Nang Hoạt Dịch Và Những Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Khái niệm về năng hoạt dịch
- 2. Nguyên nhân gây ra nang hoạt dịch
- 3. Các yếu tố nguy cơ gây nang hoạt dịch
- 4. Một số triệu chứng
- 5. Chẩn đoán nang hoạt dịch như thế nào?
- 6. Phương pháp điều trị nang hoạt dịch
- 7. Biến chứng nang hoạt dịch
- 8. Phòng ngừa nang hoạt dịch
Nang hoạt dịch thường xảy ra nhất ở phụ nữ. Độ tuổi dao động từ 20 – 40 tuổi, chiếm 70%. Rất hiếm khi nang hoạt dịch xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Bệnh phổ biến và thường vô hại, không tiến triển thành ung thư, cũng như tự khỏi mà không cần điều trị. Nang hoạt dịch có thể gây ra triệu chứng đau hoặc cản trở sự vận động của các khớp. Khi có triệu chứng, bác sĩ có thể dẫn lưu dịch bằng kim, hoặc phẫu thuật cắt bỏ nang. Nếu không có triệu chứng thì không nhất thiết phải điều trị vì chúng có thể tự hết.
1. Khái niệm về năng hoạt dịch
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Cơ Xương Khớp, tải ngay ứng dụng YouMed.
Nang hoạt dịch (Ganglion cyst) là một túi nhỏ chứa đầy dịch nhầy nhớt, đặc, không màu hoặc vàng nhạt, giống như thạch. Túi chứa dịch này có dạng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước thay đổi từ nhỏ như hạt đậu và có thể lớn khoảng 2.5 cm. Chúng được hình thành dọc theo các sợi gân hoặc tại các khớp. Nang hoạt dịch xảy ra phổ biến nhất ở mặt lưng của khớp cổ tay, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mặt lòng cổ tay. Những vị trí khác ít gặp hơn như: mặt lòng phần nền các ngón tay, đầu ngón tay, mặt ngoài khớp gối và cổ chân, mu bàn chân…
2. Nguyên nhân gây ra nang hoạt dịch
Vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra nang hoạt dịch. Giả thuyết cho rằng, tình trạng chấn thương hay sử dụng quá mức làm cho mô khớp bị phá hủy. Từ đó, hình thành các túi dịch nhỏ, sau đó kết hợp lại thành một khối lớn hơn, rõ ràng hơn. Hầu hết giả thuyết liên quan đến một khe hở trong bao khớp hoặc bao gân làm cho mô khớp phình ra.
3. Các yếu tố nguy cơ gây nang hoạt dịch
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nang hoạt dịch bao gồm:
- Giới tính, tuổi: Nang hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, chúng thường xảy ra ở nữ và độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.
- Thoái hóa khớp: Những người bị thoái hóa khớp liên đốt xa thường có nguy cơ cao phát triển nang hoạt dịch ở các khớp đó.
- Tổn thương gân và khớp: Các gân và khớp đã bị tổn thương trong quá khứ có nhiều khả năng phát triển nang hoạt dịch.
Xem thêm bài viết: Đau khớp gối là biểu hiện của bệnh gì?
4. Một số triệu chứng
Sưng:
- Các nang hoạt dịch gây sưng, u ở các khớp, đặc biệt là các khớp cổ tay, bàn tay. Nó thường mềm, kích thước thay đổi từ 1 – 3 cm, và không di động. Sưng có thể xuất hiện từ từ tăng dần theo thời gian, khi vận động các khớp nhiều, hoặc có thể xuất hiện đột ngột. Mặt khác chúng có thể nhỏ lại, hoặc thậm chí biến mất mà không cần điều trị.
