Nâng Cao Quốc Lộ 13 Cũ Lên 2 M Có Phí Tiền? - PLO
Có thể bạn quan tâm
“Nhà của tôi hiện quá thấp so với mặt đường quốc lộ 13 cũ. Bây giờ còn nâng lên nữa thì sẽ gây khó khăn cho việc sinh hoạt, buôn bán của gia đình”. Ngày 11-8, ông Phạm Hữu Hùng (58 tuổi, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) nói với PV khi đề cập đến dự án nâng cao quốc lộ 13 cũ.
Nâng đường, bít gần một tầng nhà
Ngày 11-8, chúng tôi có mặt tại quốc lộ 13 cũ và quan sát thì thấy nhà dân hai bên đường vốn đã thấp hơn so với mặt đường. Đáng chú ý, có nơi thấp hơn mặt đường khoảng 50 cm khiến chủ nhà phải xây một rãnh dài để thoát nước trước nhà.
Trong khi đó, theo kế hoạch cải tạo hệ thống thoát nước của quận Thủ Đức, đoạn quốc lộ 13 cũ sẽ được nâng lên đạt cốt chuẩn +2,5 m của cột mốc quốc gia (theo cột mốc mực nước biển Hòn Dấu, Hải Phòng). Như vậy, khi thực hiện dự án, mặt đường sẽ được nâng cao 0,4-1,91 m (tùy vị trí) so với mặt đường hiện hữu. Điều này khiến người dân trong khu vực lo lắng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và việc kinh doanh, mua bán. Theo bà Nguyễn Thị Thơm (phường Hiệp Bình Phước), nếu đường nâng như vậy thì giải pháp duy nhất là người dân phải nâng nhà lên theo. Bởi vì đường nâng quá cao thì người dân không thể sống trong cảnh nhà bị tụt xuống thấp, mặt đường bít gần hết một tầng nhà.
“Chính quyền địa phương đã họp dân thông tin về dự án lắp đặt cống thoát nước ở quốc lộ 13 cũ song nhiều người dân không đồng tình với mức hỗ trợ, bồi thường” - ông Phạm Hữu Hùng bổ sung.
Hầu hết người dân bị ảnh hưởng khi được hỏi cũng đều có chung ý kiến nêu trên.
Quận Thủ Đức (TP.HCM) đang bắn, xác định cao độ khi nâng quốc lộ 13. (Ảnh chụp ngày 11-8) Ảnh: HỒNG TRÂM
Nâng 2 m còn thấp!
Kế hoạch nâng đường nêu trên thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 13 cũ, do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 380 tỉ đồng, gồm các hạng mục chính là xây dựng hệ thống cống thoát nước, làm vỉa hè, trồng cây xanh hai bên và kết hợp với việc nâng cao mặt đường hiện hữu cho đạt đến +2,5 m so với cốt chuẩn (sẽ cao hơn đường Kinh Dương Vương 0,5 m).
Được biết dự án này đã được phê duyệt đầu tư. Việc phê duyệt cốt này là dựa trên quy hoạch xây dựng chung của TP.HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt. Cạnh đó, cốt này còn căn cứ trên quy hoạch chuyên ngành chống ngập là quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020 và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP.HCM. Theo các quy hoạch này, cao độ xây dựng cho nhiều công trình hạ tầng, gồm các dự án nâng đường tối thiểu phải là +2 m, thậm chí có nơi phải là +3 m.
Tuy vậy, khi chủ đầu tư phối hợp với UBND phường Hiệp Bình Phước lấy ý kiến của người dân bị ảnh hưởng thì gặp nhiều phản đối. “Chúng tôi chưa nắm được thông tin này nhưng trước khi dự án được thi công, chúng tôi sẽ lấy ý kiến người dân” - ông Trần Minh Tú, Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh, nói thêm.
Đã có đê bao, nâng đường sẽ lãng phí?
Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước thuộc Trung tâm Chống ngập TP.HCM, đến nay Trung tâm Chống ngập vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về dự án này. “Qua báo chí chúng tôi mới biết được dự án này do Ban Quản lý dự án quận Thủ Đức làm chủ đầu tư, đã được Sở GTVT phê duyệt. Theo quy định của UBND TP, tất cả dự án thoát nước chống ngập trên địa bàn, chủ đầu tư phải gửi cho Trung tâm Chống ngập để lấy ý kiến về chuyên ngành. Tuy nhiên, dự án nâng quốc lộ 13 cũ không thấy chủ đầu tư gửi hồ sơ cho chúng tôi góp ý” - ông Long nói.
