Nàng Bạch Tuyết Và 7 Chú Lùn: Bản Gốc đầy Những Chi Tiết Rùng Rợn

Nhắc đến nàng Bạch Tuyết thì chắc hẳn không còn ai xa lạ với câu chuyện một cô gái xinh đẹp hết lần này đến lần khác bị hại bởi bà mẹ kế độc ác. Nhờ có sự giúp đỡ của 7 chú lùn mà Bạch Tuyết có thể chống lại thế lực đen tối và nhất là tìm được "chân ái" của đời mình là vị hoàng tử điển trai.

Vào năm 1937, Disney đã đưa câu chuyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn lên màn ảnh rộng lần đầu tiên và nó nhanh chóng trở thành 1 trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất mọi thời đại, được hàng triệu trẻ em trên thế giới đón nhận, yêu mến. Và tất nhiên vì đối tượng khán giả là trẻ em nên các nhà làm phim đã biến hóa câu chuyện kể của anh em nhà Grimm theo một cách khác, lược bỏ những chi tiết kinh dị.

Câu chuyện nguyên bản về nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn: Kinh dị, đầy những chi tiết rùng rợn và hả hê nhất là hình phạt dành cho mẹ kế - Ảnh 1.

Trên thực tế, 2 anh em Jacob và Wilhelm Grimm không tự mình viết nên câu chuyện của Bạch Tuyết hay cuộc đời của bất cứ nhân vật nào khác như Lọ Lem, Rapunzel hay nàng công chúa nào khác. Họ là học giả, các nhà nghiên cứu, thu thập và kể lại những câu chuyện dân gian vốn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Vào năm 1812, anh em nhà Grimm xuất bản bộ sưu tập truyện đầu tiên, mang tên Children's and Household Tales (Tạm dịch: Chuyện cổ tích về trẻ con và việc nhà).

Bất chấp tựa đề, cuốn sách này không nhắm đến đối tượng khán giả là trẻ em. Nguyên nhân bởi vì bên trong chứa đựng nội dung liên quan đến bạo lực, tình dục và thậm chí là loạn luân. Đơn cử như câu chuyện Lọ Lem, những người chị em kế của nữ chính đã phải cắn răng cắt bỏ ngón chân để mong đi vừa chiếc giày thủy tinh.

Trong bản gốc của Bạch Tuyết và 7 chú lùn, bà Hoàng hậu độc ác đã sai tùy tùng đuổi theo con gái riêng của chồng đến khu rừng với ý định giết chết nàng. Bà yêu cầu một thợ săn phải mang về nội tạng của Bạch Tuyết để chứng minh rằng cô nàng thật sự đã chết.

Vì không tìm thấy nàng Bạch Tuyết nên người thợ săn đành giết một con lợn rừng và moi tim gan của nó đem về cho Hoàng hậu và tất nhiên, bà không mảy may nghi ngờ. Không chỉ vậy, Hoàng hậu còn yêu cầu nấu đống nội tạng đó lên để chính mình thưởng thức.

Câu chuyện nguyên bản về nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn: Kinh dị, đầy những chi tiết rùng rợn và hả hê nhất là hình phạt dành cho mẹ kế - Ảnh 2.

Trong truyện của anh em nhà Grimm, Bạch Tuyết bị mẹ kế cố hãm hại 3 lần. Lần đầu, nàng Bạch Tuyết bị bắt phải mặc áo nịt ngực đến nỗi ngất xỉu vì quá chật (Đó là nhờ các chú lùn cắt áo giải thoát). Lần thứ 2, Bạch Tuyết nhận chiếc lược chải tóc có tẩm thuốc độc từ Hoàng hậu và bị ngất xỉu nhưng không chết là nhờ 7 chú lùn giúp lấy vật dụng ấy ra khỏi người. Đến lần thứ 3, Hoàng hậu mới sử dụng quả táo độc, dụ dỗ Bạch Tuyết ăn hệt như trên phim.

Câu chuyện nguyên bản về nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn: Kinh dị, đầy những chi tiết rùng rợn và hả hê nhất là hình phạt dành cho mẹ kế - Ảnh 3.

Sau khi Bạch Tuyết ngất xỉu, người ta cho rằng nàng đã chết nên đã đặt thi thể vào chiếc quan tài thủy tinh. Lúc đó, một chàng hoàng tử xuất hiện và bày tỏ mong muốn được giữ lấy thi thể Bạch Tuyết dù cả 2 chưa từng gặp mặt. 7 chú lùn vừa suy nghĩ về lời đề nghị của hoàng tử vừa khiêng quan tài đi ra ngoài thì không may vấp ngã và nhờ đó mà miếng táo độc bay ra khỏi miệng Bạch Tuyết và cứu sống cô nàng mà không cần nhờ đến nụ hôn của chàng trai kia.

Sau đó, Bạch Tuyết và hoàng tử cũng đến với nhau. Hoàng hậu cũng tham dự tiệc cưới của con gái riêng. Tại đây, bà bị nhận hình phạt là bắt ép nhảy bằng đôi giày giữa ngọn lửa đang bùng cháy cho đến khi ngã xuống và chết. Chi tiết này khá giống với chuyện kể về 1 người phụ nữ quý tộc đã bị bắt nhảy không ngừng nghỉ hồi thế kỷ 19.

(Nguồn: Vintage News)

Từ khóa » Chú Lùn ấy Bạch Tuyết