Nâng Bằng B2 Lên C - Thông Tin Chi Tiết Từ [A - Z] Bạn Phải Biết

Nâng bằng B2 lên C cần điều kiện gì? Thủ tục đăng ký rao sao? Chi phí như thế nào? Là những câu hỏi được nhiều tài xế lái xe hạng B2 quan tâm khi muốn nâng bằng lái xe. Tất cả sẽ được Banglaixegiare giải đáp một cách chi tiết và cụ thể dựa trên các quy định mới nhất, qua nội dung bài viết dưới đây.

Mục lục

Toggle
  • 1. Lợi ích khi nâng bằng B2 lên C
  • 2. Điều kiện nâng bằng lái xe B2 lên C
  • 2.1. Điều kiện về thời gian và số km lái xe an toàn
  • 2.2. Điều kiện về sức khỏe
  • 2.3. Điều kiện về độ tuổi, pháp lý
  • 3. Thủ tục và hồ sơ nâng bằng B2 lên bằng C
  • 4. Chi phí học nâng bằng B2 lên C
  • 5. Đào tạo nâng bằng lái xe hạng B2 lên C
  • 5.1. Đào tạo lý thuyết
  • 5.2. Đào tạo thực hành
  • 6. Điều kiện thi đậu nâng bằng B2 lên C
  • 7. Lựa chọn trung tâm nào để học và thi B2 nâng lên C
  • 8. Câu hỏi thường gặp

1. Lợi ích khi nâng bằng B2 lên C

Nâng bằng lái xe từ B2 lên C được xem là điều cần thiết đối với người hành nghề lái xe hiện nay. Vậy thực chất việc nâng hạng B2 lên C là gì? Tại sao tài xế nên nâng bằng B2 lên bằng C?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, tài xế sở hữu bằng lái B2 được phép điều khiển những loại xe như sau:

  • Phương tiện ô tô vận chuyển hành khách từ 4 – 9 chỗ ngồi (bao gồm cả tài xế)
  • Phương tiện ô tô tải kinh doanh hàng hóa có tải trọng thiết kế bé hơn 3.500kg
  • Phương tiện kết hợp máy kéo, kéo rơ moóc có tải trọng thiết kế bé hơn 3.500kg

nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Còn đối với người sở hữu giấy phép lái xe hạng C có thể điều khiển các loại phương tiện dưới đây:

  • Phương tiện ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng, ô tô chuyên dụng có thiết kế tải trọng lớn hơn 3.500kg
  • Phương tiện kết hợp máy kéo kéo có rơ mooc với trọng tải thiết kế lớn hơn 3500kg
  • Phương tiện nằm trong phạm vi hoạt động của Giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2

Như vậy, khi nâng hạng B2 lên C bạn sẽ được điều khiển những loại ô tô tải có tải trọng trên 3.500kg đến hết tải thì thôi. Mở ra nhiều cơ hội việc làm và gián tiếp nâng cao thu nhập cho tài xế.

2. Điều kiện nâng bằng lái xe B2 lên C

Cách nâng bằng B2 lên C như thế nào? Điều kiện nâng bằng B2 lên bằng C ra sao? Đây chắc hẳn là những câu hỏi luôn được các tài xế quan tâm.

2.1. Điều kiện về thời gian và số km lái xe an toàn

“Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên” – Trích: tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT.

nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare-1

Như vậy, người có bằng B2 muốn nâng lên bằng C phải đáp ứng:

  • Có thâm niên hành nghề lái xe lớn hơn hoặc bằng 03 năm
  • Có qua quãng đường hơn 50.000 km lái xe an toàn

2.2. Điều kiện về sức khỏe

Tiêu chí tiếp theo để xét duyệt hồ sơ nâng bằng B2 lên bằng C chính là sức khỏe. Yếu tố sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lái xe an toàn của tài xế. Sức khỏe ổn định, tinh thần minh mẫn giúp tài xế ứng biến linh hoạt trước các tình huống lái xe thực tế.

Trước khi dự thi nâng hạng B2 lên C thì người lái xe cần đến cơ sở y tế tuyến huyện trở lên để khám sức khỏe theo mẫu dành cho người lái xe. Điều kiện sức khỏe tài xế cần đảm bảo

  • Sức khỏe và tinh thần ổn định trong thời gian dài
  • Tài xế tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích 
  • Không mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh cấp tính, bệnh mãn tính trong thời gian gần

suc-khoe-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Để cân nhắc tình trạng sức khỏe bản thân có đạt điều kiện nâng bằng từ B2 lên C hay không? Tài xế có thể tham khảo các trường hợp không được thi bằng lái xe do Tổng cục đường bộ quy định như sau: 

