Nâng Mũi Bị Bao Xơ Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nâng mũi bị bao xơ là một trong những biến chứng dễ gặp khi thực hiện thẩm mỹ tại địa chỉ kém chất lượng. Triệu chứng này làm giảm tính thẩm mỹ và gây bất tiện trong sinh hoạt cá nhân. Vậy mũi bị bao xơ do đâu? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây của Đông Á để cập nhật thêm thông tin nhé!
I. Nâng mũi bị bao xơ là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Bao xơ sau nâng mũi là tình trạng co rút, đơ cứng tại khu vực đặt vật liệu độn. Một số khách hàng xuất hiện thêm triệu chứng sưng to, đau nhức quanh mũi cản trở trong sinh hoạt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp nhận chất liệu mới xâm nhập vào.
Mô mũi liên kết với nhau để tạo nên bức tường vững chắc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa chất lạ với cơ thể. Vì vậy hiện tượng bao xơ xảy ra chủ yếu khi tiến hành nâng mũi sụn nhân tạo.
Triệu chứng bao xơ ở đầu mũi được biểu hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Thời điểm phát hiện thì mũi bao xơ đang ở giai đoạn nguy hiểm. Chu trình bao xơ mũi với từng dấu hiệu nhận biết cụ thể qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cấu trúc mũi bình thường, sụn mũi có vẻ đẹp mềm mại, tự nhiên
- Giai đoạn 2: Form mũi được cấu tạo ổn định nhưng khi quan sát kĩ sẽ thấy độ cứng nhẹ, mất tự nhiên
- Giai đoạn 3: Sống mũi lệch về 1 phía kèm theo tình trạng sưng đau. Khi chạm tay vào mũi tạo cảm giác đơ cứng
- Giai đoạn 4: Cơn đau thắt, co rút ở mũi kéo dài và liên tục. Dễ dàng quan sát sống mũi với phần sụn nhô cao.
II. Nguyên nhân nâng mũi bị bao xơ
Mũi sau nâng bị bao xơ là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” của nhiều khách hàng. Dáng mũi đơ cứng như tượng sáp khiến gương mặt thiếu sức sống.
Vì vậy để hạn chế tình trạng này bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế hình thành. Từ thông tin đó bạn sẽ có hướng giải quyết phù hợp nhất.
2.1 Sử dụng sụn nâng mũi kém chất lượng
Nguyên liệu dùng để tái cấu trúc, định hình dáng mũi là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Sụn lấy từ cơ thể khi bao bọc đầu mũi không gây kích ứng, biến chứng về sức khỏe.
Vì vậy bao xơ đầu mũi xảy ra khi đơn vị thẩm mỹ dùng sụn sinh học kém chất lượng. Khi đưa sụn nhân tạo không rõ nguồn gốc, thành phần độc hại vào cơ thể dễ gây nên xơ cứng quanh sụn.
Khách hàng trước khi nâng mũi nên chọn loại sụn phù hợp, đảm bảo xuất xứ. Điều này hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm sau khi nâng mũi.
2.2 Nâng mũi bị bao xơ do cơ địa không tương thích
Nếu nâng mũi bằng chất liệu tốt, cơ sở uy tín mà vẫn bị bao xơ thì nguyên nhân do cơ địa khách hàng. Thể trạng mẫn cảm của bạn không “chấp nhận” vật liệu mới xâm lấn. Lúc này cơ thể có phản ứng đào thải, loại bỏ chất liệu mới ra ngoài.
Căn cứ từ hiện trạng kích ứng bác sĩ sẽ đưa ra 2 hướng giải quyết tốt nhất. Đầu tiên là dùng sụn lấy từ cơ thể để định hình dáng mũi. Thứ hai là đưa ra phác đồ dinh dưỡng, chăm sóc để khách hàng nâng cao miễn dịch cho lần nâng mũi tiếp theo.
2.3 Bị bao xơ mũi do nhiễm trùng
Phẫu thuật nâng mũi thiếu khoa học là nguyên nhân tạo nên hiện tượng bao xơ nguy hiểm. Khi các bước tiến hành không đồng bộ, dụng cụ không được sát khuẩn dẫn đến vi khuẩn xâm nhập.
Hậu quả để lại là vùng mũi bị nhiễm trùng, hoại tử da nghiêm trọng. Khi vết thương hồi phục sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại thay vào đó là cảm giác đơ cứng mất thẩm mỹ.
