Nàng Đát Kỷ Nóng Bỏng, Man Rợ Khét Tiếng: Liệu Ngoài đời Có Giống ...

Đát Kỷ là mỹ nhân được người đời biết đến bởi sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và sự độc ác man rợ.

Xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim Trung Quốc, Đát Kỷ là hình tượng yêu nữ xinh đẹp nổi tiếng. Tương truyền, Đát Kỷ vốn là nhân vật có thật nhưng được dân gian thêu dệt thành một nhân vật ma mị huyền bí. Ngoài đời, mỹ nhân này vẫn có rất nhiều điều khác biệt với các phiên bản trong phim.

Đát Kỷ trong truyền thuyết

Theo lịch sử Trung Hoa, Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.

Trong truyền thuyết, Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành, có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người.

Trong truyền thuyết, Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành, có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người.

Không chỉ đẹp, nàng còn tài năng, tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước tuyệt đẹp, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nghệ thuật phòng the của Đát Kỷ cũng đủ để khiến Hoàng đế quên hết việc nước, suốt ngày chìm đắm trong tửu sắc. Chính vì vậy mà trong nhiều truyền thuyết dân gian đều cho rằng Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành.

Chuyện ác mà Đát Kỷ làm truyền đến đời nay vẫn khiến người dân không khỏi ghê rợn. Tương truyền, một lần đi dạo thấy cảnh một cụ già và một em bé đi trong mưa tuyết, cụ già thì khỏe mạnh, còn em bé run rẩy vì lạnh, Đát Kỷ nói cụ già rằng đứa trẻ kia sinh ra khi cha mẹ đã già nên chân không có ống tủy, vì thế bị lạnh. Trụ Vương không tin, cô liền sai người chặt chân cụ già và em bé ra xem rồi cùng cười. Một lần khác thấy một sản phụ, ả liền bắt mổ bụng ra để biết trai hay gái và xem cách đứa trẻ lớn lên trong bụng mẹ.

Trụ Vương bị Đát Kỷ mê hoặc khiến cho cơ đồ bị hủy hoại.

Trụ Vương bị Đát Kỷ mê hoặc khiến cho cơ đồ bị hủy hoại.

Nhiều sách sử ghi chép, Trụ Vương gần như bị Đát Kỷ điều khiển, ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do cô đưa ra, miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân. Cho dù giết bao nhiêu người, ông cũng không thấy tội lỗi.

Vì sự độc ác của "yêu nữ" và Trụ Vương, về sau Chu Vũ Vương Cơ Phát, được sự phò tá đắc lực của Khương Tử Nha, đã đánh đổ nhà Thương. Trụ Vương biết không thắng được số mệnh bèn mặc áo dát ngọc leo lên Lộc Đài tự thiêu. Đát Kỷ cũng bị mất mạng trong thời binh biến này. Chấm dứt những tháng ngày giết người chẳng cần lý do.

Đát Kỷ và phiên bản truyền hình thành công nhất

Năm 2001, sau khi hóa thân thành Đát Kỷ trong phim Bảng phong thần, người đẹp Ôn Bích Hà được công chúng khen ngợi hết lời. Nữ diễn viên đã diễn tả được một Đát Kỷ từ hiền lành trở nên độc ác một cách xuất sắc. Mỹ nhân vừa mưu toan tính kế, lại vừa yêu vừa hận đến mức vô tình đẩy mình vào kiếp si tình đáng thương. Chính bản thân Ôn Bích Hà phải thừa nhận, đây là vai diễn mà cô tâm đắc nhất trong suốt 30 năm sự nghiệp của mình.

Ôn Bích Hà được mệnh danh là "Đát Kỷ đa tình, khêu gợi nhất màn ảnh” .

Ôn Bích Hà được mệnh danh là "Đát Kỷ đa tình, khêu gợi nhất màn ảnh” .

Một trong những vai diễn Đát Kỷ thành công phải kể đến phiên bản của Lâm Tâm Như trong bộ phim “Phong thần bảng 2”. Đây là bản khác xa nhất so với truyền thuyết, “hồ ly” Lâm Tâm Như được nhân tính hóa. Đát Kỷ là người phụ nữ hết lòng giúp đỡ, hy sinh vì người mình yêu.

Lâm Tâm Như cũng từng hóa thân vào nhân vật Đát Kỷ trong phim "Phong thần bảng". 

Lâm Tâm Như cũng từng hóa thân vào nhân vật Đát Kỷ trong phim "Phong thần bảng".

Phạm Băng Băng là nữ diễn viên duy nhất từng hai lần hóa thân thành Đát Kỷ của làng giải trí Hoa ngữ. Năm 2007, mỹ nhân vào vai một cô gái ngây thơ và trong sáng, sau đó dần trở nên độc ác. Tuy nhiên, khi đó, Băng Băng hứng chịu nhiều chỉ trích vì lối diễn xuất nhàm chán và bị gọi là "bình hoa di động". Gần 10 năm sau, "nữ hoàng giải trí" một lần nữa hóa thân thành Đát Kỷ trong phim điện ảnh Phong thần bảng. Lần trở lại với sự lột xác mới mẻ của người đẹp nhận được nhiều sự khen ngợi từ khán giả. Cô đã thể hiện thành công một hồ ly Đát Kỷ thâm độc, không từ thủ đoạn.

