Nâng Mũi: 6 Phương Pháp Sửa Mũi Kèm Bảng Giá (KANGNAM ...

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ phổ biến, giúp cải thiện dáng mũi và mang lại sự cân đối cho khuôn mặt. Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nâng mũi không chỉ giúp điều chỉnh dáng mũi, nâng cao thẩm mỹ mà còn cải thiện các vấn đề về chức năng mũi, đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của nhiều người.

  • I/ Phẫu thuật nâng mũi là gì?
  • II/ Các phương pháp nâng mũi
    • 1. Nâng mũi bọc sụn
    • 2. Nâng mũi cấu trúc
    • 3. Nâng mũi không phẫu thuật
      • 3.1/ Nâng mũi bằng chỉ
      • 3.2/ Tiêm filler nâng mũi
      • 3.3/ Nâng mũi bằng mỡ tự thân
  • III/ Lưu ý trước và sau khi phẫu thuật nâng mũi
    • 1. Lưu ý trước khi phẫu thuật nâng mũi
    • 2. Lưu ý sau khi phẫu thuật nâng mũi
  • IV/ Nên nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc thì đẹp?
  • V/ Rủi ro và biến chứng khi phẫu thuật nâng mũi
  • VI/ 5 đại kỵ thường mắc phải sau khi nâng mũi
    • 1. Sờ nắn mũi, vận động mạnh sau khi nâng mũi
    • 2. Nằm úp người khi ngủ
    • 3. Tùy tiện sử dụng thuốc
    • 4. Sử dụng đồ uống, thức ăn không tốt cho quá trình lành vết thương
    • 5. Không tái khám đúng lịch hẹn

I/ Phẫu thuật nâng mũi là gì?

Phẫu thuật nâng mũi là phương pháp giúp thay đổi hình dáng, cấu trúc của mũi, giúp chiếc mũi trở nên thon gọn, cao và cân đối với khuôn mặt. Nâng mũi có thể sử dụng chất liệu tự thân như sụn tai, sụn sườn hoặc sụn nhân tạo để tạo hình dáng mũi mới, mang vẻ đẹp tự nhiên và hài hòa.

Nâng mũi giúp thay đổi hình dáng mũi đẹp hơn

Nâng mũi giúp thay đổi hình dáng mũi đẹp hơn

Ở một số người có vách ngăn mũi bị lệch hoặc cấu trúc mũi bất thường, phẫu thuật nâng mũi có thể giúp chỉnh sửa các khuyết điểm này, cải thiện luồng không khí, giảm tình trạng xoang và giúp đường thở dễ dàng hơn.

Những trường hợp nên cân nhắc nâng mũi:

– Người có mũi thấp, tẹt, thiếu cân đối với gương mặt

– Mũi có nhiều khuyết điểm như gồ ghề, hếch, đầu mũi to hoặc bè

– Mũi bị lệch do bẩm sinh hoặc chấn thương

– Vách ngăn mũi lệch gây khó khăn về hô hấp

– Những người mong muốn cải thiện tính thẩm mỹ để tự tin hơn thông qua việc nâng mũi

II/ Các phương pháp nâng mũi

Nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc và một số phương pháp nâng mũi không phẫu thuật như nâng mũi bằng chỉ, tiêm filler mũi… là các phương pháp điều chỉnh dáng mũi phổ biến.

1. Nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp sử dụng sụn tự thân (thường là sụn tai) để bọc phần đầu mũi, kết hợp với sụn nhân tạo nhằm tạo sống mũi cao và thon gọn. Việc sử dụng sụn tự thân giúp bảo vệ phần da đầu mũi, tránh nguy cơ bóng đỏ hoặc lộ sống mũi. Phương pháp nâng mũi bọc sụn đặc biệt phù hợp với những người có da đầu mũi mỏng.

Sụn nâng mũi tạo hình dáng mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt

Nâng mũi bọc sụn dùng sụn tự thân bọc đầu mũi

Ưu điểm nâng mũi bọc sụn:

– An toàn: Sử dụng sụn tự thân không gây kích ứng hay các phản ứng đào thải từ cơ thể, đảm bảo an toàn trong quá trình phục hồi.

– Dáng mũi tự nhiên: Đầu mũi sau khi được bọc sụn tự thân sẽ trở nên mềm mại tự nhiên, mang đến nét đẹp hài hòa cho gương mặt.

– Giảm tối đa biến chứng: Sử dụng sụn tự thân bọc đầu mũi sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng bóng đỏ, lộ sống mũi hay các biến chứng khác khi sử dụng hoàn toàn sụn nhân tạo.

