Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì? Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Sau Nặn Mụn
Có thể bạn quan tâm
Việc chăm sóc da sau nặn mụn đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra do tác động gây tổn thương da như: Thâm mụn, sẹo mụn, sẹo rỗ, hồng ban… Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng O2 SKIN tìm hiểu cách chăm sóc làn da sau khi nặn mụn một cách khoa học nhé!
1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau nặn mụn
Làn da sau khi nặn mụn trở nên khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi nhân mụn được lấy đi, tầng thượng bì da cũng xuất hiện những lỗ hổng, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Do đó, việc skincare đúng cách sau khi nặn mụn rất cần thiết, bởi có thể giúp:
- Da nhanh phục hồi hơn.
- Giảm những tổn thương, nguy cơ thâm, sẹo rỗ cho da.
- Rút ngắn thời gian điều trị mụn.
Nếu bạn chăm sóc da không đúng có thể dẫn đến các tác hại như:
- Nhiễm trùng da: Bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào các lỗ trống trên da (do nhân mụn được lấy đi) sẽ gây sưng viêm, thậm chí là chảy mủ.
- Để lại sẹo mụn: Sau khi lấy nhân mụn, lớp da bên dưới sẽ chịu tổn thương do lực tay tác động vào. Nếu không dùng sản phẩm phục hồi có thể dẫn đến sẹo mụn.
- Thâm mụn: Vùng da sau khi lấy mụn có thể bị tăng sắc tố dẫn đến tối màu hơn và hình thành những vết thâm.
- Mụn tái phát và nghiêm trọng hơn: Nếu quá trình lấy nhân mụn không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đồng thời chăm sóc da không đúng dễ dẫn đến nguy cơ lây lan vùng mụn, khiến mụn mọc nhiều hơn, viêm nhiễm nặng và khó điều trị.
Bạn cần chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách để ngăn ngừa hình thành sẹo thâm.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc da sau nặn mụn theo ngày
Dưới đây là cách chăm sóc da sau khi nặn mụn chi tiết cho từng ngày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
2.1. Chăm da sau nặn mụn ngày đầu tiên
Thời điểm mới nặn mụn xong nên làm gì khi vết thương còn mới? Hãy đọc ngay những lưu ý dưới đây:
- Tránh chạm tay vào da: Sau nặn mụn làn da sẽ xuất hiện vết thương hở. Dùng tay chạm vào da sẽ khiến vi khuẩn lây lan vào bên trong da. Điều này sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương và bị mụn tiếp tục.
- Không trang điểm: Nếu trang điểm quá dày sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Các vết thương hở dễ bị kích ứng bởi các thành phần của sản phẩm trang điểm.
- Rửa mặt nhẹ nhàng: Làn da sau nặn mụn thường rất nhạy cảm. Do đó, khi rửa mặt nên xoa nhẹ nhàng và chọn sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ theo lời khuyên của Bác sĩ.
- Ngưng dùng nước hoa hồng (toner): Theo các chuyên gia, sau khi nặn mụn không nên dùng nước hoa hồng, vì các sản phẩm này có thể gây kích ứng hoặc khô da.
- Hạn chế xông hơi và massage mặt: Da sau nặn mụn rất nhạy cảm nên những tác động trực tiếp lên da đều có thể gây kích ứng hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Sắp xếp lại thời gian tập luyện thể dục: Bạn nên hạn chế tập luyện thể dục thể thao để tránh ra nhiều mồ hôi trên mặt gây viêm, nhiễm trùng da.
2.2. Chăm sóc da khi nặn mụn vào ngày thứ 2 – 3
Quá trình chăm da sau nặn mụn trong ngày thứ 2 và thứ 3, bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn dưới này.
- Không nên tẩy tế bào chết: Từ 3 – 4 ngày sau nặn mụn không nên tẩy tế bào chết vì có thể ảnh hưởng đến vùng da đang bị tổn thương. Thay vào đó, có thể dùng BHA nồng độ 1% dịu nhẹ để kháng viêm và làm sạch da.
- Ngưng dùng các sản phẩm trị mụn và các phương pháp điều trị tại nhà khác: Vì đa phần những sản phẩm trị mụn đều chứa Retinol, Acid Salicylic có thể gây kích ứng da. Do đó, nếu cần thiết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm trị mụn.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Da sau khi nặn mụn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nên dễ bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên che chắn bảo vệ da cẩn thận bằng khẩu trang, kính mát, dùng thêm kem chống nắng trong trường hợp buộc phải ra ngoài. Chỉ số kem chống nắng nên từ SPF 30 trở lên.