2.4 Bác sĩ nâng mũi bị bao xơ do chuyên môn kém
Bác sĩ là người trực tiếp can thiệp đến cấu trúc mũi trong khi phẫu thuật. Trường hợp mũi bị bao xơ chủ yếu do tay nghề bác sĩ yếu kém, chuyên môn hạn chế. Kinh nghiệm nâng mũi chưa vững vàng khiến thao tác thực hiện chưa chuẩn xác, thiếu tỉ mỉ.
Thêm nữa những phát sinh trong khi phẫu thuật không được giải quyết thỏa đáng tạo ra tổn thương vĩnh viễn cho khách hàng. Vì vậy để có dáng mũi đẹp hoàn hảo khách hàng nên chọn đơn vị thực hiện uy tín.
Tại đây sở hữu bác sĩ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú giúp bạn tạo ra dáng mũi ưng ý nhất.
2.5 Do phẫu thuật sửa mũi nhiều lần
Một trong những nguyên nhân nâng mũi bị bao xơ xuất phát từ việc khách hàng tác động lên mũi nhiều lần. Khi vết thương cũ trên mũi chưa khôi phục hoàn toàn mà liên tiếp can thiệp dao kéo, cắt xẻ, nạo vét liên hoàn.
Lúc này mô mũi chưa có thời gian để tái cấu trúc dẫn đến vết thương cũ chồng vết thương mới. Cấu trúc da chưa kịp liền lại đã chịu tổn thương khiến mũi bị đơ cứng mất thẩm mỹ.
III. Cách khắc phục tình trạng nâng mũi bị bao xơ
Nâng mũi bị bao xơ nếu tìm hướng giải quyết phù hợp sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe. Dựa trên nguyên nhân và cơ chế hoạt động giúp khách hàng có cách khắc phục tốt nhất.
Bạn không nên tự ý khắc phục mũi bao xơ tại nhà theo thông tin tra cứu trên mạng. Điều cần làm là thăm khám tại bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để đưa ra biện pháp phù hợp.
Bởi nếu không điều trị đúng cách, bao xơ mũi có chiều hướng gia tăng gây ra tổn thương vĩnh viễn.
Thông thường để cải thiện bao xơ khách hàng được chỉ định tái phẫu thuật nâng mũi. Bác sĩ tiến hành tháo bỏ sụn nhân tạo, bỏ bao xơ để dáng mũi khôi phục. Khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn bác sĩ tiến hành nâng mũi sụn sườn với nguyên liệu từ chính cơ thể.
Dòng sụn lấy từ chính cơ thể không tạo nên tình trạng đào thải, kích ứng nghiêm trọng. Đây là vật liệu tốt nhất giúp bạn có dáng mũi đẹp mà không gây nguy hiểm.
IV. Cách phòng tránh khi có dấu hiệu mũi bị bao xơ
Mũi bị bao xơ sau nâng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ trên gương mặt. Tuy nhiên bạn chỉ phát hiện triệu chứng khi bao xơ bước vào giai đoạn 3 – 4.
Điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị và khắc phục nhược điểm. Để hạn chế bao xơ mũi bạn nên chú ý vấn đề sau:
4.1 Tuân thủ việc vệ sinh sau nâng mũi
Vệ sinh mũi sau nâng là vấn đề cần chú trọng để hạn chế thương tổn xảy ra. Nhiều trường hợp nâng mũi bị bao xơ mũi dò thờ ơ đối với giai đoạn hậu phẫu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khách hàng cần tuân thủ phác đồ chăm sóc sau nâng mũi theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
- Làm sạch dịch, bã nhờn xung quanh băng gạc từ 2 – 3 lần/ngày để vết thương khô thoáng.
- Khi vệ sinh, thay băng gạc nên dùng khăn mềm kết hợp nước muối sinh lý để không bị nhiễm trùng.
- Tránh để nước tiếp xúc với mũi trong 1 – 2 ngày đầu để ổn định vết thương.
- Tiến hành chườm đá và chườm nóng linh hoạt để tiêu viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Khi massage mũi với đá nên thực hiện khéo léo để nước không chạm vào vết khâu.
Ngoài việc tuân thủ cách vệ sinh mũi, khách hàng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt. Vùng mũi tổn thương không thể chịu va chạm mạnh hay bài tập vận động liên tục. Thay vào đó hãy rèn luyện nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông máu.