– Nhanh hồi phục: Nâng mũi bọc sụn có thời gian hồi phục nhanh hơn so với các phương pháp nâng mũi phức tạp khác

Những người thích hợp lựa chọn nâng mũi bọc sụn:

– Người có sống mũi thấp nhưng đầu mũi mỏng hoặc nhạy cảm

– Người muốn có dáng mũi cao tự nhiên, bền đẹp

– Người muốn hạn chế tối đa biến chứng khi nâng mũi như lộ sống, bóng đỏ đầu mũi.

2. Nâng mũi cấu trúc

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tái cấu trúc lại toàn bộ dáng mũi, từ sống mũi, đầu mũi đến trụ mũi. Kỹ thuật nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi kết hợp với sụn tự thân (như sụn tai, sụn sườn) để tái tạo và bảo vệ đầu mũi.

Phương pháp nâng mũi cấu trúc không chỉ nâng cao sống mũi mà còn chỉnh sửa toàn bộ khuyết điểm, mang đến dáng mũi cân đối, hài hòa với khuôn mặt.

Nâng mũi cấu trúc tái tạo toàn diện cấu trúc mũi

Nâng mũi cấu trúc tái tạo toàn diện cấu trúc mũi

Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc:

– Tái cấu trúc toàn bộ vùng mũi, chỉnh sửa các khuyết điểm như mũi tẹt, mũi lệch, đầu mũi to hay sống mũi thấp

– Dùng sụn tự thân để bảo vệ và tạo dáng đầu mũi, giúp mũi trông tự nhiên và bền vững theo thời gian

– Hạn chế tối đa biến chứng lộ sống, bóng đỏ hay kích ứng, đảm bảo an toàn cho người thực hiện

– Tạo dáng mũi có tính thẩm mỹ cao, hợp với tỷ lệ gương mặt từng người

Dưới đây là những đối tượng phù hợp nâng mũi cấu trúc:

– Người có dáng mũi nhiều khuyết điểm như mùi gồ, mũi hếch, mũi biến dạng do chấn thương hoặc phẫu thuật hỏng

– Người có dáng mũi tẹt, sống mũi thấp và đầu mũi to

– Người mong muốn sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên, lâu dài, chỉnh sửa toàn diện từ đầu mũi, sống mũi đến trụ mũi.

– Người đã thực hiện các phương pháp nâng mũi khác nhưng gặp biến chứng hoặc có kết quả không như mong đợi

3. Nâng mũi không phẫu thuật

Ngoài những phương pháp phẫu thuật nâng mũi còn có những phương pháp nâng mũi không phẫu thuật như: Nâng mũi bằng chỉ, tiêm filler mũi và nâng mũi bằng mỡ tự thân.

3.1/ Nâng mũi bằng chỉ

Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, sử dụng các sợi chỉ sinh học đưa vào mô da dọc theo sống mũi để nâng và định hình dáng mũi. Chỉ sinh học collagen có khả năng nâng cao và duy trì hình dáng mũi trong một khoảng thời gian nhất định.

Nâng mũi bằng chỉ không cần phẫu thuật

Nâng mũi bằng chỉ không cần phẫu thuật xâm lấn

Ưu điểm nâng mũi bằng chỉ:

– Không cần phẫu thuật xâm lấn, không cắt rạch, giảm đau và các rủi ro hơn so với phẫu thuật nâng mũi

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể sinh hoạt bình thường sau khi hoàn thành

– Dễ dàng chỉnh sửa lại nếu không hài lòng với kết quả, vì chỉ sinh học sẽ tự tiêu trong vòng 1-2 năm

– Không để lại sẹo vì không có vết cắt lớn

Nâng mũi bằng chỉ phù hợp với những đối tượng sau:

– Người sống mũi thấp nhẹ, không có quá nhiều khuyết điểm và chỉ muốn cải thiện nhỏ chiều cao của mũi

– Người muốn thay đổi dáng mũi nhưng ngại phẫu thuật

– Người chỉ muốn có dáng mũi đẹp tạm thời để đánh giá kết quả trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi

– Người muốn nâng mũi nhanh chóng mà không cần thời gian nghỉ dưỡng nhiều

3.2/ Tiêm filler nâng mũi

Tiêm filler nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm chất làm đầy (filler) vào các vùng cần cải thiện trên mũi, thường là sống mũi và đầu mũi, để nâng cao hoặc làm thon gọn dáng mũi.