Theo ông Long, đoạn quốc lộ 13 cũ nêu trên chưa có hệ thống cống thoát nước hoàn thiện, đường bị trũng thấp, thường xuyên bị ngập do triều nên việc đầu tư nâng cấp, chống ngập là cần thiết. Tuy nhiên, việc nâng đường lên cao bao nhiêu cần phải tính toán kỹ để không gây nhiều bất lợi cho người dân. “Chúng tôi chưa có số liệu nên không thể khẳng định, nếu dự án này được thực hiện thì nó có phải là tuyến đường cao nhất TP hay không. Theo tôi được biết, dự án nâng đường Kinh Dương Vương đang thực hiện nhưng cũng chỉ nâng cho đạt cao trình +2 m” - ông Long thông tin.
PV thắc mắc đoạn sông Sài Gòn chảy qua quận Thủ Đức đã có dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn gồm việc xây bờ kè cao và cống ngăn triều thì việc nâng quốc lộ 13 cũ lên cao có lãng phí? Ông Long nói: “Đúng là đoạn quốc lộ 13 cũnằm bên trong bờ sông Sài Gòn, trong khi đoạn sông này đã có dự án xây đê bao. Trên lý thuyết, những nơi đã có dự án đê bao bên ngoài thì không nhất thiết phải nâng đường bên trong”.
Hạ đường Kinh Dương Vương xuống 25 cm Liên quan đến dự án nâng đường Kinh Dương Vương (do Trung tâm Chống ngập làm chủ đầu tư), Sở GTVT TP.HCM vừa kiến nghị UBND TP cho giảm độ cao một số khu vực. Cụ thể, ở đoạn chưa thảm nhựa thì giảm độ cao mặt đường xuống 25 cm so với thiết kế. Ngoài ra, độ dốc vỉa hè dọc tuyến đường cũng cần hạ từ 2% xuống 5%. Riêng vỉa hè ở sát nhà dân thì cần giảm 10 cm. Sở GTVT còn đề xuất bổ sung thêm trạm bơm công suất 42.000 m3/giờ để góp phần chống ngập cho đường Kinh Dương Vương và các khu dân cư trong khu vực. Ngoài ra, Sở GTVT kiến nghị UBND TP sớm thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án này. TRUNG THANH 396 nhà dân dọc hai bên 1,4 km quốc lộ 13 cũ sẽ bị ảnh hưởng khi nâng đường. Trong đó, 270 nhà sẽ thấp hơn 1 m và 126 nhà thấp hơn chưa tới 1 m so với mặt đường sau khi nâng lên. |
Từ khóa » đường Quốc Lộ 13 Cũ
-
Quốc Lộ 13 Cũ đã Là... Ao Làng! - Báo Người Lao động - NLD
-
Bán Nhà Hẻm Quốc Lộ 13 Cũ - Bán - Tags
-
Bán đất Tại đường Quốc Lộ 13 - Thủ Đức
-
Làm Sao để đến Quốc Lộ 13 Cũ ở Thủ Đức Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Quốc Lộ 13 Cũ, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức - Tìm Đường Đi
-
Nâng Quốc Lộ 13 Cao Hơn đường Cũ 1,91m? - Báo Tuổi Trẻ
-
Mua Bán Nhà đất Tại đường Quốc Lộ 13 Cũ Quận Thủ Đức T07/2022
-
Thông Tin Cụ Thể Về Tuyến đường Quốc Lộ 13 - Công Ty Trần Anh
-
Chính Chủ Bán Nhà Cấp 4 đường Quốc Lộ 13 Cũ , Phường Hiệp Bình ...
-
Quốc Lộ 13 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mua Bán đất Nền Tại đường Quốc Lộ 13 Cũ Quận Thủ Đức
-
Bán Nhà Mặt Tiền đường Quốc Lộ 13 Cũ, Phường Hiệp Bình Phước ...
-
Trường Tiểu Học Đặng Thị Rành - Quốc Lộ 13 Cũ - Foody