Nấm Tăng Cường Khả Năng Của Cây Trồng Trong Việc Chống Lại Rệp

Một số loại nấm có thể thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với thực vật dẫn đến ít côn trùng xâm nhập và do đó ít gây hại cho cây trồng. Cho đến nay, vẫn chưa rõ sử dụng những loại nấm này như thế nào để giảm bớt sự xâm nhập của côn trùng.

Phó giáo sư Nicolai Vitt thuộc Khoa Thực vật và Khoa học Môi trường nói: “Để chúng ta thực sự có thể sử dụng nấm để kiểm soát dịch hại nông nghiệp trong tương lai, chúng ta cần hiểu cơ chế và quy trình đằng sau hoạt động của chúng. Vì vậy, thật thú vị khi chúng tôi đã tiến được một bước gần hơn trong quá trình này”.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ba loại nấm để so sánh tác dụng của nấm chống lại sự phá hoại của rệp trên cây lúa mì và cây đậu.

Nicolai Vitt Meyling giải thích: Hai loại nấm này có thể làm giảm hiệu quả sự phá hoại của rệp bằng cách tự hình thành trong rễ và mô thực vật. Bằng cách kết hợp các thí nghiệm trong nhà kính với các phân tích hóa học tiên tiến, chúng ta có thể thấy rằng các loại nấm khiến cây trồng tự tăng sản lượng. Sự phòng vệ tự nhiên do đó tăng cường “hệ thống miễn dịch” của thực vật.

Nicolai Vitt Meyling nói: “Khi rệp hút nhựa cây, thực vật mất năng lượng, gây hại cho mạng lưới rễ và sự phát triển tổng thể của chúng. Tuy nhiên, khi các cây có các loại nấm này bị rệp tấn công, nấm có thể bù đắp tổn thất bằng cách tăng trưởng bộ rễ, do đó cây trồng có thể không bị giảm tốc độ tăng trưởng. Các cây trồng không được xử lý bằng nấm không thể bù đắp cho những hư hại từ sự tấn công của rệp”.

Các nhà nghiên cứu đã đưa các bào tử nấm vào hạt giống cây lúa mì và cây đậu từ đó cây được nảy mầm. Bước tiếp theo, họ thêm một vài con rệp và quan sát thêm bao nhiêu con rệp phát triển trong nhà kính trong hai tuần. Sau đó, lá cây trải qua quá trình phân tích hóa học với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu từ Khoa Nông học của Đại học Aarhus.

Nicolai Vitt Meyling cho biết: “Chúng tôi nhận thấy mối tương quan rõ ràng giữa việc tăng lượng chất phòng vệ và ít rệp hơn trên những cây được xử lý bằng hai loại nấm. Những cây không được xử lý bằng nấm có lượng chất phòng vệ ít hơn và nhiều rệp hơn. Chỉ đơn giản là có một sự điều tiết rõ rệt của các chất bảo vệ trong cây bị rệp tấn công khi có sự xuất hiện của các loại nấm cụ thể này. Và cùng một phương pháp xử lý sẽ tạo ra kết quả như nhau ở cả cây lúa mì và cây đậu”.

Do đó, các nhà nghiên cứu có thể thấy rằng hiệu ứng này liên quan đến nấm chứ không phải các loài thực vật. Các loại nấm giống nhau có tác dụng giống nhau ở cả cây lúa mì và cây đậu, mặc dù hai loại cây không có quan hệ họ hàng với nhau và biểu hiện các loại chất phòng vệ khác nhau.

Nấm cũng có tác dụng đối với côn trùng tấn công hệ thống rễ của cây trồng. Và, kết hợp với các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường khác, có thể giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Nicolai Vitt Meyling kết luận: “Các loại nấm có khả năng làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu bởi vì hạt giống đã qua xử lý sẽ dẫn đến ít rệp hơn trên đồng ruộng. Nếu chúng ta có thể phát triển một phương pháp xử lý trước hạt giống trên quy mô lớn với các nhà sản xuất hạt giống Đan Mạch, trước khi phủ các loại nấm này lên hạt giống cây trồng, chúng ta có thể hầu như không cần phải phun thuốc trừ sâu. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu là một khía cạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi xanh”.

Bước tiếp theo là tham gia vào các thử nghiệm dài hạn trên thực địa đối với các cây đã qua xử lý. Điều này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá thời gian của các tác động trong các điều kiện phát triển thực tế.

Từ khóa » Các Loại Nấm Có Lợi Cho Cây Trồng