Bạn nên ngưng các sản phẩm đặc trị sau khi nặn mụn 2 – 3 ngày.
2.3. Chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn từ ngày 4 – 7
Sau khi nặn mụn từ 4 – 7 ngày, thời gian này bạn hãy ngừng thực hiện các phương pháp điều trị khác lên da như laser, peel, tẩy lông,… bởi vì có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hơn mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Lý do là lúc này làn da rất cần thời gian để phục hồi lại.
Xem thêm: Có nên nặn mụn sau khi peel da không? Lưu ý khi peel da trị mụn3. Chăm sóc da sau nặn mụn nên bôi gì để nhanh lành?
Chăm sóc da sau nặn mụn nên bôi gì để nhanh lành và ngăn ngừa mụn quay lại? Để có thể trả lời câu hỏi này, sẽ tạm phân thành 3 giai đoạn sau đó là: Sau khi mới nặn mụn xong, sau khi nặn mụn 1 ngày và sau khi nặn mụn 3 -7 ngày.
3.1. Sau khi mới nặn mụn xong
Trước và sau khi mới nặn mụn xong bạn da bạn nên được làm sạch bằng các dung dịch làm sạch, sát khuẩn như nước muối sinh lý, povidone, AHA/BHA/PHA nồng độ thấp tùy vào loại da.
Thông thường với da nhạy cảm chỉ nên sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc PHA. Buổi tối, bạn chỉ cần làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ, sau đó không cần bôi thêm sản phẩm nào khác để tránh các tác động lên các vùng da đang bị tổn thương, tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
3.2. Thời điểm 1 ngày sau khi nặn mụn
Sau nặn mụn 1 ngày, tức là qua ngày hôm sau, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, phục hồi và chăm sóc da dịu nhẹ ở dạng gel, lỏng. Tránh các sản phẩm bít tắc, dạng cream đặc, điều này có thể gây bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Khi da được cung cấp các dưỡng chất cần thiết sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi, kích thích lành thương nhanh hơn.
Xem thêm: Review 11 kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn tốt, không gây bí da3.3. Từ 3 đến 7 ngày sau khi lấy nhân mụn
Sau nặn mụn 3-7 ngày, da lúc này đã bắt đầu quá trình hình thành và bong mài (lớp da tổn thương khô lại và bắt đầu quá trình bong tróc). Giai đoạn này bạn đã có thể chăm sóc da như bình thường, tuy nhiên để tránh các vết thâm kéo dài hoặc sự hình thành của các vết sẹo rỗ, bạn có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thúc đẩy quá trình phục hồi và làm trắng da như vitamin C, niacinamide,…
Với các tổn thương mụn sâu có thể sử dụng thêm sản phẩm như kem trị thâm, thuốc strataderm trị sẹo (đối với những bạn có cơ địa dễ bị sẹo) và đừng quên tăng cường dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm dạng lỏng, serum chứa thành phần dịu nhẹ như B5, Hyaluronic acid,…
Ngoài ra cần bảo vệ da trước tác động từ môi trường như ánh nắng, bụi bẩn bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng, che chắn kỹ khi ra ngoài.
Bạn nên thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài để bảo vệ da.
4. Một số lưu ý cần biết khi chăm sóc da sau nặn mụn
Làn da sau khi nặn mụn khá “khó chiều” và những tác động bình thường đôi khi cũng có thể gây tổn thương da. Vì vậy, ngoài chăm sóc da đúng cách, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:
4.1. Đảm bảo đã lấy hết nhân mụn
Nếu lấy nhân mụn chưa hết, dù chỉ là sót lại lượng nhỏ cũng dễ khiến vi khuẩn ở những nốt mụn này lây lan sang vùng da cận kề và tiếp tục hình thành mụn mới. Đây là lý do vì sao bạn nên lấy sạch nhân mụn, nhưng lưu ý là cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương da.
Xem thêm: Có nên nặn mụn không? Quy trình nặn mụn đúng cách ngừa thâm sẹo4.2. Chú ý dưỡng ẩm
Một bước không thể thiếu sau nặn mụn là cung cấp độ ẩm cho da. Khi da chưa lành hẳn, cần sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có công dụng làm dịu da, phục hồi hư tổn. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, kết cấu dễ thẩm thấu nhanh qua da, không gây bít tắc lỗ chân lông.
