Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Kinh Doanh đa Cấp Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2020, trên thị trường có 22 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, đạt doanh thu hơn 15.400 tỷ đồng, tổng số thuế các doanh nghiệp đã nộp về ngân sách nhà nước đạt trên 1.800 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động… Đây là một phương thức bán hàng được thế giới công nhận và được điều chỉnh chặt chẽ bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp, thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định trong lĩnh vực bán hàng đa cấp phù hợp với thực tiễn, đảm bảo duy trì sự phát triển mang lại hiệu quả tốt.
Thực trạng kinh doanh bán hàng đa cấp tại Việt Nam Tại Việt Nam, kinh doanh bán hàng đa cấp xuất hiện vào đầu những năm 2000, khi gia nhập chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, một trong những điều khoản các nước yêu cầu Việt Nam phải thực hiện là việc chấp thuận hoạt động kinh doanh đa cấp, chính điều này đã tạo ra một làn gió mới thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực bán hàng đa cấp. Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, giống như các phương thức bán hàng khác, mục tiêu của bán hàng đa cấp là đưa hàng hóa từ nhà sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùngnhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Hoạt động bán hàng đa cấp có đặc thù khác biệt với các phương thức bán hàng khác, đó là việc tiếp thị bán hàng được thực hiện bằng truyền miệng, không thực hiện các hình thức quảng cáo, marketing như bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh đối với mặt hàng hàng hóa phải được đăng ký hợp pháp (đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động) và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động. Các hoạt động kinh doanh đa cấp bị cấm bao gồm: Dịch vụ, hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp; các hình thức lợi dụng mô hình đa cấp khác không phải là mua bán hàng hóa như: Tiền ảo, huy động vốn dự án, thương mại điện tử… Theo đánh giá, tại Việt Nam trong giai đoạn đầu, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp bán hàng chân chính, nhiều loại hình đa cấp biến tướng cũng phát triển trên thị trường. Nhiều vụ việc liên quan đến doanh nghiệp đa cấp hoạt động trong giai đoạn trước năm 2016 đã tạo nên những dư luận xấu, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho hàng trăm nghìn người tham gia. Ảnh minh họa Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, công tác chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được đẩy mạnh, qua đó đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương. Nhờ vậy, kinh doanh đa cấp đã dần chuyển sang thực chất và hiệu quả hơn. Cụ thể: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng đa cấp năm 2020 đã giảm 67% hiện chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp, so với 67 doanh nghiệp đầu năm 2016. Số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2016-2020 đạt mức trung bình 800 nghìn người, năm 2018 ghi nhận số lượng người tham gia cao nhất ở mức gần 1 triệu 250 nghìn người. Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp, tổng doanh thu bán hàng đa cấp trên toàn thị trường tính đến hết năm 2020 đạt khoảng 15.400 tỷ đồng, tăng 22% so với tổng doanh thu năm 2019. Một số doanh nghiệp đa cấp chính thống tại Việt Nam: Công ty TNHH Amway Việt Nam; Công ty TNHH Một Thành Viên New Image Việt Nam; Công Ty TNHH Nu Skin Việt Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink Group); Công ty TNHH TM Lô Hội; Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam. Có thể thấy, tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng doanh thu bán hàng đa cấp và biến động số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên thị trường đã phần nào phản ánh sự phát triển dần đi vào chiều sâu và chất lượng của lĩnh vực bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Từ năm 2016, Bộ Công Thương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt hơn 14 tỷ đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 đơn vị. Công tác tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng đạt được hiệu quả đáng kể. Nhiều người dân đã có nhận thức tốt hơn về các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính và có ý thức phòng tránh cao hơn, nhờ vậy đã giảm thiểu thiệt hại từ các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Cùng với đó, số lượng đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp có dấu hiệu giảm rõ rệt so với các năm gần đây. Nếu như năm 2016 số lượng đơn khiếu nại tố cáo các doanh nghiệp đa cấp đến hơn 1000 đơn thư thì đến năm 2017 có hơn 700 đơn thư và đến năm 2020 có 79 đơn thư khiếu nại liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp. Mặc dù, hoạt động kinh doanh đa cấp thời gian qua đã có những tăng trưởng mạnh về doanh thu, gia tăng mức đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước với tốc độ tăng bình quân cao, tuy nhiên, kinh doanh bán hàng đa cấp tại Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng tối. Cụ thể: Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động chính thống, còn có không ít doanh nghiệp lợi dụng hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp để thu hút đầu tư, hoạt động bất hợp pháp. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều người tham gia bán hàng đa cấp và thành công, có thu nhập cao song cũng có một bộ phận không nhỏ người dân chưa hiểu rõ về bán hàng đa cấp, bị dẫn dụ tham gia vào các hình thức đa cấp biến tướng, chịu tổn thất về sức khoẻ và tiền bạc. Theo đánh giá, kinh doanh đa cấp vẫn chưa phải là mô hình kinh doanh phổ biến. Đa số người Việt Nam thường có cái nhìn không thiện cảm đối với mô hình kinh doanh theo mạng này. Ngoài ra, công tác quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Việc xử lý đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép chưa đủ mạnh; các tổ chức, cá nhân thường tìm cách lách luật và bất chấp quy định pháp luật để kiếm lời bất chính… Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh doanh đa cấp trong giai đoạn 2021 – 2025 Với những kết quả đạt được đã khẳng định tính hiệu quả của kinh doanh bán hàng đa cấp, đồng thời cho thấy “sân chơi” cho hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam đã ngày càng đi vào thực chất, đúng với bản chất kinh doanh của nó, lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng được bảo vệ, minh bạch hơn. Theo dự báo, kinh doanh đa cấp ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển, khi dân số Việt Nam đã đạt gần 100 triệu dân, đời sống của người dân luôn được cải thiện, thu nhập có xu hướng tăng, đặc biệt tầng lớp trung lưu... Việt Nam cũng đã nằm trong Top 5 thị trường thế giới có doanh thu bán hàng đa cấp tăng nhanh nhất năm 2019… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ đối diện nhiều cơ hội khi tham gia kinh doanh đa cấp, bởi đây là hình thức kinh doanh bán hàng được pháp luật thừa nhận; không mất chi phí đầu tư, không cần mặt bằng, không cần ôm hàng, không áp lực về doanh số, không ràng buộc về thời gian… Doanh nghiệp cũng có thể tham gia dễ dàng, không phân biệt trình độ học vấn, nơi đang sống và cũng có thể tạo ra một kênh kiếm tiền tự động... Tuy nhiên, để hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam phát triển, đi vào nề nếp, đúng bản chất, mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực thì việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp cần có thêm những nền tảng pháp lý phù hợp và hiệu quả hơn nữa. Nhằm tận dụng tiềm năng, duy trì các kết quả đã đạt được, đồng thời xử lý những vấn đề do yêu cầu thực tế đặt ra đối với kinh doanh bán hàng đa cấp, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025 bao gồm: Tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của ngành. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp, đặc biệt là hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép. Trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 40/2018/ NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp theo hướng minh bạch, phù hợp hơn với yêu cầu của công tác quản lý ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở các địa phương cần được triển khai đồng bộ và bao quát toàn bộ trên mỗi địa bàn của từng địa phương. Đẩy mạnh và hướng đến tối đa hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính cần chủ động công tác tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để tuyên truyền cho người tham gia và người tiêu dùng phân biệt rõ các quy định pháp luật và các mô hình biểu hiện bất chính. Xây dựng kế hoạch phân phối và đào tạo người tham gia một cách chuyên nghiệp và có biện pháp triển khai giám sát chặt chẽ. Đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo để kịp thời thông tin và phát hiện các trường hợp sai phạm, các cá nhân không tuân thủ đúng nguyên tắc trong kinh doanh bán hàng đa cấp gây ảnh hưởng đến bản chất và giá trị của ngành bán hàng đa cấp, từ đó kiến nghị và phối hợp với cơ quan chức năng xem xét xử lý đảm bảo hành lang pháp lý minh bạch, nghiêm túc. Đối với người tham gia vào hình thức kinh doanh đa cấp cần tìm hiểu về doanh nghiệp đa cấp trước khi tham gia trên các tiêu chí: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; lịch sử hình thành và hoạt động đa cấp của doanh nghiệp; các phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt, người tham gia cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu chứng từ chứng minh nguồn gốc, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa. Tìm hiểu kỹ về chương trình trả thưởng, hoa hồng của doanh nghiệp. Lợi ích của người tham gia chỉ có được khi bán hàng hóa, không phải từ việc lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia mạng lới đa cấp. Với việc ban hành những quy định chặt chẽ, phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động kinh doanh đa cấp sẽ giúp cơ quan nhà nước loại bỏ các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, đồng thời giúp củng cố vị trí của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính trên thị trường, qua đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành kinh doanh bán hàng đa cấp tại Việt Nam./. Thu Hòa Về trang trước In trang Các bài viết khác Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế tạo tiền đề đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc02/12/2024