  • Cá nhân bị rối loạn tâm thần mãn tính và không đủ khả năng điều khiển hành vi dân sự của mình
  • Cá nhân bị rối loạn tâm thần cấp tính nhưng đã chữa khỏi trong thời hạn chưa quá 01 năm
  • Cá nhân có thị lực yếu, khi đo bằng kính có kết quả thị lực dưới 5/10
  • Cá nhân mắc các bệnh liên quan đến mắt như: bệnh quáng gà, bệnh chói sáng, bệnh mù màu (xanh lá, đỏ và vàng)
  • Cá nhân bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên, khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

2.3. Điều kiện về độ tuổi, pháp lý

Ngoài các tiêu chí về kinh nghiệm, sức khỏe, thì người tham gia nâng bằng B2 lên C cần đảm bảo điều kiện khác dưới đây:

  • Công dân nước CHXHCN Việt Nam có đầy đủ trách nhiệm, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
  • Công dân nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc hợp pháp tại Việt Nam (cung cấp hồ sơ chứng nhận hợp pháp theo quy định nhà nước)
  • Người lái xe phải đủ từ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày tham gia kỳ sát hạch nâng hạng B2 lên C)

do-tuoi-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Trên đây là 03 điều kiện cơ bản mà thí sinh dự thi nâng bằng B2 lên bằng C phải có. Nếu không đáp ứng đầy đủ các yếu tố này thì hồ sơ sẽ không được Trung tâm sát hạch chấp nhận.

3. Thủ tục và hồ sơ nâng bằng B2 lên bằng C

Xét thấy bản thân đã đáp ứng đầy đủ điều kiện nâng cấp bằng lái xe B2 lên C. Thí sinh đăng ký sát hạch cần chuẩn bị hồ sơ nộp tại Trung tâm đào tạo cấp giấy phép lái xe. Thủ tục nâng bằng B2 lên bằng C bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy tờ tùy thân: Giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu) còn thời hạn sử dụng. Thí sinh tiến hành nộp bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân
  • Hình ảnh: Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 có phông chụp trên nền xanh và mang áo trắng
  • Đơn đề nghị sát học Giấy phép lái xe ô tô (mẫu đơn nâng hạng B2 lên C)
  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi Cơ sở y tế, Bệnh viện đa khoa có thẩm quyền cấp (thời hạn giấy chứng nhận sức khỏe tài xế không quá 06 tháng)
  • Bản sao giấy phép lái xe B2 mà thí sinh dự thi sát hạch đang sở hữu (đính kèm bản chính khi đi và khi nhận giấy nâng hạng)
  • Bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc các loại bằng có giá trị tương đương
  • Bản khai quá trình hành nghề tài xế, cung cấp đầy đủ nội dung về thâm niên lái xe và quãng đường lái xe an toàn

ho-so-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nâng hạng B2 lên C, người tham gia sát hạch cần đảm bảo tính trung thực và minh bạch của các loại giấy tờ. Đồng thời, tài xế sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ trước pháp luật.

4. Chi phí học nâng bằng B2 lên C

Chi phí, lệ phí nâng Giấy phép lái xe từ bằng B2 lên bằng C là mối quan tâm của nhiều học viên. Trong suốt quá trình nâng hạng B2 lên C, tài xế cần trải qua kỳ đào tạo và kỳ sát hạch kiểm tra kỹ năng tại Trung tâm. Chi phí học nâng bằng B2 lên C thay đổi khác nhau bởi chương trình đào tạo của mỗi Trung tâm dạy lái xe. Do đó mà học viên nên lựa chọn Trung tâm đào tạo bằng lái uy tín để học tập và rèn luyện kinh nghiệm.

hoc-phi-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Dưới đây trình bày mức giá thông dụng cho quá trình đào tạo nâng hạng B2 lên C trung bình tại các Trung tâm hiện nay. Học viên có thể tham khảo mức giá này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mình:

  • Phí hồ sơ và đào tạo: 6.000.000 VNĐ
  • Phí tập xe cảm ứng (xe chip) trước khi thi: 350.000 VNĐ/giờ
  • Phí nộp tại sân thi: 585.000 VNĐ (phí thi lý thuyết, phí thi thực hành, phí cấp bằng)

Ngoài ra, học viên còn tự chủ các khoản chi cho việc đi lại xa hoặc gần, thời gian học ít hoặc nhiều.

5. Đào tạo nâng bằng lái xe hạng B2 lên C

Luật quy định các tài xế muốn nâng B2 lên C thì cần hoàn thành chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái. Tổng thời gian của cả khoá đào tạo trong 192 giờ với 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành.

5.1. Đào tạo lý thuyết

Ai cũng biết, lý thuyết là phần thi không thể thiếu trong các kì thi bằng lái nói chung cũng như nâng hạng giấy phép lái xe nói riêng. Một trong những điều kiện quyết định khi thi nâng B2 lên C chính là bạn cần nắm chắc các kiến thức lý thuyết đã được cô đọng thành 4 môn học cụ thể để giúp người thì dễ dàng ghi nhớ hơn.

