Nâng Mũi Cấu Trúc Bọc Sụn Tai - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai, bác sĩ vẫn sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, hoặc dùng sụn vách ngăn để dựng trụ mũi, đồng thời kết hợp với sụn tai của chính bệnh nhân để bọc đầu mũi, bởi cấu tạo của loại sụn này có độ phù hợp cao với phần đầu mũi. Lý do không sử dụng toàn bộ sụn tai để nâng mũi là do đặc tính của nó không phù hợp với toàn bộ các vị trí cần đặt sụn nâng mũi. Ngoài ra, sụn tai dù có nhiều nhưng cũng không thể lấy hết để nâng mũi vì loại sụn này nếu lấy đi sẽ không thể tái tạo lại và nếu lấy nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của tai bệnh nhân.
Hầu hết các quy trình phẫu thuật tạo hình mũi ở người Đông Nam Á đều cần sụn tai để ghép tạo hình đầu mũi vì sụn thu được từ vách ngăn rất hạn chế. Về mặt mô học, sụn vách ngăn là sụn trong suốt và cứng hơn, do đó nó được dùng như một mảnh ghép hỗ trợ. Sụn tai là sụn dẻo, mềm hơn và thường được sử dụng chủ yếu để tạo đường viền và làm các miếng ghép cho vùng đầu mũi.
Ưu và nhược điểm của nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai
Ưu điểm
Sụn tai có dạng cong vòm rất phù hợp với việc bọc đầu mũi và dựng nền mũi, giúp bảo vệ đầu mũi an toàn tuyệt đối. Vì có đặc tính dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ không gây bào mòn đầu mũi… Khi dựng nền mũi sẽ đảm bảo yếu tố mềm dẻo, vì vậy nếu có những tác động như nhéo mũi, thì mũi vẫn có thể chuyển động nhịp nhàng, không hề làm ảnh hưởng đến kết cấu chung.
Ngoài ra, sụn được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nên có độ tương thích tuyệt đối, không xảy ra phản ứng dị ứng, không đào thải. Sau khi được đưa vào tạo hình mũi vật liệu sụn tai dễ dàng tương thích và được các các mạch máu nuôi dưỡng do đó sẽ tiếp tục tồn tại mà không hề bị teo đi. Đây là loại sụn có sự “sống” nên khi đưa vào mũi sẽ có sự liên kết vững chắc với các mô xung quanh ở mũi. Đầu mũi được bọc sụn tai sẽ có độ mềm mại và chuyển động linh hoạt, tự nhiên.
Nhược điểm
- Sụn tai chỉ có thể được sử dụng để bọc phần đầu mũi, do đó bệnh nhân vẫn sẽ cần đến sụn nhân tạo hoặc sụn sườn để nâng cao sống mũi và nếu cần dựng trụ mũi thì vẫn cần đến cả sụn vách ngăn. Do đó quá trình phẫu thuật thường sẽ phức tạp vì có liên quan đến nhiều vật liệu sử dụng để nâng mũi.
- Sụn tai sau khi lấy đi sẽ không thể tái tạo lại được, vì thế với những trường hợp không may cần chỉnh sửa lại có thể sẽ không đủ sụn tai để bọc đầu mũi và trong trường hợp này bắt buộc sẽ phải lựa chọn một loại sụn khác.
- Sụn tai có thể bị co rút và teo đi theo thời gian, do đó hình dạng đầu mũi về lâu dài có thể bị thay đổi, thấp hơn so với sau khi mới nâng.
Quy trình thực hiện nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai
Quy trình nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai cũng được tiến hành như các quy trình nâng mũi cấu trúc thông thường với các thao tác nâng cao sống mũi và tinh chỉnh đầu mũi. Đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê, sau đó tiến hành mở mũi với đường rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi.
Sau đó tiến hành bóc tách đánh giá phần sống mũi và đầu mũi, xác định lượng sụn nhân tạo cần dùng cho sống mũi cũng như lượng sụn tai cần thiết cho phần đầu mũi. Nếu cần dựng trụ mũi, bác sĩ cũng sẽ cần xác định và thu lấy lượng sụn vách ngăn.
