay bị đau nhức vùng gan có thể dùng cây lức kết hợp cùng các vị thuốc khác hỗ trợ trị bệnh.

Chuẩn bị:

  • Cây lức: 40g.
  • Bạch mao căn: 40g.
  • Đương quy, sái thảo, xích thược, địa long, chỉ thực, bồ hoàng, ngũ linh chi: 40g mỗi loại.
  • Thanh bì: 20g.
  • Miết giáp: 70g.
  • Kê nội kim: 30g.
  • Gan lợn khô: 140g.

Cách thực hiện:Tất cả đem tán thành bột mịn, trộn với mật ong thành viên.

Liều dùng: Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước sôi để nguội.

Lưu ý:

Không dùng bài thuốc trên cho các đối tượng sau: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị xơ gan tĩnh mạch thực quản.

Cách dùng cây nam sài hồ chữa nóng sốt thông thường, sốt rét, chán ăn

Những người bị đau tức ngực, hông, miệng đắng, chán ăn, sốt rét hay nóng sốt thông thường có thể dụng bài thuốc dưới đây để trị bệnh.

Chuẩn bị:

  • Cây lức: 12g.
  • Pháp bán hạ, hoàng cầm, đảng sâm: 12g mỗi loại.
  • Cam thảo: 4g.
  • Sinh khương: 8g.
  • Đại táo: 3 quả.

Cách thực hiện:

Tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy nước uống. Ngày uống từ 1 – 2 lần, dùng trong 3 – 5 ngày liên tiếp sẽ có hiệu quả.

Cách dùng cây nam sài hồ chữa đau mỏi lưng

Những người bị đau mỏi lưng có thể lấy lá và cành non của cây lức đem giã nát, cho thêm ít rượu rồi xào qua cho nóng. Khi dùng đắp ở hai bên thận, sử dụng kiên trì sẽ giúp giảm chứng đau mỏi lưng.

Cách dùng cây nam sài hồ chữa bệnh trĩ

Bài thuốc dưới đây chỉ áp dụng cho những người bị trĩ 1 – 2 lần đầu hoặc không thường xuyên. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ gồm: cây lức, lá sung, củ nghệ thái lát, lá lốt, ngải cứu.
  • Cách làm: Cho tất cả vào nồi đun sôi thì bắc ra, đổ vào chậu. Người bệnh xông hơi trực tiếp ở hậu môn khoảng 15 phút. Khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp thêm 10 – 15 phút nữa. Cuối cùng, vệ sinh lại hậu môn và lấy khăn mềm lau khô.

Bệnh nhân cần thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần, làm đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/cay-sai-ho-bac-va-sai-ho-nam-nhung-vi-thuoc-quy-tu-dan-gian-n91373.html

Hình ảnh cây nam sài hồ

Dưới đây là một số hình ảnh của cây lức sẽ giúp người đọc hiểu hơn về loại cây này:

Hình ảnh cây nam sài hồ

Hình ảnh cây nam sài hồ

Hình ảnh hoa cây nam sài hồ

Hình ảnh hoa cây nam sài hồ

Hình ảnh lá cây nam sài hồ

Hình ảnh lá cây nam sài hồ

Công dụng của cây nam sài hồ chữa nhiều bệnh như đau mỏi lưng, chán ăn

Công dụng của cây nam sài hồ chữa nhiều bệnh như đau mỏi lưng, chán ăn

Nguồn gốc của cây nam sài hồ

Cây lức thường mọc hoang ở vùng nước lợ hoặc được trồng làm hàng rào. Ở Việt Nam, cây lức có nhiều ở các tỉnh vùng ven biển, đặc biệt là khu vực miền Trung và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long.

Giá cây nam sài hồ trên thị trường

Do được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y và thuốc nam nên cây lức không khó tìm mua. Giá 1kg cây lức dạng khô khoảng 150.000 VND/1kg.

Người dùng nên mua thuốc ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Tránh mua thuốc ở những nơi không có xuất xứ sản phẩm, không có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Nếu mua phải thuốc kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh và sức khỏe người dùng.

Từ khóa » Cây Lức Nước Mặn