Phạm Băng Băng trong 2 phiên bản Đát Kỷ đối lập nhau.

Phạm Băng Băng trong 2 phiên bản Đát Kỷ đối lập nhau.

Một phiên bản khác của Đát Kỷ trong bộ phim Liên Hoa Đồng Tử Na Tra năm 1998 do La Hải Quỳnh thủ vai. Chỉ là nhân vật phụ trong phim, nhưng hình tượng “hồ ly tinh” vẫn khiến khán giả điêu đứng bởi sự quyến rũ và tinh ranh của mình. Nữ diễn viên sinh năm 1973 cũng chiếm được cảm tình của không ít khán giả khi tái hiện xuất sắc nhân vật này trên màn ảnh.

Phiên bản Đát Kỷ sexy nhất trên màn ảnh nhỏ.

Phiên bản Đát Kỷ sexy nhất trên màn ảnh nhỏ.

Lý Y Hiểu nổi tiếng với hình ảnh sexy, cuốn hút người đối diện. Cô được biết đến với vai diễn Đát Kỷ trong Phong thần anh hùng (2015). Đây là nhân vật giúp tên tuổi Lý Y Hiểu được khán giả nhắc đến nhiều nhất sau những ồn ào vì trang phục và nội dung kịch bản.

Sự thật về người phát minh cây đũa đầu tiên

Theo các nguồn sử liệu của Trung Quốc, đũa bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối thời nhà Thương (XVII – XI TCN). Cho tới ngày nay, hậu thế vẫn lưu truyền nhiều giai thoại khác nhau về thân thế của nhân vật phát minh ra đũa. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả là giai thoại về việc Tô Đát Kỷ sáng tạo ra đũa để hầu hạ Trụ Vương.

Tương truyền rằng, vào thời nhà Thương, bá tánh vẫn ăn bằng cách bốc tay là chủ yếu, kẻ giàu thì có người hầu dùng tay dâng cơm đến tận miệng.

Đôi đũa đầu tiên được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa được tạo tác bằng vàng.

Đôi đũa đầu tiên được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa được tạo tác bằng vàng.

Do bản tính háo sắc, việc hầu hạ Trụ Vương ăn cơm đã trở thành nỗi ám ảnh của cả hậu cung, trong đó Đát Kỷ cũng không ngoại lệ. Mỗi bữa, vua yêu cầu tất cả các món không được quá nóng, cũng không được quá nguội. Chỉ cần một món không đạt yêu cầu này, tất cả các đầu bếp ngự trù đều bị xử tử, những kẻ "bốc" cơm cho vua cũng không tránh khỏi cảnh vạ lây.

Một ngày nọ, Đát Kỷ hầu hạ Trụ Vương ăn cơm. Khi đến món nhà vua thích ăn, "yêu hậu" này liền thử một miếng, giật mình phát hiện món đó hơi nóng. Vì sợ Trụ Vương nổi giận, Đát Kỷ "cái khó ló cái khôn", tháo hai chiếc trâm cài trên đầu, dùng chúng để gắp đồ ăn dâng lên cho nhà vua. Cô vừa gắp đồ ăn, vừa liên tục thổi. Nhờ vậy, món ăn dâng lên rất vừa miệng, Trụ Vương cũng không nổi giận.

Tương truyền Đát Kỷ chính là người sáng tạo ra đôi đũa đầu tiên để phục vụ Trụ Vương.

Tương truyền Đát Kỷ chính là người sáng tạo ra đôi đũa đầu tiên để phục vụ Trụ Vương.

Trải qua vài ngày như vậy, việc hầu hạ nhà vua cũng không xảy ra sai lầm. Đát Kỷ thấy đó là biện pháp vừa an toàn, vừa dễ làm nên hạ lệnh cho thợ thủ công chế tác ra một đôi đũa vàng. Việc Đát Kỷ dùng đũa vàng để hầu Trụ Vương ăn cơm đã nhanh chóng lưu truyền khắp thiên hạ.

Bấy giờ, quan lại và giới quý tộc cảm thấy vật dụng này có rất nhiều tiện lợi, liền thi nhau sai người trong nhà làm đũa. Tuy nhiên, việc tạo tác ra đũa vàng thì quá đắt đỏ, nên họ đã dùng bạc làm nguyên liệu thay thế.

Trong quá trình sử dụng, người dân Trung Hoa xưa phát hiện những đôi đũa làm bằng trúc ít bị mối mọt hơn so với các loại gỗ khác. Từ đó, đũa trúc dần trở nên phổ biến và trở thành một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Từ đó đến nay, trước sự giao thoa văn hóa, người Việt Nam cũng dùng đũa như một thói quen khó có thể thay đổi trong bữa ăn hàng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật gây thất vọng về Diệp Vấn ngoài đời thực: Nghiện thuốc phiện và bỏ vợ Sự thật gây thất vọng về Diệp Vấn ngoài đời thực: Nghiện thuốc phiện và bỏ vợ

Là bậc thầy võ thuật, thành tựu của Diệp Vấn là không phủ nhận. Tuy nhiên, cuộc đời Diệp Vấn có rất nhiều bí ẩn...

Bấm xem >>

Từ khóa » đát Kỷ Tiếng Trung