NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ NHẬN THỨC

Tự nhận thức bản thân có nghĩa là bạn có sự hiểu biết chính xác về bản thân mình, bao gồm ưu điểm và khuyết điểm, tư duy, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc sống.

Trong môi trường kinh doanh, khả năng tự nhận thức sẽ giúp chúng ta có một nền tảng cơ bản mạnh mẽ và chắc chắn, để có khả năng dẫn dắt những người khác với mục đích, niềm tin, sự chân thành và cởi mở.

Kỹ năng này giải thích những thành công cũng như những thất bại của chúng ta, cho chúng ta biết chúng ta là ai và chúng ta cần gì từ đồng đội của mình để tạo nên một tập thể đoàn kết. Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng tự nhận thức của bản thân đối với công việc và cuộc sống cá nhân?

1. Nhìn nhận bản thân một cách khách quan

Việc cố gắng nhìn nhận về chính bản thân mình thực sự không phải là một quá trình dễ dàng, thế nhưng nếu bạn bỏ công sức xứng đáng, thì phần thưởng nhận lại là sự tự nhận thức sẽ cực kì ngọt ngào. Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai.

2. Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn

Hãy viết ra những mục tiêu của bạn trong một trang giấy để hiện thực hóa chúng từ những con chữ thành một quá trình tuần tự từng bước. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay thực hiện chúng.

3. Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày

Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Việc này yêu cầu dành riêng một chút thời gian, tốt hơn hết là mỗi ngày, để bạn có thể nhìn nhận bản thân mình một cách trung thực nhất với tư cách của một nhân viên cũng như một người lãnh đạo. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người càng tốt hơn.

4. Luyện tập thiền và những thói quen Mindfulness khác

Thiền là một cách luyện tập hay để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Hầu hết các loại thiền tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, nhưng không phải là tất cả. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt ấy trong khi thực hiện việc tự phản chiếu.

5. Làm các bài kiểm tra tính cách và tâm lí

Các bài kiểm tra tính cách và tâm lí giúp bạn hiểu rõ những đặc điểm của mình. Một số bài kiểm tra phổ biến giúp chúng ta tăng khả năng tự nhận thức như bài kiểm tra Myers-Briggs và Chỉ số tiên đoán. Không có câu trả lời đúng sai rõ ràng cho những bài kiểm tra này. Thay vào đó, chúng buộc người tham gia kiểm tra phải suy nghĩ về những đặc điểm hay tính cách của mình trong một tổ hợp bất kì có sự khác biệt như thế nào so với những người khác.

6. Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy miêu tả về bạn

Chúng ta mong được biết những suy nghĩ của người khác về mình bằng cách nào? Chúng ta hãy lắng nghe lời nói của bạn bè và đồng nghiệp, hãy để họ đóng vai trò như những tấm gương chân thực nhất. Nói với bạn bè và đồng nghiệp của ta rằng ta đang đợi những lời nói cởi mở, chân thành, quan trọng và khách quan nhất. Hãy để họ cảm thấy yên tâm khi họ nói cho ta cái nhìn chân thành nhất của họ.

7. Yêu cầu sự phản hồi trong công việc

Việc phản hồi trong công việc rất quan trọng. Nếu công ty bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể thử tạo ra một cái. Việc này mang tính xây dựng và tốt cho mọi người, khi mà tất cả đều có cơ hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và mọi người.

Để có một hệ thống phản hồi chính thức và hiệu quả, bạn cần một quá trình chính xác và một quản lí tài ba. Khi quá trình phản hồi kết thúc, điều quan trọng là bạn có thể tự phản chiếu trên nó bằng cách viết ra những điểm chính nhất. Liệt kê bất cứ một ưu điểm hoặc khuyết điểm đáng ngạc nhiên nào mà trước đây bạn không hề nhận ra.

Theo Developgoodhabits.com

Là chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực “Lãnh Đạo Tỉnh Thức / Mindful Leadership”; dựa trên nền tảng của Khoa học não bộ, Trí tuệ cảm xúc và Thực hành Mindfulness;được sinh ra tại Google, phổ biến khắp toàn cầu và nay đã có mặt tại Việt Nam.

Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY

Chia sẻ bài viết:

Từ khóa » Sự Tự Nhận Thức Về Bản Thân Là Gì