Năng Lượng Tái Tạo Là Gì Và Có Những Loại Năng Lượng Tái Tạo Nào?

Năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại bởi những giá trị lợi ích của chúng. Vậy năng lượng tái tạo là gì? Có các loại năng lượng tái tạo nào? Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng được hình thành liên tục và gần như vô hạn, chẳng hạn như: ánh sáng mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều…

Năng lượng tái tạo còn được gọi là các nguồn năng lượng sạch, bởi chúng tạo ra khí thải thấp hơn nhiều so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

năng lượng tái tạo là gì
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng liên tục tái tạo và gần như vô hạn

Vai trò của năng lượng tái tạo

Việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, cụ thể như sau:

Về môi trường:

  • Năng lượng tái tạo sản sinh ra ít hoặc không phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, giúp bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người.
  • Đồng thời, giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật sinh sống.

Về kinh tế:

  • Giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch: Năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm khiến giá thành của chúng liên tục tăng cao. Vì vậy sử dụng năng lượng tái tạo giúp làm giảm chi phí nhập khẩu năng lượng và góp phần ổn định kinh tế.
  • Tạo việc làm: Các dự án năng lượng tái tạo liên tục phát triển giúp tăng cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế chung của quốc gia.

Về xã hội:

  • Cải thiện chất lượng đời sống: Năng lượng tái tạo đem đến nguồn điện năng bổ sung cần thiết, giúp cung cấp nguồn điện năng ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Về an ninh năng lượng:

  • Năng lượng tái tạo giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng, đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Các loại năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo có rất nhiều loại. Dưới đây là các loại năng lượng tái tạo phổ biến nhất.

1. Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo miễn phí lớn nhất trên hành tinh. Chúng có sẵn ở mọi nơi trên trái đất và được khai thác chủ yếu ở 2 dạng nhiệt năng và quang năng. 

  • Nhiệt năng được khai thác để sử dụng trong các lĩnh vực như: sưởi ấm hay làm nóng nước, ví dụ như bình nước nóng năng lượng mặt trời.
  • Quang năng được ứng dụng trong lĩnh vực điện mặt trời. Hệ thống năng lượng mặt trời sẽ sử dụng các tấm pin năng lượng để thu ánh sáng và chuyển đổi chúng thành điện năng.
vai trò của năng lượng tái tạo
Năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo    

2. Năng lượng gió

Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là ở những khu vực có không gian rộng như đồi cát, sa mạc, cánh đồng hay ven biển. Các hệ thống năng lượng gió hoạt động bằng cách sử dụng sức gió để làm quay tuabin và tạo ra điện.

Thông thường, các hệ thống điện gió sẽ có công suất rất lớn, khoảng vài chục kW trở lên. Chúng được xây dựng ở những không gian rất rộng để tạo ra một sản lượng điện lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

công nghệ năng lượng tái tạo
Nguồn năng lượng tái tạo gió

3. Năng lượng Thủy điện

Đây là nguồn năng lượng tái tạo đang dẫn đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nhà máy thủy điện hoạt động bằng cách tận dụng sức nước để làm quay tuabin và chạy máy phát điện.

một số năng lượng tái tạo
Năng lượng thủy điện – Nguồn năng lượng tái tạo phổ biến

4. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối là các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ chất thải hữu cơ, bao gồm gỗ, cây cỏ, vỏ trấu, phân động vật… Khi đốt các nguồn nguyên liệu này, năng lượng sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt và có thể tạo điện bằng tuabin hơi nước. 

ví dụ về năng lượng tái tạo
Năng lượng sinh khối từ chất thải động vật và thực vật

5. Năng lượng địa nhiệt

Là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất. Ở một số khu vực nhất định, độ dốc địa nhiệt sẽ đủ cao để có thể khai thác và tạo ra điện. Công nghệ để khai thác năng lượng này còn bị giới hạn bởi 1 vài nơi trên thế giới cũng như còn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật làm hạn chế tiện ích của nó. 

thế nào là năng lượng tái tạo
Năng lượng địa nhiệt phổ biến trên thế giới

6. Năng lượng thủy triều

Là loại năng lượng tái tạo được khai thác và sử dụng ít hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, bởi năng lượng thủy triều có mức đầu tư tốn kém và bị giới hạn về vị trí lắp đặt. Chúng chỉ được xây dựng ở những nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao để có thể chuyển đổi năng lượng và tạo ra điện.

nguồn năng lượng tái tạo là gì
Nguồn năng lượng tái tạo từ thủy triều

Ưu điểm và hạn chế của năng lượng tái tạo

Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm, nhưng các nguồn năng lượng tái tạo cũng có những hạn chế nhất định. Dưới đây là những lợi ích của năng lượng tái tạo và những nhược điểm của nó.

Ưu điểm
  • Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm.
  • Giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • Là nguồn năng lượng gần như vô hạn, giá rẻ.
  • Giúp đa dạng nguồn năng lượng, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Nhược điểm
  • Chi phí đầu tư ban đầu thường cao.
  • Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.
  • Gặp nhiều thách thức trong việc lưu trữ điện.

Thực trạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Chính phủ cũng như nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo (điển hình cơ chế khuyến khích lắp điện mặt trời áp mái gần đây nhất trong quy hoạch điện 8). Cùng với đó là nhiều dự án năng lượng tái tạo nhận được sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mặc dù năng lượng tái tạo đã được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trên tổng mức năng lượng cả ngành vẫn chưa cao. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong tương lai bởi nước ta có những tiềm năng to lớn sau:

  • Về năng lượng mặt trời: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng bức xạ mặt trời cao nên tiềm năng sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời là rất lớn.
  • Về năng lượng gió: Nước ta có tiềm năng gió lớn, đặc biệt là các vùng ven biển và khu vực đồi núi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành năng lượng điện gió.
  • Về thủy điện: Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, rất thuận lợi để phát triển các nhà máy thủy điện.
  • Về năng lượng sinh khối: Nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển, có nguồn năng lượng sinh khối đa dạng, thúc đẩy sản xuất năng lượng điện, nhiệt hiệu quả.

Như vậy với những thành tựu và lợi thế sẵn có trong phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần vượt qua những thách thức để bắt kịp xu hướng của thế giới và góp phần vào việc phát triển kinh thế theo hướng bền vững.

Trên đây là những chia sẻ của SUNEMIT về năng lượng tái tạo là gì, vai trò, lợi ích của năng lượng tái tạo và thực trạng năng lượng tái tạo hiện nay, hi vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về năng lượng tái tạo hay năng lượng mặt trời, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp.

4.3/5 - (10 bình chọn) Nguyễn Hoàng minh

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Từ khóa » Nói Năng đâu Ra đấy