Nan Giải “bài Toán” Chủ Doanh Nghiệp Bỏ Trốn
Có thể bạn quan tâm
Người lao động Công ty TNHH KaiYang Việt Nam tập trung sau khi biết thông tin lãnh đạo Công ty “biến mất”.
(Nguồn: tienphong.vn)
Những ngày qua, thông tin Công ty TNHH KaiYang Việt Nam dời khỏi Công ty không rõ lý do đã khiến hơn 3.000 người lao động của công ty này rất lo lắng. Công ty TNHH KaiYang Việt Nam thành lập năm 2005, là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) chuyên sản xuất giầy da xuất khẩu. Theo tin từ Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng, hiện Công ty KaiYang Việt Nam còn nợ hơn 21 tỉ tiền lương của công nhân và 9 tỉ tiền bảo hiểm. Hiện nay, lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo UBND quận Kiến An chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục nắm bắt tình hình, phối hợp với phía Công ty KaiYang Việt Nam để có phương hướng giải quyết tốt nhất lợi ích, chế độ cho người lao động; bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản công ty.
Thực tế cho thấy, việc chủ doanh nghiệp “biến mất”, bỏ trốn đã không còn là hãn hữu. Có thể kể đến nhiều vụ việc điển hình như vụ "biến mất" của Công ty TNHH KL Texwell Vina, 100% vốn Hàn Quốc, ở Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vào dịp cận Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Lãnh đạo công ty bỏ trốn về nước với tổng số tiền lương còn nợ lại gần 13,7 tỷ đồng, khiến hơn 1.900 người lao động lao đao, mất hết quyền lợi.
Hay vụ tương tự tại Công ty TNHH một thành viên ChoWon (100% vốn Hàn Quốc). Công ty này thuê nhà xưởng của Công ty CP Khải Hoàn ở KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), để sản xuất nhựa. Từ tháng 9/2018, công ty này gặp khó khăn, giám đốc cùng quản lý người Hàn Quốc đã rời khỏi Việt Nam, không liên lạc được. Doanh nghiệp này chưa trả lương tháng 9, 10 cho công nhân, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) với số tiền 120 triệu đồng, nợ ngân hàng 23 tỷ đồng và nợ một số khách hàng khác.
Tìm hiểu được biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn.Trong đó chủ yếu là do các doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế dẫn đến trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Thậm chí, có không ít doanh nghiệp FDI kinh doanh không lành mạnh, lợi dụng kẽ hở của pháp luật Việt Nam cũng như chính sách "trải thảm đỏ" trong thu hút đầu tư của nhà nước để tận dụng ưu đãi, chiếm đoạt tiền lương, các khoản trợ cấp của người lao động rồi bỏ trốn. Để xảy ra tình trạng nói trên cũng phải kể đến một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi chưa phát hiện chưa kịp thời vụ việc, đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan thuế và BHXH; những hạn chế trong đề ra các giải pháp phòng ngừa và thực hiện các chế tài xử phạt nợ lương, BHXH…
Có thể thấy, tình trạng nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài đột ngột "mất tích" hoặc bỏ trốn đang trở thành vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận. Tình hình này không chỉ gây lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động mà còn khiến người lao động thiệt thòi cho quyền lợi. Trao đổi với báo chí về những tác động tiêu cực của tình trạng này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng "hậu quả là rất nặng nề", trước hết người lao động mất việc làm, mất thu nhập; ngân sách nhà nước thất thu. Việc chủ doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động; đồng thời tiềm ẩn nhiều hệ lụy xã hội phức tạp. Chị Nguyễn Thị Nhàn, công nhân tại KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) chia sẻ: “Cuộc sống cả gia đình bao nhiêu khoản phải chi tiêu trông hết cả vào tiền lương hàng tháng. Trường hợp chủ doanh nghiệp nợ lương sau đó bỏ trốn thì thực sự chúng tôi không biết trông cậy vào đâu”.