  • Môn lý thuyết đầu tiên để mà bạn cần biết là: Pháp luật giao thông đường bộ
  • Tiếp theo là nội dung về: Cấu tạo chung, vị trí và cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái; đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ, hệ thống điện của xe ô tô nâng hạng
  • Thêm nội dung vô cùng cần thiết khi nâng hạng bằng lái lên dấu C đó là: Nghiệp vụ vận tải
  • Và điều quan trọng nhất mà mỗi người tài xế phải có chính là: Đạo đức người lái xe và văn hoá giao thông

ly-thuyet-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

5.2. Đào tạo thực hành

Sau khi học xong lý thuyết, bạn mới được tham gia đào tạo thực hành nâng bằng B2 lên hạng C. Phần này học viên sẽ được thực hành trên xe tải tại sân sát hạch đúng theo trình tự các bài theo yêu cầu. Bao gồm cả 2 phần là sa hình và lái xe đường trường.

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, đề-pa lên dốc
  • Bài 4: Đi xe qua hàng đinh vuông góc (chữ Z)
  • Bài 5: Đi qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
  • Bài 7: Ghép xe vào nơi đỗ (lùi nhà xe)
  • Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Bài 9: Tăng tốc, tăng số
  • Bài 10: Ghép xe ngang – Đỗ xe song song
  • Bài 11: Kết thúc

thuc-hanh-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

6. Điều kiện thi đậu nâng bằng B2 lên C

Phần thi lý thuyết

Phần thi lý thuyết nâng B2 lên C được tổ chức thi trực tiếp trên phần mềm máy tính. Và khi bạn kết thúc bài thi thì sẽ có ngay số điểm hay số câu đúng đã đạt được.

  • Thời gian làm bài: 24 phút
  • Tổng số câu hỏi lý thuyết: 40 câu
  • Tổng số câu hỏi cần trả lời đúng: 36 câu
  • Lưu ý: tuyệt đối không được trả lời sai câu điểm liệt

thi-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

Phần thi thực hành

Khi các tài xế đã thi qua bài thi lý thuyết thì mới đủ điều kiện để tham gia phần thi thực hành nâng B2 lên C. Bài thi này gồm 2 phần:

  • Thi lái xe trong sa hình: thời gian thực hiện trong 20 phút và bắt buộc đạt 80/100 điểm để thi đậu
  • Thực hành lái xe trên đường: yêu cầu thí sinh lái xe theo hiệu lệnh của loa phát tín hiệu trên xe dưới sự giám sát của một sát hạch viên ngồi ở ghế phụ. Điểm đạt của phần thi này là 80/100 điểm

7. Lựa chọn trung tâm nào để học và thi B2 nâng lên C

Hiện nay, cùng với sự tăng nhanh của nhu cầu nâng hạng bằng B2 lên C thì các trung tâm đào tạo cũng “mọc lên như nấm”. Vậy nên lựa chọn trung tâm nào để học và thi nâng B2 lên C luôn là vấn đề khiến nhiều bác tài băn khoăn. Mời bạn cùng tham khảo một số ý kiến dưới đây để có sự chọn lựa tốt nhất.

  • Cần có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, uy tín
  • Nên chọn những địa chỉ có chất lượng đào tạo và tỉ lệ đậu cao
  • Đội ngũ giảng viên tận tình, chuyên nghiệp
  • Cơ sở vật chất tiện nghi và hiện đại
  • Chương trình dạy lái xe khoa học, liền mạch, đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết
  • Chi phí đào tạo trọn gói, cam kết không phát sinh thêm

trung-tam-nang-bang-b2-len-c-banglaixegiare

8. Câu hỏi thường gặp

Có B2 chưa đủ điều kiện nâng hạng C, có thể đăng ký học và thi bằng C từ đầu không?

Câu trả lời là CÓ. Nếu đã có bằng B2 nhưng lại chưa đủ điều kiện để thi nâng hạng lên bằng C, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học bằng C từ đầu với điều kiện. Câu trả lời là KHÔNG. Điều khiển phương tiện tham giao giao thông khi không có bằng lái là vị phạm, bất kể bạn đã thi đậu và đang chờ lấy bằng.

  • Bạn đã đủ 21 tuổi (tính đến ngày thi sát hạch)
  • Đủ điều kiện về sức khoẻ

Thời gian đào tạo bằng C là 6 tháng, sau khi hoàn thành khoá đào tạo và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp, bạn có thể dự thi sát hạch bằng C.

Đang chờ lấy bằng lái xe hạng C, có được điều khiển phương tiện thuộc GPLX hạng C không?

Câu trả lời là KHÔNG. Điều khiển phương tiện tham giao giao thông khi không có bằng lái là vị phạm, bất kể bạn đã thi đậu và đang chờ lấy bằng.

Bài viết trên tổng hợp “tất tần tật” thông tin về việc nâng hạng B2 lên C. Hy vọng những chia sẻ này của Banglaixegiare sẽ hữu ích cho các bạn. Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chung tôi để được tư vấn và giải đáp một cách kịp thời.

>>> Xem thêm: nâng bằng B2 lên D

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » B Lên C