Filler sử dụng trong nâng mũi là chất có thành phần hyaluronic acid – chất tự nhiên trong cơ thể, giúp tạo hình mũi nhanh chóng mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Tiêm filler mũi giúp nâng cao sống mũi

Tiêm filler mũi giúp nâng cao sống mũi

Ưu điểm khi tiêm filler nâng mũi:

– Không xâm lấn, không yêu cầu phẫu thuật

– Quá trình tiêm filler chỉ mất khoảng 15-30 phút, không cần nghỉ dưỡng

– Thấy ngay kết quả sau khi tiêm filler, mũi cao hơn và cân đối hơn

– Dễ dàng điều chỉnh lại dáng mũi, vì sau thời gian filler sẽ tự tiêu

– Filler nâng mũi được FDA chứng nhận an toàn, ít gây tác dụng phụ

Tiêm filler nâng mũi phù hợp với những người sống mũi thấp nhẹ, muốn cải thiện độ cao mà không cần can thiệp sâu, chỉ muốn tinh chỉnh những khuyết điểm nhỏ để dáng mũi đẹp hơn. Những người muốn có kết quả nhanh chóng mà không cần thời gian nghỉ dưỡng và ngại phẫu thuật cũng có thể cân nhắc tiêm filler nâng mũi.

3.3/ Nâng mũi bằng mỡ tự thân

Nâng mũi bằng mỡ tự thân là phương pháp thẩm mỹ sử dụng chính mỡ từ cơ thể của người thực hiện (thường lấy từ vùng bụng, đùi hoặc mông) để tiêm vào mũi, nhằm cải thiện hình dáng mũi.

Sau khi hút mỡ từ cơ thể, mỡ sẽ được xử lý và tiêm vào vùng sống mũi hoặc đầu mũi để nâng cao và tạo dáng mũi tự nhiên. Phương pháp điều chỉnh dáng mũi bằng mỡ tự thân giúp cải thiện dáng mũi mà không cần sử dụng chất liệu sụn nhân tạo.

Nâng mũi bằng mỡ tự thân có độ tương thích cao

Nâng mũi bằng mỡ tự thân có độ tương thích cao

Ưu điểm của nâng mũi bằng mỡ tự thân

– Không gây phản ứng đào thải hay dị ứng, đảm bảo an toàn, tương thích tốt với cơ thể vì dùng chính mỡ tự thân

– Tạo dáng mũi mềm mại, tự nhiên, giúp dáng mũi sau khi thực hiện hài hòa với gương mặt

– Làm đẹp 2 trong 1, vừa nâng mũi vừa giúp giảm mỡ tại các vùng khác trên cơ thể

– ít gây ra biến chứng lộ sống, bóng đỏ đầu mũi

Những người phù hợp nâng mũi bằng mỡ tự thân:

– Những người muốn cải thiện dáng mũi  tự nhiên mà không muốn sử dụng chất liệu nhân tạo

– Người có sống mũi thấp hoặc đầu mũi nhỏ cần làm đầy nhẹ để tạo dáng cân đối hơn

– Người có dáng mũi tương đối ổn định nhưng cần chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ

– Người không muốn nâng mũi bằng phương pháp can thiệp phẫu thuật phức tạp

– Những người mong muốn vừa cải thiện dáng mũi, vừa giảm mỡ ở các vùng khác trên cơ thể

Mặc dù các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật như tiêm filler, nâng mũi bằng chỉ, hay mỡ tự thân mang lại những ưu điểm về tính an toàn, thời gian thực hiện nhanh chóng và ít xâm lấn, tuy nhiên, các phương pháp nâng mũi không phẫu thuật thường chỉ duy trì kết quả trong thời gian ngắn và cần thực hiện lại để duy trì vẻ đẹp.

Ngược lại, phẫu thuật nâng mũi, mặc dù đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn nhưng lại mang đến kết quả mũi đẹp lâu dài và bền vững, giúp bạn đạt được dáng mũi hoàn hảo và ổn định hơn.

III/ Lưu ý trước và sau khi phẫu thuật nâng mũi

Những lưu ý trước khi phẫu thuật nâng mũi và những lưu ý trong cách chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi rất quan trọng để có được dáng mũi cân đối, hài hòa.

1. Lưu ý trước khi phẫu thuật nâng mũi

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Hãy tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về quy trình, các lựa chọn và kết quả mong muốn sau khi phẫu thuật nâng mũi. Đừng ngần ngại hỏi về các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.

