Nặn Cơ Bản - MyThuatMS

Nặn cơ bản

Nặn cơ bản

1. Khái quát chung và vai trò của nặn trong nghệ thuật tạo hình:

a. Khái quát chung: Nặn là một phần cơ bản của nghệ thuật điêu khắc nói riêng và trong nghệ thuật tạo hình nói chung, có đặc thù là diễn tả không gian thực ba chiều và không gian hai chiều trên mặt phẳng. Ngôn ngữ chính để biểu đạt loại hình này là khối. Khối trong không gian thực được gọi là tượng và khối trên mặt phẳng được gọi là phù điêu. Ngoài ra, để thưởng thức một sản phẩm về nặn, người ta có thể cảm nhận được bằng mắt và bằng tay, vì thế trong nghệ thuật, nặn vừa được gọi là loại hình nghệ thuật thị giác vừa được gọi là nghệ thuật xúc giác.

Đặc điểm của nặn dùng đất sét là chính và cũng là cơ sở để làm nền tảng cho các loại chất liệu khác. Ví dụ: từ đất sét dùng làm mẫu nặn, sau đó đổ ra một chất liệu mới có tính bền vững, vĩnh cửu hơn như thạch cao, nhựa, đồng…

Thể loại về nặn rất phong phú, có thể bắt gặp ở nhiều nơi, nhiều chỗ, ở các vị trí địa lý khác nhau, như: đồ dùng hàng ngày (ấm chén, bình lọ, chum vại, ca cốc, đồ thờ cúng…); đồ dùng trang sức (vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai…); đồ trang trí trong nhà (tượng và phù điêu con vật, hoa quả, nhân vật, đồ dùng…); trang trí ngoài trời (tượng đài, tượng vườn, phù điêu trên các bức tường) v.v…

b. Vai trò của nặn trong nghệ thuật tạo hình:

Nghệ thuật nặn chỉ là một phần của nghệ thuật điêu khắc, song lại được coi là quan trọng nhất về tính công năng, tính ứng dụng và tính tạo hình độc đáo. So với các lĩnh vực khác trong nghệ thuật tạo hình như: hội họa, trang trí thì nặn có vị trí không thua kém các lĩnh vực khác, thậm chí những tác phẩm nổi tiếng còn được lấy làm thước đo chuẩn mực cho tạo hình.

Nhìn chung, tất cả các loại hình nghệ thuật tạo hình đều có sự liên kết và hỗ trợ cho nhau để mang lại xúc cảm thẩm mỹ cho con người. Nặn liên quan đến điêu khắc, điêu khắc liên quan đến hội họa, hội họa liên quan đến trang trí. Hay nói cách khác, trong nghệ thuật tạo hình có nghệ thuật trang trí; trong nghệ thuật trang trí có nghệ thuật tạo hình. Những khái niệm này tuy phân chia thành nhiều chuyên ngành rất rạch ròi, nhưng xét về tổng thể, chúng là một khối thống nhất có quan hệ hữu cơ với nhau.

2. Những yếu tố liên kêt và nguyên tắc tạo hình ba chiều:

a. Yếu tố liên kết: Hình dạng ba chiều dược hình thành từ những yếu tố hình ảnh: hình dạng, sắc độ, không gian, cấu tạo cơ bản, đường nét, màu sắc và thời gian (chiều thứ t-). Sự sắp xếp thứ tự những yếu tố này không giống như trong nghệ thuật hai chiều mà được dựa trên ý nghĩa và ứng dụng.

- Hình dạng: Là một yếu tố quen thuộc trong nghệ thuật đồ họa. Hình dạng có một ý nghĩa rộng rãi hơn trong các nghệ thuật tạo hình. Nó liên quan tới toàn bộ khối kết tập hoặc dung lượng nằm giữa những đường viền, hoặc có thể bao gồm những mặt bên trong tác phẩm.

- Sắc độ: Sắc độ là lượng ánh sáng thực sự phản chiếu từ những bề mặt của một vật thể. Những bề mặt cao và hướng về nguồn sáng thì sáng, trong khi những bề mặt thấp hoặc chệch khỏi nguồn sáng thì có tối.

