Năng Lượng Chuyển động Nhiệt – Nội Năng - Vật Lý Đại Cương
Có thể bạn quan tâm
2.1. Năng lượng chuyển động nhiệt – Nội năng – Nhiệt lượng và công của khối khí
1. Năng lượng chuyển động nhiệt
Năng lượng chuyển động nhiệt là phần năng lượng do chuyển động hỗn loạn của các phân tử tạo nên (chính là động năng của các phân tử). Năng lượng chuyển động nhiệt được kí hiệu là E.
Theo thuyết động học phân tử, khi nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn càng mạnh, động năng của chúng càng lớn. Vậy năng lượng chuyển động nhiệt của một khối khí bất kì không những phụ thuộc vào số lượng phân tử khí mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ của khối khí đó.
Đối với khí đơn nguyên tử, từ (7.4) suy ra, động năng trung bình của các phân tử khí là: \( {{\overline{E}}_{\text{đ}}}=\frac{3}{2}kT \) (8.1)
Do đó, năng lượng chuyển động nhiệt của một khối khí bất kì là:
\( E=N.{{\overline{E}}_{\text{đ}}}=\frac{N}{{{N}_{A}}}.{{N}_{A}}.\frac{3}{2}kT=\frac{3}{2}\frac{m}{\mu }RT \) (8.2)
Trong đó, N là số phân tử khí, NA là số Avogadro, R là hằng số khí lí tưởng, m là khối lượng khí và \( \mu \) là khối lượng của một mol khí.
Nếu ta coi phân tử khí đơn nguyên tử như một chất điểm thì vị trí của nó trong không gian được xác định bởi 3 thong số x, y, z – gọi là 3 bậc tự do. Từ (8.1) ta có thể nói, động năng trung bình của phân tử khí được phân bố đều theo các bậc tự do, mỗi bậc là \( \frac{1}{2}kT \).
Tổng quát, Boltzmann đã thiết lập được định luật phân bố đều của năng lượng chuyển động nhiệt theo các bậc tự do như sau: Một khối khí ở trạng thái cân bằng về nhiệt độ thì năng lượng chuyển động nhiệt của các phân tử khí được phân bố đều theo bậc tự do, mỗi bậc là \( \frac{1}{2}kT \). Nếu gọi i là số bậc tự do của phân tử khí, thì năng lượng chuyển động nhiệt của một khối khí là: \( E=\frac{i}{2}\frac{m}{\mu }RT \) (8.3)
Phân tử khí có i = 1, 2, 3; còn nguyên tử thì i = 3, 5, 6.
Nhận Dạy Kèm Vật Lý Đại Cương Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...
- Dạy kèm tương tác 1 thầy 1 trò! Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Dạy kèm Vật Lý Đại Cương (Cơ - Nhiệt - Điện Từ - Quang - VLNT-HN)
- Sách Giải Bài Tập Vật Lý Đại Cương - Vật Lý Kỹ Thuật - Vật Lý Lý Thuyết
- Lịch học sắp xếp linh động, sáng - chiều - tối đều học được!
- Thời gian học từ 1,5h - 2h/1 buổi!
2. Nội năng của khí lí tưởng
Ta biết, năng lượng là thuộc tính của vật chất đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất. Nội năng U của một hệ là phần năng lượng ứng với sự vận động ở bên trong hệ, bao gồm năng lượng chuyển động nhiệt R, thế năng tương tác giữa các phân tử khí Et và phần năng lượng bên trong mỗi phân tử EP.
\( U=E+{{E}_{t}}+{{E}_{P}} \) (8.4)
Đối với khí lí tưởng, ta bỏ qua thế năng tương tac giữa các phân tử, nên: \( U=E+{{E}_{t}} \) (8.5)
Với các biến đổi trạng thái thông thường, không làm thay đổi đến trạng thái bên trong của phân tử, nên \( {{E}_{P}}=const \).
Vậy: \( dU=dE=\frac{i}{2}\frac{m}{\mu }RdT \) (8.6)
Độ biến thiên nội năng của một khối khí lí tưởng bằng độ biến thiên năng lượng chuyển động nhiệt của khối khí đó.
3. Nhiệt lượng và công
Khi một hệ nhiệt động trao đổi năng lượng với bên ngoài thì phần năng lượng trao đổi đó được thể hiện dưới dạng công và nhiệt lượng.
Ví dụ: khí nóng xylanh đẩy piston chuyển động đi lên, ta nói khí đã sinh công A. Ngoài ra nó còn làm nóng piston. Phần năng lượng khí truyền trực tiếp cho piston để làm piston nóng lên, được gọi là nhiệt lượng Q.
Vậy, nhiệt lượng (gọi tắt là nhiệt) chính là phần năng lượng chuyển động nhiệt trao đổi trực tiếp giữa các phân tử của hệ đang xét với các phân tử của môi trường bên ngoài.