Khám sức khỏe toàn diện: Làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật. Bao gồm kiểm tra huyết áp, chức năng gan thận, xét nghiệm máu…

Ngừng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng: Tránh sử dụng các loại thuốc chống đông máu, vitamin E, hoặc các thực phẩm chức năng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Tránh hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể làm giảm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ biến chứng. Ngừng sử dụng chúng ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật nâng mũi.

Chuẩn bị tâm lý: Hiểu rõ quy trình nâng mũi và chuẩn bị tinh thần cho quá trình hồi phục. Hãy hỏi bác sĩ về những gì bạn sẽ trải qua sau khi phẫu thuật nâng mũi và những việc cần thực hiện trong thời gian hồi phục.

Tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi nâng mũi

Tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi nâng mũi

2. Lưu ý sau khi phẫu thuật nâng mũi

Dưới đây là những lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi:

Tuân thủ chỉ định từ bác sĩ: Làm theo hướng dẫn của bác sĩ từ cách chăm sóc vùng mũi, uống thuốc kháng sinh hoặc giảm đau và tránh các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến vùng mũi.

Vệ sinh vùng mũi: Giữ vùng mũi sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng. Sử dụng thuốc sát trùng theo chỉ định và tránh chạm tay vào vùng mũi.

Tránh các hoạt động mạnh: Trong thời gian mũi đang phục hồi, hãy tránh các hoạt động thể thao hoặc va chạm có thể gây áp lực lên mũi như chạy, nhảy hoặc tập thể hình.

Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh chườm quanh vùng mũi để giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

Tránh nằm nghiêng: Khi ngủ, nên nằm ngửa để tránh áp lực đến vùng mũi, giữ cho mũi không bị va chạm mạnh.

Theo dõi tình trạng mũi hồi phục: Theo dõi các dấu hiệu bất thường như mũi chảy máu, sưng mũi không giảm hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được kiểm tra.

– Kiểm tra định kỳ: Ghi nhớ và tuân thủ những cuộc hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tiến trình hồi phục của dáng mũi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Vệ sinh mũi sạch sẽ, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Vệ sinh mũi sạch sẽ, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

IV/ Nên nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc thì đẹp?

Nhiều người thắc mắc nên nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc tốt hơn. Trên thực tế còn tùy vào dáng mũi và nhu cầu chỉnh sửa của mỗi người. Nếu bạn muốn có giải pháp nâng mũi nhẹ nhàng, bảo vệ tốt cho đầu mũi và có phần da đầu mũi mỏng nên thực hiện nâng mũi bọc sụn. Còn đối với những người mũi có nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, cánh mũi to, đầu mũi hếch… lựa chọn nâng mũi cấu trúc sẽ đáp ứng tốt hơn.

Nâng mũi bọc sụn: Phù hợp với những người phần da đầu mũi mỏng và nhạy cảm, muốn bảo vệ đầu mũi khỏi biến chứng như lộ sụn. Phương pháp nâng mũi bọc sụn giúp tạo dáng mũi tự nhiên, mềm mại hơn.

Nâng mũi cấu trúc: Phù hợp hơn với những người cần chỉnh sửa toàn diện các khuyết điểm mũi như mũi gồ ghề, mũi lệch hoặc cần nâng cao sống mũi và định hình lại toàn bộ cấu trúc mũi. Phương pháp này mang lại kết quả thẩm mỹ cao, bền vững và cải thiện toàn diện.

Nâng mũi theo kỹ thuật nào tùy vào dáng mũi và nhu cầu làm đẹp mỗi người

Nâng mũi theo kỹ thuật nào tùy vào dáng mũi và nhu cầu làm đẹp mỗi người

V/ Rủi ro và biến chứng khi phẫu thuật nâng mũi

Một số rủi ro nâng mũi có thể gặp sau khi phẫu thuật nâng mũi như:

– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng mũi trong quá trình phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Mặc dù hiếm nhưng nhiễm trùng có thể gây sưng, đau và đỏ. Để phòng tránh nhiễm trùng, quá trình nâng mũi phải được thực hiện trong môi trường vô trùng và khách hàng cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh.

– Chảy máu: Mũi có thể bị chảy máu do mạch máu bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Nếu chảy máu quá mức, có thể cần can thiệp thêm để kiểm soát tình trạng này.

– Sưng và bầm tím: Sau phẫu thuật, vùng mũi bị sưng và bầm tím là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi các mô bị tổn thương và sẽ giảm dần sau vài ngày.

– Mũi biến dạng hoặc không đều: Đôi khi, kết quả nâng mũi không ưng ý do cấu trúc mũi không được can thiệp chính xác hoặc cơ thể có những phản ứng không như mong đợi. Đây là lý do tại sao bác sĩ cần phải có kỹ thuật chính xác trong quá trình phẫu thuật.