Nhìn nhận từ góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn An Bình - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Hiện nay, quy định về “Chủ doanh nghiệp bỏ trốn” trong pháp luật hiện hành nói nói chung và Luật doanh nghiệp nói riêng gần như đang bị “bỏ ngỏ”; chưa có các chế định cụ thể đối với hiện tượng này. Duy nhất chỉ có Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/2/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế thì có nêu đến việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Cụ thể, nội dung thông tư này nêu: Doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp không có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của người lao động và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền xác định. Tuy vậy, lại chưa có văn bản pháp luật nào quy định về doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, quy định từ khái niệm doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đến quy trình tổ chức thanh lý tài sản, đến việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động; trả các khoản nợ có liên quan đến BHXH, BHYT, nợ các tổ chức tín dụng… Điều này tạo ra “kẽ hở” để một số chủ doanh nghiệp lợi dụng, trốn tránh trách nhiệm tài chính với người lao động và nhà nước.
Theo các chuyên gia, việc quan trọng hiện này là chúng ta cần nhanh chóng bổ sung các quy định pháp lý, các chế tài để ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm phạp luật để giải quyết tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, nhất là khi tiến hành tuyên bố phá sản doanh nghiệp. “Đặc biệt, cần sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh theo hướng tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, chủ doanh nghiệp nợ thuế, các phúc lợi xã hội với người lao động, đây là việc làm hết sức cần thiết", Luật sư Nguyễn An Bình nhấn mạnh.
Để hạn chế những hệ lụy tiêu cực từ việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ BHXH. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH của cơ quan BHXH, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Đối với những vụ việc đã xả ra, có thể xem xét đến việc sử dụng một số nguồn quỹ sẵn có để hỗ trợ người lao động mất việc tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn. Về lâu dài, trong thực hiện chính sách thu hút đầu tư, chính quyền các cấp cần lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực về tài chính, quản trị doanh ngiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội.
Việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn luôn tiềm ẩn những hệ lụy tiêu cực đối với người lao động cũng như tình hình an ninh trật tự tại các địa phương có vụ việc diễn ra. Chủ động ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động mà còn là cơ sở bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.
Từ khóa » Các Công Ty Bỏ Trốn
-
Xử Lý Hoá đơn Doanh Nghiệp Bỏ Trốn, Ngừng Hoạt động
-
Phần Mềm Tra Cứu Danh Sách Doanh Nghiệp Bỏ Trốn Mới Nhất 8.55
-
Quy Trình Xử Lý Doanh Nghiệp Bỏ Trốn Theo Quyết định Số 438/QĐ-TCT
-
Nhận Biết Hóa đơn Doanh Nghiệp Bỏ Trốn, Ngừng Hoạt động
-
Xử Lý Hóa đơn Của Doanh Nghiệp Bỏ Trốn, Ngừng Hoạt động
-
QUY TRÌNH XÁC MINH VÀ XỬ LÝ CÔNG TY BỎ TRỐN
-
SỬ DỤNG HÓA ĐƠN CỦA DOANH NGHIỆP BỎ TRỐN
-
Các Vấn đề Cần Xử Lý Khi Sử Dụng Hóa đơn Của Doanh Nghiệp Bỏ Trốn
-
Xử Lý Hóa đơn Mua Của Doanh Nghiệp Bỏ Trốn, Doanh Nghiệp Ma
-
Nợ Thuế 'khủng', Nhiều Doanh Nghiệp Bỏ Trốn - VietNamNet
-
Xử Lý Hóa đơn Mua Của Doanh Nghiệp Bỏ Trốn
-
Ngăn Chặn DN Nước Ngoài Bỏ Trốn, “xù Nợ” Thuế XNK ... - Bộ Tài Chính
-
Khi Nào Cần Phải áp Dụng Biện Pháp Cưỡng Chế Chủ Doanh Nghiệp