- Không gian: Không gian có thể đặc trưng như một sự nới rộng vô hạn của những vùng bị choán. Khi ta sử dụng không gian là có khuynh hướng giới hạn sự rộng lớn của nó, có thể chia cắt những mở rộng trong một, hai hoặc ba chiều hoặc chia cắt thành những khoảng cách đo được giữa các yếu tố đã được định trước. Chúng ta sử dụng các vật thể hoặc sản phẩm để chiếm chỗ không gian, làm chủ những khoảng cách và vị trí trong không gian.

- Cấu trúc cơ bản: Cấu trúc cơ bản là những dạng bề mặt được thể hiện khác nhau trên sản phẩm như: xù xì, nhẵn lì, trơn bóng, thô ráp… của những chất liệu khác nhau làm bổ sung cho phương tiện và tăng cường cho sự biểu cảm về nội dung.

- Đường nét: Là một phương kế đồ họa được sử dụng để chỉ ra sự gặp gỡ của những mặt phẳng hoặc những cạnh ngoài của các hình dạng. Những nét khắc rạch vào đất sét hoặc vào bất kỳ một chất liệu mềm nào cũng tương tự như kỹ thuật vẽ ở đồ họa. Trong nghệ thuật ba chiều, những đường nét khắc rạch thường được dùng để nhấn mạnh những bề mặt nhằm tạo sự hấp dẫn và chuyển động.

- Màu sắc: Màu sắc cũng là một nét vốn gắn liền với các chất liệu nhưng nó có vẻ vui mắt như chất màu bằng đất sáp nặn nhưng cũng có thể dịu dàng, vô vị như mặt phẳng chẳng hạn. Trong nặn, ngoại trừ đất sáp màu và bột nặn màu, còn các chất nặn như đất sét khi chuyển sang các dạng khác thì sắc độ và màu sắc đan bện vào nhau khăng khít đến nỗi các nhà chuyên môn thường sử dụng hai từ này để thay thế cho nhau.

- Thời gian: Thời gian là một yếu tố độc đó của ngành nghệ thuật có tính không gian ba chiều. Việc ngắm nhìn tác phẩm đồ họa như một tổng thể chỉ đòi hỏi người xem dành ra một chốc lát. Còn trong sản phẩm nặn thì bổ sung chiều thứ tư, có nghĩa là sản phẩm cần được xoay tròn hoặc chúng ta phải đi quanh nó để nhìn một cách toàn diện.

b. Nguyên tắc tạo hình: Cơ cấu nghệ thuật ba chiều cũng tương tự như cấu trúc nghệ thuật hai chiều. Tuy vậy, những hình dạng ba chiều với những tính không độc đáo của chúng đòi hỏi phải có sự áp dụng các nguyên tắc một cách khác hẳn. Đó là:

- Sự hài hòa: Sự liên kết giữa đường nét, hình dạng, màu sắc tạo ra cảm giác nhịp nhàng hoặc xao động, hoặc tương đối êm ả tạo tính trôi chảy cho sản phẩm. Có thể sử dụng sự gối chồng lên nhau hoặc thâm nhập vào nhau, hoặc phối màu thống nhất để tạo ra sự hài hòa.

- Tính nhiều vẻ: Là điều có thể đạt được bằng cách đảo ngược những trung độ qua đó sự hài hòa được phát sinh và mục tiêu là tạo ra sự hấp dẫn nhiều hơn.

- Sự cân bằng: Có ba loại cân bằng có thể đạt được trong không gian thực là: đối xứng, không đối xứng và tỏa ra từ tâm. Trong cả ba loại đó thì cân bằng đối xứng và cân bằng tỏa ra từ tâm là có quy tắc. Nhưng trong tạo hình, người ta thường sử dụng cân bằng không đối xứng, vì nó được tạo ra từ tính nhiều vẻ và sự phóng khoáng trong cách tạo hình.

- Sự cân đối: Sự cân xứng có liên quan trong xác định hình dáng cơ bản. Nó đặt ra chuẩn mực cho những quan hệ và thấm vào những nguyên tắc khác.

Sự lặp lại và nhịp nhàng có các quan hệ bao gồm những tương đồng có tính cân xứng.

- Tiết kiệm: Là tạo ra những dạng hình hình học đơn giản, trần trụi, tước bỏ những hình dạng của sản phẩm mọi liên kết về cảm xúc, tâm lý hoặc biểu tượng và loại bỏ vẻ bề ngoài không thích đáng.

- Sự chuyển động: Có loại chuyển động thường được sử dụng trong tạo hình ba chiều. Sự chuyển động thực là điều cá biệt và nó liên quan đến toàn bộ sản phẩm.

