Nắm Vững Kỹ Thuật Nuôi Bò 3B Sinh Sản Giúp Bà Con Chăn Nuôi ...

Kỹ thuật nuôi bò 3B sinh sản

Kỹ thuật nuôi bò 3B sinh sản - Chia sẻ từ các chuyên gia chăn nuôi hàng đầu Được lai tạo từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn, bò Blanc Blue Belgium (BBB) được đánh giá là một trong những giống bò thịt đặc biệt bậc nhất hành tinh, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao khi nuôi thành công khi cung cấp lượng thịt cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, bà con cần phải nắm vững và áp dụng những kỹ thuật nuôi bò 3b sinh sản để có thể duy trì nguồn giống, từ đó đảm bảo chất lượng đàn bò ở mức cao nhất.

1. Thực tế hoạt động lai tạo bò 3B tại Việt Nam

Là giống bò có nguồn gốc từ nước ngoài, bò BBB không dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu có phần khắc nghiệt tại Việt Nam, vì thế mà hiện nay bò 3B đang được lai tạo với các đàn bò địa phương nhằm tạo ra đàn bê lai F1. Nhờ kết hợp được những đặc tính vượt trội của cả bố lẫn mẹ, bê F1 khi chào đời rất khỏe mạnh và đã nhanh chóng thích nghi được với môi trường sống và tăng trọng nhanh chóng.

cách nuôi bò 3B sinh sản

Tuy nhiên theo các chuyên gia, có được thành công này là nhờ nhiều hộ nông dân đã tuân thủ và áp dụng nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật chăm sóc và nuôi bò 3B sinh sản, bao gồm hàng loạt tiêu chí cần lưu tâm như xây dựng chuồng trại, chọn bò cái nền, phối giống cũng như chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc mang thai cho đến khi bò sinh bê F1.

Khi mới chào đời, bê F1 sơ sinh có thể đạt đến trọng lượng từ 25 – 30kg, đến giai đoạn từ 16 đến 18 tháng tuổi thì có thể đạt từ 430 đến 450 kg mỗi con. Có thể thấy rằng, nếu nuôi bò 3B thành công thì đây chắc chắn sẽ là nguồn lợi kinh tế rất lớn.

2. Quy trình và kỹ thuật nuôi bò 3B sinh sản chuẩn nhất

Như đã đề cập, bò 3B sinh sản cần được nuôi dưỡng và chăm sóc trong một môi trường tối ưu nhất, nhờ đó mà quá trình vượt cạn sẽ diễn ra một cách thuận lợi và cho ra đời thế hệ bò F1 khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.

2.1. Chuồng trại

Một trong những yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuồng trại nuôi bò BBB sinh sản là phải đặt ở nơi cao ráo, thoáng mát, có khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông và mát mẻ vào những ngày hè oi bức, đặc biệt là nền chuồng không được làm quá trơn láng để tránh cho vật nuôi bị trượt ngã rất nguy hiểm.

Quy trình nuôi bò 3B sinh sản

Ngoài việc mang đến sự thoải mái cho bò được nuôi nhốt, khu vực chuồng trại cũng cần được thiết kế để tạo sự thuận lợi tối đa cho việc quản lý, chăm sóc cũng như làm vệ sinh để tránh gây ô nhiễm môi trường. Tốt nhất, bà con nên chọn những khu vực cách xa nhà ở để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người xung quanh, đồng thời nên quay về hướng nam hoặc đông nam để có độ sáng và thông thoáng tốt nhất.

Một lưu ý khác cũng không kém phần quan trọng khi xây dựng chuồng trại là diện tích chuồng, khi phải đảm bảo đạt từ 4 đến 5 mét vuông cho mỗi con để chúng có đủ không gian sống, sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.

2.2. Chọn bò cái nền để phối tinh bò 3B

Đây cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua trong toàn bộ quy trình nuôi bò 3B sinh sản đạt hiệu quả cao. Bò cái nền được chọn để phối tinh với bò 3B cần phải có nguồn gốc rõ ràng, có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình đẹp với phần lông óng mượt và làn da mềm mại. Cùng với đó, phần đầu cổ phải hết sức linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng phải còn tốt và có lưng thẳng, mông nở, các bước đi phải thật vững chãi và chắc chắn. Giống tốt mà bà con nên chọn là bò cái lai nhóm Zêbu gồm Red Sindhi và Brahman…

phối giống bò 3B sinh sản

2.3. Tiến hành phối giống

Thông thường, chu kỳ động dục của bò cái sẽ dao động từ 18 đến 24 ngày và trung bình là 21 ngày, sau đó khoảng 2 đến 2,5 tháng sau sinh sẽ động dục trở lại. Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi bò 3b sinh sản, bà con có thể quan sát các biểu hiện như ít ăn, hay nhìn ngó xung quanh, kêu rống, hay lại gần hít ngửi âm hộ và nhảy lên lưng con khác (cũng có thể để con khác nhảy lên), âm hộ có dấu hiệu sưng đỏ, chảy nước nhờn lỏng sau đó đặc dần để nhận biết thời điểm động dục.

Khi phần nước nhờn này bắt đầu keo dính, âm hộ hơi mở và niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt, đồng thời đứng yên khi con khác nhảy lên lưng là thời điểm tốt nhất để phối giống cho bò. Thông thường, nếu bò động dục vào buổi sáng thì phối vào buổi chiều và ngược lại, nếu động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì hãy chờ đến sáng hôm sau để tiến hành.

Chuồng trại bò 3b sinh sản

2.4. Chăm sóc nuôi dưỡng bò 3B sinh sản

Trong khoảng thời gian bò mang thai, vật nuôi cần được cho ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh, đồng thời cần bổ sung thêm thức ăn tinh với trọng lượng khoảng 1kg cho mỗi con một ngày. Bên cạnh đó, bà con cũng cần bổ sung thêm đá liếm để cung cấp muối khoáng cho bò. Tuyệt đối không được bắt bò làm những công việc nặng nhọc và xô đẩy, xua đuổi trong những tháng mang thai thứ 3 đến 4, 7 đến 9.

Đặc biệt, nguồn thức ăn trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, bởi chúng sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cả bò mẹ lẫn bê con. Chính vì vậy, việc chuẩn bị thức ăn cho bò sinh sản không thể thực hiện một cách qua loa. Tối ưu nhất, bà con nên sử dụng một số loại máy chế biến thức ăn chuyên dụng được sáng chế dành riêng cho bò sinh sản.

Bà con tham khảo bài viết: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho bò hiệu quả, phù hợp theo từng quy mô chăn nuôi

Máy chế biến thức ăn cho bò

Các loại máy băm nghiền đa năng sẽ giúp băm nhuyễn các loại cỏ voi, thân cây ngô sắn và nhiều loại nguyên liệu khác để bò có thể tiêu hóa tốt hơn, qua đó trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng để vượt cạn thành công và sinh ra bê F1 khỏe mạnh.

Có thể nói, đây không chỉ là kỹ thuật nuôi bò 3b sinh sản mà còn là bí quyết thành công của nhiều nông hộ, bởi các thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi 3A không chỉ được sáng chế để giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho quá trình chuẩn bị thức ăn, mà còn giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ hoạt động chăn nuôi bò 3B.

Từ khóa » Cách Phối Giống Bò 3b