Nên tránh động tác dư thừa lên mũi như sờ nắn, massage, xông hơi khiến vết thương lâu lành. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên che chắn cẩn thận để không ảnh hưởng đến mũi.
4.2 Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau phẫu thuật. Dù nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản nhưng cơ thể chịu tổn thương, mất sức. Vì vậy để cân bằng thể trạng và ngăn ngừa biến chứng ở mũi bạn nên có chế độ dinh dưỡng khoa học như sau:
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, protein như thịt nạc, các loại hạt, cá hồi, sữa chua,… để hạn chế biến chứng sau nâng mũi bị bao xơ.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa, đẩy mạnh tốc độ hồi phục vết thương.
- Cung cấp thêm rau xanh, hoa quả có màu để nạp nguồn vitamin A, D, E,… cho cơ thể.
- Loại bỏ hoàn toàn các món ăn để lại sẹo lồi, mưng mủ trên da như: hải sản, rau muống, thịt bò và gà, trứng, đồ nếp,…
- Tránh xa đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống có ga gây cản trở tốc độ hồi phục vết thương.
4.3 Chọn đơn vị nâng mũi uy tín để hạn chế bao xơ mũi
Địa chỉ nâng mũi là nơi khách hàng “chọn mặt gửi vàng” để thay đổi diện mạo. Một đơn vị sửa mũi uy tín, hạn chế tình trạng bao xơ cần đáp ứng đầy đủ tiêu chí:
- Công nghệ nâng mũi hiện đại, an toàn tạo nên dáng mũi ấn tượng.
- Bác sĩ thực hiện có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm phong phú. Chuyên gia thẩm mỹ cần tư vấn, định hướng dáng mũi phù hợp với nhược điểm khách hàng.
- Cơ sở vật chất hiện đại: phòng mổ vô khuẩn, thiết bị sát trùng cẩn thận để không bị nhiễm trùng khi phẫu thuật.
BVTM Đông Á tự hào là địa chỉ làm đẹp tin cậy đáp ứng đầy đủ tiêu chí chất lượng, an toàn của khách hàng. Thế mạnh vượt trội về công nghệ, chuyên gia thẩm mỹ, quy trình nâng mũi… Đông Á từng bước tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Chất lượng mũi sau nâng có form dáng ổn định, chuẩn tỉ lệ vàng với gương mặt. Tình trạng bao xơ, tụt sóng, đầu mũi bị cứng sau nâng,… được khắc phục triệt để. Khách hàng có thời gian hồi phục nhanh chóng mà không có bất cứ tổn thương về sức khỏe.
Nâng mũi bị bao xơ khiến đường nét gương mặt kém thanh thoát, mất đi nét đẹp tự nhiên. Vì vậy khách hàng cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để hạn chế triệu chứng sau khi nâng mũi. Để biết thêm về dịch vụ nâng mũi an toàn, công nghệ cao tại Đông Á vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ nhé!
Từ khóa » Hiện Tượng Bao Xơ Mũi Là Gì
-
Bao Xơ Mũi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa | PKTMVBA
-
Bao Xơ Mũi Là Gì? Tại Sao Lại Xuất Hiện Bao Xơ Sau Nâng Mũi?
-
Nâng Mũi Bị Bao Xơ Là Gì? Làm Cách Nào để Phòng Ngừa - TopNose
-
Nâng Mũi Bị Bao Xơ: 5 Nguyên Nhân & 3 Cách Khắc Phục
-
Đi Tìm Nguyên Nhân Mũi Bị Xơ Cứng, Biến Dạng Sau Nâng
-
Dấu Hiệu Mũi Bị Bao Xơ – Cảnh Báo Biến Chứng Thẩm Mỹ
-
Nâng Mũi Bị Bao Xơ Là Gì? Hình ảnh - Nguyên Nhân Cụ Thể
-
NÂNG MŨI BỊ BAO XƠ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
NHỮNG DẤU HIỆU BỊ BAO XƠ MŨI MÀ BẠN NÊN BIẾT
-
Bao Xơ Mũi Là Gì? Tại Sao Lại Xuất Hiện Bao Xơ ... - Blog Cuocthidanca
-
Dấu Hiệu Mũi Bị Bao Xơ | Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Nâng Mũi Bị Bao Xơ Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Phòng ...
-
Nâng Mũi Bị Bao Xơ Là Gì? Cách Phòng Ngừa Bao Xơ Hiệu Quả
-
Chuyên Gia Giải đáp Vì Sao Mũi Bị Cứng Sau Nâng - VnExpress