3. Các đồ dùng để nặn:

a. Bảng nặn: Để nặn các đối tượng đơn giản bằng chất liệu bột nặn hoặc đất sáp nặn, có thể dùng loại bảng nhựa có kích thước khoảng 20 cm x 25 cm. Bảng để nặn các đối tượng bằng đất sét có thể dùng loại gỗ lớn hơn một chút, có kích thước khoảng 22 cm x 30 cm. Nếu đối tượng nặn lớn hơn nữa có thể dùng tới bàn xoay.

b. Chất liệu nặn:

- Bột nặn: Nếu nặn ở mức đơn giản có thể dùng bột nặn (bột được xay ra từ gạo, ngô, sắn sau đó trộn với bột phẩm màu). Loại bột này có ưu điểm là dễ nặn, dễ nắn và màu sắc rực rỡ, tươi vui, rất phù hợp với trẻ con, nhưng có nhược điểm là nhanh bị mốc và không để được lâu.

- Đất sáp nặn: Là một loai chế tác từ chất liệu công nghiệp, rất dẻo và dễ nặn, có ưu điểm là không dính tay nhiều, màu sắc vừa phải, độ kết dính tốt, không có tính bền vững mà chỉ thể hiện được các đối tượng vừa nhỏ.

- Đất sét: Là loại thường được sử dụng nhiều nhất, có nhiều loại và chất màu cũng khác nhau. Khi sử dụng cần loại bỏ cát, sỏi và tạp chất ra, rồi đập nhỏ và mịn, sau đó cho nước vào nhào. Khi làm xong đất phải đồng màu và đủ độ ẩm để nặn. Đất nhào quánh, không dính vào tay là đạt yêu cầu.

Đất sét hay được sử dụng làm mẫu phác thảo, sau đó muốn bền, đẹp hoặc có tính vĩnh cửu thì phải chuyển sang một chất liệu khác như: thạch cao, nhựa, thủy tinh, xi măng, đồng hoặc đem nung lên để thành chất liệu gốm, sành, sứ. Muốn giữ nguyên chất đất sét thì trong quá trình xử lý cần thêm một số phụ gia để tạo đàn hồi như: mật mía, muối, giấy ta, giấy dó hoặc phụ gia khác.

c. Ni lông và giẻ lau: Tùy theo kích thwocs của bài nặn mà dùng loại ni lông thích hợp để ủ, giữ độ ẩm của đất trong quá trình làm bài. Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh cần thiết, phải có giẻ lau tay hoặc các vật dụng khác.

d. Cốt cho nặn đất: Để nặn một tượng nhỏ, đơn giản, khoảng 4 – 6cm trở lên, phải dùng cốt bên trong. Cốt có thể bằng gỗ, bằng tre, bằng dây thép. Tùy theo cỡ tượng mà có tỷ lệ cốt bên trong tương ứng. Nếu làm phù điêu cũng phải đóng một số đinh nhỏ lên bảng gỗ rồi giăng dây thép nhỏ thành một màng lưới làm cốt bên dưới. Mục đích của cốt là giúp cho đất không bị rơi ra hoặc sụt lở trong quá trình nặn.

e. Dụng cụ để nặn:

- Một con dao bằng sắt hoặc nhựa để cắt đất;

- Một bay nặn bằng tre cật hoặc gỗ vót nhẵn;

- Một bút vẽ bằng tre, gỗ hoặc nhựa;

- Một nạo có hai đầu: một đầu to, một đầu nhỏ để dễ thể hiện những chi tiết cần thiết;

- Một khúc gỗ vuông nhỏ, chắc dùng để đập đất.

4. Một số kỹ năng nặn cơ bản:

a. Xoay tròn: Lấy một ít đất cho vào lòng bàn tay, bàn tay kia úp lên và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Cũng có thể lấy một ít để lên bàn, dùng lòng bàn tay hay các ngón tay xoay tròn. Trong các trường hợp đối tượng ở dạng hình tròn hoặc dạng tròn thì áp dụng kỹ năng này.

b. Lăn dài: Lấy một ít đất kéo dài vừa phải đặt trên bảng hay một bàn tay, lấy tay lăn đi lăn lại là được. Nếu cần diễn tả đối tượng nào có dạng hình trụ ngắn hoặc dài thì vận dụng cách này.