Phát biểu của Tổng Bí thư ở Hội nghị quán triệt tổng kết thực hiện Nghị quyết 1802/12/2024
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII01/12/2024
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương01/12/2024
Luật Dữ liệu sẽ phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và tăng cường chất lượng công tác thống kê30/11/2024
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV thành công tốt đẹp, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước30/11/2024
Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí28/11/2024
Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình để phòng chống tội phạm từ sớm, từ xa27/11/2024
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy26/11/2024
Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ25/11/2024
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ20/11/2024
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo tại Hội nghị thượng đỉnh G2019/11/2024
Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 203018/11/2024
Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam15/11/2024
Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới vì sự thịnh vượng chung15/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không chính trị hoá đầu tư phát triển, khuyến khích mọi khoản đầu tư, cùng vươn lên, hướng đến "Chân trời vô tận"31/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Không tinh gọn bộ máy thì không phát triển được”31/10/2024
Sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Hướng đi mới để khơi thông nguồn lực đầu tư30/10/2024
Hiệp định Đối tác Toàn diện UAE - Việt Nam đặt nền móng đầu tiên cho quan hệ hợp tác sâu rộng và bền chặt Việt Nam tại Trung Đông29/10/2024
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế29/10/2024
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tiếp tục được hoàn thiện28/10/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển bền vững, toàn diện, đi đôi với bảo vệ môi trường26/10/2024
Việt Nam sẵn sàng cùng BRICS và cộng đồng quốc tế hiện thực hóa ý tưởng "cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”25/10/2024
Khai mạc kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV và thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 202621/10/2024
Tăng cường tiếng nói cử tri trong xã hội số20/10/2024
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới18/10/2024
Nobel kinh tế 2024 và bài học về thể chế cho Việt Nam15/10/2024
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí14/10/2024
Hà Nội tưng bừng các hoạt động mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô10/10/2024
Những xung lực mới từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp10/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự cường là nền tảng để ASEAN vươn tầm09/10/2024
Đối tác chiến lược toàn diện - Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp08/10/2024
12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%07/10/2024
Doanh nghiệp, doanh nhân vươn mình mạnh mẽ, phát triển cùng đất nước04/10/2024
Quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác và đoàn kết giữa Việt Nam và Cuba là biểu tượng của thời đại và là tài sản vô giá28/09/2024
Tin tức nổi bật Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tiếp đón Tân Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam (A) Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiếnĐánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếuTẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 156 Tổng truy cập: 55.057.093 TopTừ khóa » Các Công Ty đa Cấp được Cấp Phép 2019
-
Danh Sách Doanh Nghiệp Được Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Đa Cấp
-
Danh Sách 22 Doanh Nghiệp Bán Hàng Đa Cấp Được Chính Phủ ...
-
Cập Nhật Danh Sách Doanh Nghiệp Và Hiệu Lực Giấy Chứng
-
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KINH ...
-
Còn 21 Doanh Nghiệp được Phép Bán Hàng đa Cấp
-
Cập Nhật Danh Sách Doanh Nghiệp Bán Hàng đa Cấp - VCCA
-
Danh Sách Các Công Ty đa Cấp Tại Việt Nam - Vinh Ất
-
Cả Nước Chỉ Có 22 Doanh Nghiệp đa Cấp được Cấp Phép Hoạt động
-
23 Doanh Nghiệp đa Cấp Có Giấy Chứng Nhận Hoạt động Tại Việt Nam
-
Cả Nước Chỉ Còn 23 Công Ty đủ điều Kiện Hoạt động Kinh Doanh đa Cấp
-
Danh Sách Doanh Nghiệp được Cấp Phép Hoạt động Bán Hàng đa Cấp
-
Cả Nước Chỉ Còn 21 Doanh Nghiệp Bán Hàng đa Cấp - Vnbusiness
-
Đã Có 23/30 Doanh Nghiệp đa Cấp Chấp Hành Quy định Mới
-
Hàng Chục Doanh Nghiệp Nước Ngoài Muốn được Kinh Doanh đa ...