Trong hệ SI, đơn vị nhiệt lượng là jun (J). Trước đây, người ta dùng đơn vị nhiệt lượng là calori (cal). Ta có: 1 cal = 4,18 J hay 1 J = 0,24 cal
Quy ước về dấu:
+ Công A, nhiệt Q có giá trị dương khi hệ nhận từ bên ngoài.
+ Công A, nhiệt Q có giá trị âm khi hệ cung cấp ra bên ngoài.
Để tìm biểu thức tính công của khí, ta xét một khối khí bị nhốt trong xy lanh và piston. Giả sử áp suất khí đẩy piston chuyển động đi lên. Khi piston dịch chuyển một đoạn dx thì khí sinh công: \( dA=F.dx=p.S.dx=p.dV \) với dV là độ biến thiên thể tích của khí. Vì piston đi lên nên dV > 0. Mà theo quy ước về dấu, khí sinh công thì A < 0.
Do đó, ta có: \( dA=-pdV \) (8.7)
Trường hợp khí bị nén (nhận công) thì dV < 0. Suy ra, \( dA>0 \): phù hợp với quy ước về dấu. Vậy (8.7) là biểu thức tính công vi cấp của khí. Từ đó suy ra công của khí trên toàn bộ quá trình biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) là:
\( A=-\int\limits_{(1)}^{(2)}{pdV} \) (8.8)
Nếu quá trình biến đổi là đẳng áp thì: \( A=-\int\limits_{(1)}^{(2)}{pdV}=-p\left( {{V}_{2}}-{{V}_{1}} \right) \) (8.9)
Với V1 và V2 là thể tích của khí ở trạng thái đầu và cuối.
Ý nghĩa hình học của biểu thức tính công (8.8): độ lớn của công bằng trị số diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị biểu diễn sự biến đổi của áp suất theo thể tích \( p=p(V) \) và trục hoành, ứng với quá trình biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2). Xem hình 8.2
Công và nhiệt luôn gắn với một quá trình biến đổi nhất định, ta nói công và nhiệt là hàm của quá trình, ta nói công và nhiệt là hàm của quá trình; nội năng thì ứng với từng trạng thái, ta nói nội năng là hàm của trạng thái. Các nguyên lý của Nhiệt Động Học sẽ chỉ rõ điều kiện chuyển hóa và mối quan hệ định lượng giữa công A, nhiệt Q và nội năng U của một hệ nhiệt động.
Các bài viết cùng chủ đề!
Năng lượng chuyển động nhiệt – Nội năng – Nhiệt lượng và công của khối khí
Xem Chi TiếtNguyên lý I nhiệt động học
Xem Chi TiếtNguyên lý II nhiệt động học
Xem Chi Tiết
Hotline: 094.625.1920 - Thầy Nhân (Zalo) Các Sách Giải Bài Tập - Đề Thi do Trung tâm phát hành!
Sách Giải Bài Tập Vật Lý Đại Cương 1
Xem Chi Tiết!Sách Giải Bài Tập Vật Lý Đại Cương 2
Xem Chi Tiết!Sách Giải Bài Tập Vật Lý Đại Cương 3
Xem Chi Tiết!Sách Giải Bài Tập Cơ Học Kỹ Thuật
Xem Chi Tiết!Sách Giải Bài Tập Sức Bền Vật Liệu
Xem Chi Tiết!University Physics – Mechanics Part 1
Xem Chi Tiết!University Physics – Mechanics Part 2
Xem Chi Tiết!University Physics – Electricity and Magnetism
Xem Chi Tiết!University Physics – Waves and Thermodynamics
Xem Chi Tiết!University Physics – Optics and Modern Physics
Xem Chi Tiết!Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương được xây dựng trên WordPress
error: Content is protected !! MENUTrang Chủ- p>
Từ khóa » độ Biến Thiên Nội Năng Của Khối Khí Sau 1 Chu Trình
-
Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội Năng
-
Tính độ Biến Thiên Nội Năng Của Khối Khí. - Công Thức Vật Lý
-
Độ Biến Thiên Nội Năng. - Công Thức Vật Lý
-
Công Thức Tính độ Biến Thiên Nội Năng Hay, Chi Tiết Hay Nhất
-
(PDF) NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
-
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 10 Nhiệt động Lực Học, Vật Lý Phổ Thông
-
Bài Tập Nguyên Lí I, Nguyên Lí II Nhiệt động Lực Học - Vật Lí Phổ Thông
-
Lý Thuyết Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội Năng | SGK Vật Lí Lớp 10
-
Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 32 : Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội Năng
-
Nội Năng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Và Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 10 Chương 5-6 Bạn Cần ...
-
Các Nguyên Lí Của Nhiệt động Lực Học
-
Các Nguyên Lý Của Nhiệt động Lực Học - AGU Staff Zone
-
Biến Thiên Nội Năng - Vật Lý Học Tại Nhà