c. Vuốt nhọn: Dựa vào cách làm hình lăn dài để tiến hành điều chỉnh một đầu cho nhỏ dần, đến nhỏ nhât. Dùng trường hợp đối tượng ở dạng hình chóp hoặc hình chóp kéo dài.

d. Ấn lõm: Trên cơ sở của hình đã xoay tròn, dùng hai ngón tay cái và 8 ngón tay còn lại làm vành tiến hành ấn lõm và xoay dần sẽ được hình ấn lõm theo ý muốn. Sử dụng cách làm này trong trường hợp đối tượng có vành, có đế và rỗng bên trong.

e. Ấn dẹt: Vẫn dùng cách xoay tròn làm chuẩn cố định để chuyển sang ấn dẹt hay còn gọi là dàn mỏng. Dùng hai ngón tay cái để ấn và 8 ngón tay còn lại làm giá đỡ. Trường hợp nào đối tượng ở dạng rộng bề ngang, hẹp bề cao thì vận dụng cách này.

f. Trổ thùng: Trên cơ sở cách làm ấn lỗm, tiến hành trổ thủng những chỗ cần thiết hoặc bất kỳ vị trí nào khác trên hình nặn, cũng có thể dùng dao để trổ. Cách này dùng trong trường hợp cần đục thủng hoặc khoét vào chỗ nào đó để thay đổi về dáng hoặc dạng bề mặt của đối tượng.

g. Đập vuông: Dựa theo cách thể hiện xoay tròn để làm cho đất có độ dẻo cần thiết, tiến hành đập cho vuông, vát hoặc chữ nhật đều được. Khi thể hiện các khối cứng khỏe hoặc thô thì áp dụng cách làm này.

h. Cắt xén: Trong trường hợp cần sửa hoặc bồi đắp thêm cho đối tượng những chỗ thừa hoặc lồi thì phải dùng dao xén bớt.

i. Gắn nối: Muốn thể hiện được đối tượng, hãy chia nhỏ thành nhiều bộ phận cho dễ làm, khi muốn liên kết lại cần phải dùng kỹ năng gắ nối. Chỗ tiếp giáp hai phần khác nhau có thể dùng que tăm hoặc dây thép nhỏ (đối với đối tượng nhỏ). Đối tượng lớn phải dùng chốt tre hoặc bắt vít và có lớp kết dính giữa hai phần với nhau.

k. Khối liền: Là tạo hình từ một khối liền có thể có cách nặn như sau: Cần có cốt vững vàng và tiến hành đắp nhiều lớp chồng lên nhau cho khớp và mịn, đắp đất đến đâu điều chỉnh về dáng và hình đến đó. Nếu là đối tượng nhỏ, có thể gọt dũa dàn từ một khối lớn (giống như đục tượng). Trong quá trình đó phải căn được tỷ lệ hình một cách chính xác thì mới đạt.

l. Nắn hình: Tùy từng trường hợp, dùng tay để nắn lại hình, khâu này còn gọi là chỉnh hình. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian nặn tượng, vì liền một lúc không thể làm chuẩn ngay được.

m. Dùng màu: Nếu là bột nặn hoặc đất sáp nặn thì khi nặn cần biết phối màu cho phù hợp với chủ đề. Có thể trộn đất sáp màu với nau để tạo hiệu quả hòa sắc cho đối tượng. Còn đất sét phải để se khô mới bôi màu hoặc tráng màu, đối tượng lớn có thể dùng cả sơn màu hoặc tạo men màu, chất màu.

n. Vẽ, khắc, dán: Trong quá trình thể hiện có thể vận dụng cách này ở bất cứ lúc nào, nhưng ở giai đoạn cuối khi gần hoàn chỉnh bài nặn cần sử dụng tối đa cách này để tạo độ tinh cho sản phẩm (vẽ, khắc và dán thêm hình chi tiết).

o. Tạo tình cảm cho đối tượng: Một sản phẩm sau khi kết thúc phải gợi được cho người xem tình cảm về cả hai mặt: tình cảm của bản thân đối tượng và tình cảm của chính tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Do vậy trong quá trình thể hiện phải luôn điều chỉnh cho đúng mẫu hoặc đối tượng tưởng tượng cũng phải đúng dáng và tinh thần cần thể hiện. Khâu này cũng quan trọng ở giai đoạn cuối, ta có thể chỉnh lại về dáng hoặc tinh thần trên khuôn mặt để gợi tình cảm theo ý muốn.