– Lộ sụn: Nếu sụn nhân tạo được đặt quá gần bề mặt da hoặc nếu da quá mỏng, sụn có thể bị lộ hoặc gây kích ứng. Sụn cần phải được đặt đúng vị trí để tránh vấn tránh biến chứng nâng mũi.

– Đầu mũi bị biến dạng: Sụn có thể bị di chuyển hoặc hình dạng của mũi có thể không đạt yêu cầu nếu không được thiết kế và đặt vào vị trí chính xác. Điều này có thể khiến đầu mũi trông không tự nhiên.

– Khó thở: Cấu trúc mũi sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng thở nếu các đường thở bị cản trở hoặc thay đổi.

– Tác dụng phụ từ gây mê: Gây mê có thể gây ra phản ứng không mong muốn như buồn nôn hoặc phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, bác sĩ gây mê sẽ theo dõi và quản lý các nguy cơ này.

Biến chứng sau nâng mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

– Bác sĩ thực hiện phẫu thuật thiếu chính xác, dẫn đến cấu trúc mũi bị ảnh hưởng gây lệch mũi, biến dạng

– Chất liệu nâng mũi không đạt tiêu chuẩn hoặc không phù hợp có thể gây ra biến chứng lộ sụn, kích ứng…

– Chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc vết thương, vệ sinh… có thể dẫn đến nhiễm trùng, sưng tấy mũi.

– Khách hàng có bệnh lý nền như rối loạn đông máu, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.

VI/ 5 đại kỵ thường mắc phải sau khi nâng mũi

Một số người gặp biến chứng nâng mũi và cho rằng đó là lỗi do bác sĩ, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến mũi gặp phải những rủi ro sau phẫu thuật, trong đó cách chăm sóc là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính.

Vì vậy, để dáng mũi nhanh ổn định, không biến chứng sau phẫu thuật, khách hàng cần lưu ý 5 điều sau:

1. Sờ nắn mũi, vận động mạnh sau khi nâng mũi

Sờ nắn mũi có thể gây áp lực lên cấu trúc mũi đang hồi phục, dẫn đến nguy cơ biến dạng hoặc di lệch sụn, làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Vận động mạnh như tập thể dục, thể thao có thể làm tăng áp lực lên vùng mũi, gây sưng tấy hoặc tổn thương vết mổ, cản trở quá trình hồi phục.

Không sờ nắn vùng mũi sau khi nâng mũi

Không sờ nắn vùng mũi sau khi nâng mũi

2. Nằm úp người khi ngủ

Khi nằm úp, áp lực có thể đè lên mũi, gây biến dạng hoặc tổn thương cho các cấu trúc mới được tạo hình trong phẫu thuật. Do đó, hãy nằm ngửa khi ngủ, nằm ngửa giúp giảm áp lực lên mũi và giữ cho cấu trúc mũi không bị thay đổi trong quá trình hồi phục.

3. Tùy tiện sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc không đúng hoặc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra phản ứng phụ, tương tác với các thuốc khác hoặc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Ví dụ, một số thuốc chống viêm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương.

4. Sử dụng đồ uống, thức ăn không tốt cho quá trình lành vết thương

Các loại thực phẩm và đồ uống như rượu hoặc thực phẩm chứa nhiều gia vị có thể gây viêm nhiễm, làm giảm khả năng hồi phục và làm chậm quá trình lành vết thương vùng mũi. Một chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước giúp vùng mũi phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

5. Không tái khám đúng lịch hẹn

Tái khám đúng lịch hẹn giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng hồi phục, phát hiện sớm các vấn đề hoặc biến chứng có thể xảy ra. Việc bỏ qua các cuộc hẹn tái khám có thể dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các vấn đề nghiêm trọng và làm chậm quá trình hồi phục vùng mũi, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của dáng mũi.

Nâng mũi là giải pháp hiệu quả để cải thiện hình dáng và tính thẩm mỹ của mũi, nhờ đó nâng cao sự tự tin về ngoại hình cho mọi người. Với các phương pháp đa dạng như nâng mũi bọc sụn, cấu trúc, nâng mũi bằng chỉ… mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu và tình trạng mỗi người. Hãy đặt lịch tư vấn và thăm khám với các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu để nhận được sự tư vấn tốt nhất qua hotline 1900. 6466.

Gửi xếp hạng

5 / 5. (Bình trọn) 272

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Từ khóa » Hang Thẳm Line