Đau:
- Các nang hoạt dịch thường không đau, lên đến 35% là không có triệu chứng. Tuy nhiên, chúng có thể gây nhiều mức độ đau khác nhau, thường theo sau các chấn thương cấp tính hoặc lặp đi lặp lại. Khi xuất hiện, chúng thường gây đau mạn tính, và đau tăng lên khi chuyển động khớp. Khi nang hoạt dịch xuất hiện ở bao gân, chúng có thể gây yếu động tác mà gân đó chi phối. Nếu chúng xuất hiện ở bàn chân, cổ chân có thể gây khó chịu khi đi lại và mang giày.
Các triệu chứng thần kinh khác:
Nếu chúng xuất hiện ở gần các dây thần kinh, đôi khi có thể xảy ra các triệu chứng như: mất khả năng vận động, cảm giác ngứa ran,…
5. Chẩn đoán nang hoạt dịch như thế nào?
Khi thấy xuất hiện có khối u mềm hoặc đau ở cổ tay, bàn tay, cổ chân hoặc bàn chân, nên gặp bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc cơ xương khớp để khám và điều trị nếu cần thiết. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về thời gian xuất hiện khối u và các triệu chứng xảy ra. Cùng lúc, bác sĩ sẽ khám và đánh giá khối u về vị trí, kích thước, tính chất của nó. Để khẳng định chắc chắn chẩn đoán nang hoạt dịch, có thể cần làm thêm các xét nghiệm như:
- Dùng kim tiêm để rút dịch trong nang, xét nghiệm và quan sát. Dịch của nang hoạt dịch thường màu vàng nhạt, sệt, nhớt. Ngoài việc chẩn đoán, chúng còn giúp điều trị nang hoạt dịch.
- Siêu âm: giúp xác định tính chất bên trong khối u là đặc hay dịch.
- X-quang: tuy không thấy được nang nhưng nó giúp loại trừ các trường hợp thoái hóa khớp, u xương…
- MRI: Giúp hiển thị tốt các u, mô mềm. Giúp phân biệt được tính chất của các khối u một cách rõ ràng nhất.
6. Phương pháp điều trị nang hoạt dịch
Nang hoạt dịch thường không gây triệu chứng và không cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi và thực hiện những việc sau đây:
- Bất động: Vận động các khớp có nang hoạt dịch thường làm tăng kích thước và tăng áp lực lên dây thần kinh gây đau. Tránh cử động cổ tay hoặc bàn tay lặp đi lặp lại. Đeo nẹp cổ tay có thể giúp nang hoạt dịch nhỏ lại, Ngoài ra, nẹp còn giúp giảm đau khi có triệu chứng. Khi hết đau, có thể tập các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cổ tay và phạm vi hoạt động khớp.
- Mang giày không chạm vào nang hoạt dịch, nếu chúng xuất hiện ở cổ chân hoặc bàn chân.
Nếu chúng gây đau và cản trở tầm vận động của khớp, sẽ cần phải điều trị. Có 2 phương pháp điều trị là hút dịch và phẫu thuật cắt bỏ nang.
6.1 Hút dịch
Thực hiện bằng cách dùng kiêm tiêm đâm vào khối nang và rút dịch ra ngoài. Sau đó tiêm thuốc kháng viêm corticoid vào nhằm hạn chế dịch nang tái lập trở lại. Mang nẹp cổ tay bất động, có thể lấy ra 6 giờ sau khi thực hiện thủ thuật. Nếu dịch cổ tay được lấy ra 3 lần riêng biệt thì khả năng chữa khỏi là 30 – 50%. Tỷ lệ điều trị thành công cao đối với nang hoạt dịch ở bao gân gấp cổ tay. Đây là thủ thuật rất đơn giản, không gây đau, có thể xuất viện ngay sau đó. Tuy nhiên, có khoảng một nửa số ca quay trở lại sau khi hút dịch.
6.2 Phẫu thuật cắt bỏ nang
Nếu các phương pháp điều trị trên không thành công, phẫu thuật cắt bỏ nang là cần thiết. Có 2 cách phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ khối nang hoạt dịch:
- Phẫu thuật mở: Bác sĩ phẫu thuật thực hiện một đường rạch da trung bình khoảng 5 cm tại vị trí của khớp hoặc gân bị ảnh hưởng.