5. Phương pháp tiến hành bài nặn:

a. Nặn theo mẫu: Nặn theo mẫu và vẽ hình họa có mối quan hệ hữu cơ với nhau vì điêu khắc và hội họa đều lấy việc nghiên cứu hình họa làm phương tiện cơ bản. Muốn nặn được các hình và khối thì trước tiên phải biết vẽ và vẽ đúng hình của đối tượng như mắt ta nhìn thấy hoặc nghĩ về nó. Chính vì vậy, vẽ hình họa cũng là nhiệm vụ đầu tiên của người nặn.

b. Nặn tự do: Nặn tự do hay còn gọi là nặn theo ý thích, mang tính bản năng, tính đặc thù và cả tính độc đáo của người nặn rất cao. Tự do là không phải phụ thuộc vào mẫu, phụ thuộc vào chủ đề mà được quyền thả sức sáng tạo, thay đổi kiểu dáng, phong cách, chất biểu cảm để mang lại hiệu quả tối ưu nhất Chính vì thế mà thể hiện theo cách này thường khó hơn rất nhiều, nhưng mang lại nhiều ý tưởng hay, sự phóng khoáng trong cách diễn tả một khối và nhất là cách biểu cảm thì rung động vô cùng. Mục đích cuối cùng của một sản phẩm nặn là làm cho người xem phải rung động. Cách tạo hình theo lối tự do này dễ làm được điều đó.

6. Các loại bài tập nặn cơ bản:

a. Nặn các khối cơ bản: Trong nghệ thuật nặn, sự phối hợp giữa các khối với nhau rất là quan trọng bởi nó góp phần tạo nên cấu trúc, tạo vẻ đẹp cho sản phẩm. Chính vì điều đó ta phải nghiên cứu và thể hiện bắt đầu từ các khối cơ bản, trong đó có khối lập phương, khối cầu, khối trụ, khối chóp, khối chữ nhật… Khi thực hành bài tập, cần làm đúng tỷ lệ của mẫu, đúng khối và kích thước, có thể dùng que đo, dây dội, compa, thước kẻ để kiểm tra cho sản phẩm chính xác.

b. Nặn tĩnh vật: Nặn tĩnh vật là dựa trên cơ sở của các khối cơ bản được chuyển thể dần có dạng giống các khối của đối tượng như: quả bưởi, quả cam, quả đu đủ, cái bình, cái ấm, lọ hoa…

Trước khi nặn mẫu tĩnh vật, trước tiên cần tìm cách quy nạp chúng theo các hình khối cơ bản và lột tả được đặc điểm của mẫu. Ví dụ: khi nặn hoa, lá tuy chung rất mỏng về cấu tạo, nhưng khi nặn vẫn phải nhìn từ góc độ hình khối và thể hiện theo hình có mảng khối rõ rệt.

nan 1

Các bước phác hình nặn một số tĩnh vật

nan 2

Sản phẩm nặn một số khối tĩnh vật của sinh viên

c. Nặn vật nuôi trong gia đình: Nặn vật nuôi là một bước khó hơn so với nặn khối cơ bản và tĩnh vật, đòi hỏi phải có sự quan sát rất kỹ về dáng, tư thế và thần thái của đối tượng. Nặn khối và tĩnh vật đối tượng là tĩnh, còn nặn vật nuôi là thể hiện đối tượng động. Chính vì thế chọn được góc nhìn thể hiện được dáng động, có sức truyền cảm mạnh nhất của vật nuôi là điều rất quan trọng. Vật nuôi trong gia đình có: gà, vịt, chó, mèo, lợn, dê, trâu, bò, thỏ..