4.3. Tránh nắng kỹ càng cho da
Làn da sau nặn mụn dễ bị tổn thương bởi tác động của tia UV và xuất hiện thâm sau mụn. Do đó, bạn cần phải tránh nắng cẩn thận bằng cách che chắn kỹ càng với áo khoác, đeo kính râm và khẩu trang, đội mũ rộng vành,… Đồng thời chọn kem chống nắng phù hợp với làn da, có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đừng quên bôi sản phẩm đúng cách.
Xem thêm: Mặt mụn có nên dùng kem chống nắng không? Nên chọn thế nào?4.4. Phòng ngừa nguy cơ hình thành sẹo
Để phòng ngừa những nguy cơ hình thành sẹo, sau khi nặn mụn vài ngày, bạn nên dùng các sản phẩm hỗ trợ trị thâm và ngừa sẹo. Ngoài ra, có thể áp dụng cách ngừa sẹo từ thiên nhiên như:
- Nghệ: Trong nghệ có thành phần Curcumin giúp kháng viêm và thúc đẩy quả trình làm lành sẹo. Đồng thời trong nghệ còn có vitamin E, D giúp dưỡng sáng và cải thiện thâm. Vì vậy, nguyên liệu này được khá nhiều chị em lựa chọn để bôi lên da sau nặn mụn.
- Mật ong: Đắp mặt nạ mật ong giúp hỗ trợ kháng khuẩn, làm lành vết thương. Mật ong còn chứa nhiều axit béo, vitamin B, peptit, axit amin, chất chống oxy hóa,… có khả năng làm dịu da, mờ thâm và giảm nguy cơ sẹo hình thành.
- Nha đam: Với chất gel nha đam dịu mát sẽ giúp giảm sưng và viêm đỏ, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hạn chế sẹo mụn xuất hiện.
Lưu ý là chỉ bôi hoặc đắp mặt nạ thiên nhiên khi làn da tại vị trí nặn mụn đã se và khô lại. Ngoài ra để tránh kích ứng da, bạn nên bôi thử lên vùng da nhỏ ở cánh tay hoặc cổ trước khi thoa hoặc đắp lên mặt.
4.5. Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau củ quả tươi vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp da nhanh chóng phục hồi. Một số thực phẩm có thể kể đến như rau bina, rau mồng tơi, cà rốt, bông cải xanh, dâu, cam,… Đồng thời, cần tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ như mì cay, pizza, gà rán,…
Xem thêm: Nặn mụn xong nên kiêng gì và ăn gì để tránh sẹo, da sáng mịn?5. Câu hỏi thường gặp khác
Xoay quanh vấn đề chăm sóc làn da sau nặn mụn vẫn còn khá nhiều thắc mắc. Dưới đây là các câu hỏi mà O2 SKIN nhận được nhiều trong thời gian qua và lời giải đáp mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Trong quá trình chăm sóc da sau nặn mụn, tôi nên tránh làm gì?
Bạn nên tránh những điều sau khi chăm sóc làn da sau nặn mụn như trang điểm quá dày, tẩy tế bào chết cho da quá mức, sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa chất tẩy rửa mạnh, chạm tay vào mặt, xông hơi, massage mặt, tập thể dục ngay sau khi nặn mụn, tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời,…
5.2. Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?
Không nên đắp mặt nạ sau nặn mụn xong. Vì lúc này bề mặt da đang có nhiều vi khuẩn, nếu đắp mặt nạ mà không làm sạch da mặt sẽ làm cho da dễ viêm nhiễm và khó lành vết nặn mụn. Với loại mặt nạ chứa nhiều dưỡng chất, việc đắp trực tiếp ngay khi nặn mụn xong có thể làm bít tắc lỗ chân lông.
5.3. Nên làm gì khi nốt mụn bị vỡ?
Nhiều trường hợp do nốt mụn chưa chín già hoặc trong lúc nặn chúng ta quá mạnh tay làm cho nốt mụn bị vỡ. Bạn nên lấy hết phần nhân mụn còn lại, nặn cho hết máu và dịch bị vỡ. Nếu sau nặn mụn 1 ngày da vẫn còn viêm hoặc sưng thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
Chăm sóc da sau nặn mụn là vô cùng quan trọng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu về cách chăm sóc da sau mụn phù hợp với làn da của mình để đạt được các lợi ích của việc lấy nhân mụn chuẩn y khoa. Ngoài ra, quan trọng nhất là nên chọn các cơ sở uy tín, chọn trị mụn ở đâu có bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho làn da.