- Phẫu thuật nội soi: Các vết rạch nhỏ hơn được thực hiện để đưa đầu đèn nội soi và dụng cụ vào trong khớp. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn nội soi hướng dẫn và đưa các dụng cụ vào để cắt bỏ nang.
Cả 2 loại phẫu thuật đều có hiệu quả như nhau trong việc loại bỏ và ngăn nang quay trở lại. Phẫu thuật nội soi có xu hướng ít đau hơn sau phẫu thuật, tuy nhiên thời gian chờ lâu hơn. Sau phẫu thuật, mang nẹp bất động khớp trong tối đa 7 – 10 ngày. Di chuyển ngón tay thường xuyên để giữ các khớp được linh hoạt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nẹp trong một thời gian dài không thực sự có ích. Việc sử dụng khớp ngay sau khi điều trị được khuyến khích.
Nang hoạt dịch vẫn có thể tái phát sau khi thực hiện hút dịch và phẫu thuật cắt u. Tuy nhiên, phẫu thuật cho thấy tỷ lệ tái phát thấp hơn thủ thuật hút dịch nang.
7. Biến chứng nang hoạt dịch
Phẫu thuật loại bỏ khối u là một thủ thuật nhỏ, đơn giản, nên tai biến là rất hiếm. Tuy nhiên một số ít người gặp phải tình trạng cứng khớp và đau vĩnh viễn sau phẫu thuật. Nếu gây mê toàn thân, cũng có nguy cơ biến chứng nhỏ đối với tim và phổi.
Nguy cơ xảy ra nhiễm trùng nếu tự điều trị không đúng cách rất cao. Ngoài ra, khối nang hoạt dịch luôn có thể quay trở lại sau khi điều trị. Điều này nhiều khả năng xảy ra nếu nó nằm ở vùng cổ tay.
8. Phòng ngừa nang hoạt dịch
Hạn chế vận động cổ tay, các khớp ngón tay, cổ chân quá mức, hoặc lặp đi lặp lại.
Không tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp sai lầm như tự chọc thủng nang, nặn dịch. Điều này rất dễ xảy ra nhiễm trùng, và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Xem thêm: Tập thể dục với bệnh nhân cơ xương khớp.
Nang hoạt dịch là một bệnh khá phổ biến. Tuy rằng không phải là một bệnh lý ác tính, nhưng có thể gây ra khó chịu khi vận động các khớp, nhất là khớp cổ tay. Bài viết trên cung cấp các thông tin giúp chúng ta phòng bệnh cũng như nhận biết sớm hơn các triệu chứng của bệnh. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Cần nên tránh các trường hợp tự ý điều trị tại nhà sai qui cách như tự chọc thủng khối nang.
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên
Từ khóa » Ganglion Là Gì
-
Ganglion - Wiktionary Tiếng Việt
-
Ganglion Là Gì? - Chuakhoi
-
PHÂN BIỆT (NUCLEI) VÀ HẠCH (GANGLIA) Ở HỆ THẦN KINH
-
Hạch Thần Kinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ganglion Là Gì, Nghĩa Của Từ Ganglion | Từ điển Anh - Việt
-
Ý Nghĩa Của Ganglion Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Nổi Hạch ở Tay (sưng Hạch) Báo Hiệu Bệnh Gì? Có Nên Chữa Trị?
-
U NANG BAO HOẠT DỊCH (synovial Cyst)
-
Từ: Ganglion
-
Sự Khác Biệt Giữa Ganglion Và Synapse (Sức Khỏe) - Sawakinome
-
Sphenopalatine Ganglion (SPG) Block Có điều Trị Chứng đau Nửa ...
-
Ganglion Cysts - Khai Dân Trí
-
U NANG BAO HOẠT DỊCH CỔ TAY LÀ GÌ ? (Ganglion Cysts Of The ...