Cách thể hiện đối tượng này cũng phải quy chúng về dạng khối cơ bản trên cơ sở đó điều chỉnh dần dần về dáng, thêm dần chi tiết rồi mới hoàn chỉnh bài.

nan 3

Một số bước phác hình nặn vật nuôi trong gia đình

nan 4

Bài nặn vật nuôi bằng đất sáp màu của sinh viên

nan 5

Bài nặn vật nuôi bằng đất sét trắng của sinh viên

d. Nặn thú trong rừng: Vật nuôi là các con vật thân quen, có thể bắt gặp hàng ngày nên dễ nắm được đặc điểm của chúng hơn là thú trong rừng. Các con vật trong rừng bắt gặp rất ít ở các vườn thú hoặc thấy chúng trên sách, ti vi, vì thế nặn loại đối tượng này sẽ khó hơn. Các loài thú trong rừng có: hươu, nai, hổ, báo, sư tử, voi, khỉ v.v…

Cách nặn cũng giống với cách nặn vật nuôi, ta phải quan sát để bắt được dáng đẹp của đối tượng và quy chúng về dạng khối cơ bản, sau đó tạo hình dáng lớn, các diện khối và thêm các chi tiết sau cùng.

nan 6

Bài tập nặn thú trong rừng bằng đất sét trắng của sinh viên

nan 7

Một số bước phác hình nặn thú trong rừng

e. Nặn người: Nặn người khó hơn cả, phải qua bước nặn tượng trước. Nhưng thời gian để học phần này không nhiều, vì thế phải bỏ qua bước nặn tượng. Muốn nặn người được đúng, trước tiên ta phải nắm chắc về tỷ lệ cơ thể người ở mọi lứa tuổi, ở nam giới và phụ nữ. Nghiên cứu kỹ về cấu tạo cơ thể để nặn được đúng tỷ lệ, cấu trúc sẽ cân đối, vững vàng. Nặn người có thể vận dụng một trong hai cách. Một là nặn rời từng bộ phận như: thân, đầu, cổ, hông, tứ chi, bàn tay, bàn chân, sau đó ghép lại và chỉnh sửa cho hoàn thiện; Hai là nặn liền khối – dùng khối đất lớn nắn, véo, đắp và chắt lọc dần để tạo thành đối tượng. Dù làm bằng cách nào cũng phải có cốt thì nhân vật mới vững và đứng vững được.

nan 8

Các bước phác hình nặn người

nan 9

Bài tập nặn người của sinh viên

7. Phù điêu (chạm đắp nổi):

Phù điêu còn gọi là chạm đắp nổi, được thể hiện trên mặt phẳng. Nó có khác với tượng tròn về diễn tả khối và về mặt không gian. Khối của tượng tròn được kết cấu bởi các diện hoàn chỉnh, trên dưới, trái phải, trước sau, diện nào cũng được coi là quan trọng và không được xao nhãng ở một diện nào. Khối của phù điêu được kết cấu bởi chính ngôn ngữ hình khối của chúng tạo nên (do độ mỏng của phù điêu). Đặc biệt, chúng phải dựa trên một mặt phẳng để làm nền cho điểm tựa của mình, do vậy ở một góc độ nào đó, nó cũng giống với nghệ thuật hội họa. Không gian của tượng là đặc chiếm một không gian thật ba chiều, còn không gian phù điêu chủ yếu được thể hiện trên mặt phẳng hai chiều.

nan 10

Các bước đắp phù điêu cái ấm pha trà

nan 11

Các bước đắp phù điêu con voi

nan  12

Các bước đắp phù điêu tĩnh vật

a. Thể loại phù điêu:

- Phù điêu thấp: Loại này thường được thể hiện rất mỏng, có khi chỉ là những nét trang trí được gợi khối. Phù điêu thấp thường được thể hiện trên các phần phụ hoặc dùng vào việc trang trí các vật dụng.

- Phù điêu vừa: Đây là loại phù điêu rất phổ biến mà thường thấy trên các bức chạm khắc ở nhà văn hóa, bảo tàng, ở đình, chùa… Loại này thường được đặt trong nhà.

- Phù điêu cao: Thường được đắp cao gần như tượng tròn. Loại phù điêu này thường có ở các lan can trong chùa, tháp hoặc hai bên cánh gà của tượng đài… chủ yếu nó được đặt ở ngoài trời là chính.

b. Cách thể hiện:

- Chuẩn bị dụng cụ;

- Làm đất;

- Quan sát mẫu;

- Phác hình trên mặt bảng đất;

- Đắp khối;

- Chỉnh khối;

- Hoàn chỉnh bài.

jnan 11

Các bước đắp phù điêu con voi

nan  12

nan 13

Các bước đắp phù điêu tĩnh vật

>>> Tập nặn và tạo dáng

>>> Kỹ năng thực hành về điêu khắc

>>> Đường nét và khả năng tạo hình

Từ khóa » Cách Nặn Tượng Bằng đất Sét