Trải nghiệm dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn Y khoa, da phục hồi nhanh tại O2 SKIN O2 SKIN tự hào là địa chỉ điều trị mụn và các biến chứng sau mụn được nhiều người tin chọn. Sau hơn 9 năm theo đuổi sứ mệnh “Trị mụn chuẩn Y khoa”, O2 SKIN đã giúp cho hơn 489.000 Khách hàng điều trị mụn thành công, lấy lại tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tại O2 SKIN, mỗi liệu trình điều trị mụn đều được xây dựng cá nhân hóa theo tình trạng mụn. Bác sĩ chuyên khoa da liễu dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và theo dõi sát sao trong quá trình điều trị, giúp mang lại hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ tái phát. Trải nghiệm dịch vụ lấy nhân mụn tại O2 SKIN, bạn an tâm bởi quy trình chuẩn Y khoa với 15 bước giúp lấy sạch nhân mụn, rút ngắn thời gian điều trị mụn. Quá trình nặn mụn bằng tăm bông vô khuẩn được thực hiện bởi điều dưỡng tay nghề cao, thao tác nhẹ nhàng, hạn chế gây tổn thương vùng da xung quanh. Các dụng cụ nặn mụn được tiệt trùng nghiêm ngặt, giúp phòng tránh nhiễm trùng chéo trên da và ngăn ngừa tình trạng mụn lây lan.
Quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa bằng tăm bông tại O2 SKIN. Không chỉ vậy, O2 SKIN cam kết chỉ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thuộc thương hiệu uy tín, được FDA công nhận về khả năng hỗ trợ điều trị mụn. Mọi chỉ định của bác sĩ đều dựa vào tình trạng da và luôn tư vấn cặn kẽ cho bạn trước khi thực hiện. Xem ngay những chia sẻ chân thật từ các khách hàng đã sử dụng dịch vụ Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN: |
Yêu Cầu Gọi Lại Tư Vấn
Xem Thêm- Sau khi nặn mụn có được rửa mặt không?
- Nặn mụn xong có được bôi kem chống nắng không?
- Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen hạn chế lỗ chân lông to
- Xông lá tía tô trị mụn có tốt không?
- Da bị mụn có nên tẩy tế bào chết hay không?
Từ khóa » Tránh Thâm Sau Khi Nặn Mụn
-
Sau Khi Nặn Mụn Nên Làm Gì để Da Mịn Và Tránh Bị Thâm? - Seoul Spa
-
Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì để Không Bị Thâm? | Vinmec
-
Chăm Sóc Da Sau Nặn Mụn: 5 Cách Giúp Da Không Thâm Sưng Sau ...
-
[Hướng Dẫn] Nặn Mụn Xong Làm Gì để Không Bị Thâm | Decumar
-
Sau Khi Nặn Mụn Nên Làm Gì để Da Không Bị Thâm Sẹo? - TheFaceShop
-
Bí Kíp Chăm Sóc Da Sau Khi Nặn Mụn để Làn Da Luôn Căng Bóng
-
Những Lưu ý Chăm Sóc Da Sau Nặn Mụn để Ngăn Ngừa Sẹo Hiệu Quả
-
Cách Trị Thâm Đỏ Sau Khi Nặn Mụn - Tránh Viêm Nhiễm
-
Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì? Cách Chăm Sóc Da Mặt Sau Nặn Mụn
-
Khắc Phục Vết Thâm Do Tự Nặn Mụn Gây Ra - Báo Lao động
-
24H SAU KHI NẶN MỤN LÀM GÌ ĐỂ NGỪA THÂM SẸO? - YouTube
-
7 Bước Nặn Mụn Không để Lại Sẹo Rỗ, Lõm, Thâm Mụn Và Viêm Da
-
Nặn Mụn Xong Nên Làm Gì? Chăm Sóc Da Sau Nặn Mụn đúng Cách
-
Thâm đỏ Sau Mụn Do đâu Và Cần Xử Lý Như Thế Nào Thì Tốt?