Thu lấy sụn tai
Sau khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ ở vùng tai, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tai. Nếu chỉ cần lấy một lượng nhỏ thì sụn tai sẽ được lấy ở mắt trước, tại vị trí xoăn trên tai và xoăn dưới tại. Nếu cần lấy một lượng lớn thì sụn tai sẽ được lấy ở mặt sau tai. Sụn tai được thu lấy nên bao gồm cả màng sụn ở hai mặt để bảo tồn độ chắc mạnh của nó. Lưu ý khi lấy sụn tai cần để lại một dải sụn ở giữa xoăn trên tai và xoăn dưới tai để tránh tình trạng vùng lấy sụn bị co lại, khiến tai bị sụp và co rút, gây mất thẩm mỹ. Sụn sau khi lấy cần được ngâm vào dung dịch nước muối bình thường liên tục trước khi được chạm khắc để làm các miếng ghép.
Sụn tai thường được sử dụng làm các miếng ghép xếp chồng ở đầu mũi để có thể nâng đầu mũi lên nhiều hơn. Thường sẽ phải xếp chồng 2 hoặc 3 lớp sụn tai lên nhau, mặc dù số lớp ở mỗi bệnh nhân mỗi khác. Sụn đã được xếp chồng có thể được khâu lại với nhau. 3 lớp sụn tai xếp chồng lên nhau sẽ có độ dày khoảng 5mm. Miếng ghép này cần đủ dài để có thể đặt lên trên vòm của các sụn cánh mũi. Cắt tỉa tỉ mỉ rìa của miếng ghép này để không để lại bất kỳ cạnh sắc nào.
Vì bản chất cong tự nhiên nên sụn tai cũng là loại phù hợp nhất để làm miếng ghép cánh (xem hình trên). Những miếng ghép cánh sẽ được chạm khắc tạo hình sao cho phù hợp với mép của hai bên sụn cánh mũi, đồng thời có độ cong tương ứng với vòm mũi. Các miếng ghép cánh sẽ được đặt vào hai bên của miếng ghép xếp chồng
Ngoài ra với độ mềm dẻo tự nhiên, sụn tai cùng thường được dùng làm miếng ghép vành sụn cánh mũi để bọc và gia cố sụn cánh mũi, tạo cánh mũi vững chắc hơn.
Thực hiện nâng mũi cấu trúc bọc sụn tai:
Nâng sống mũi: Sau khi xử lý miếng sụn nâng sống mũi sẽ được đặt vào và căn chỉnh sao cho đạt độ nâng phù hợp
Tạo hình đầu mũi: hình dạng đầu mũi sẽ được tạo hình dựa vào chiều cao và chiều rộng sống mũi đã được nâng. Nếu cần dựng trụ mũi thì bác sĩ sẽ xử lý sụn vách ngăn để đặt chắc chắc vào vùng trụ mũi. Sau đó sẽ thao tác để cố định miếng ghép xếp chồng và miếng ghép cánh bằng sụn tai để tạo hình đầu mũi vững chắc. Nếu cánh mũi yếu bác sĩ có thể dùng sụn tại để làm miếng ghép bọc vành sụn cánh mũi. Cuối cùng đánh giá lại tổng thể, rồi khâu đóng, băng, nẹp mũi.
Với đặc tính mềm dẻo, dễ uốn nắn, sụn tai có thể nói là thành phần không thể thiếu trong tạo hình đầu mũi ở người Châu Á. Việc sử dụng loại sụn này để bọc đầu mũi có thể duy trì được chuyển động nhịp nhàng, tự nhiên ở đầu mũi cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị bào mỏng, bóng đỏ da đầu mũi hay lộ sụn mũi về lâu dài.
Từ khóa » Cắt Sụn Tai Nâng Mũi
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Và Những Thông Tin Liên Quan | Bệnh Viện JW
-
Nâng Mũi Bọc Sụn Tai Có Vĩnh Viễn Không? - Vinmec
-
Nâng Mũi Bọc Sụn Tai Có Tốt Không? Giữ được Bao Lâu? Giá Bao ...
-
Quá Trình Lấy Sụn Tai để Nâng Mũi - YouTube
-
Lấy Sụn Tai Nâng Mũi Có đau Không - Bác Sĩ BV Hồng Hà Giải đáp
-
Nâng Mũi Sụn Tai Có Vĩnh Viễn Không? - Thẩm Mỹ Thu Cúc
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Là Gì? Giá Thực Hiện Và Giải đáp Những Thắc ...
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Là Gì? Giá Bao Nhiêu, ưu Và Nhược điểm
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Có Bị Teo Lại Không? - Viện Thẩm Mỹ La Ratio
-
Những Biến Chứng Khi Nâng Mũi Bằng Sụn Tai - Tiền Phong
-
Hiểu Về Nâng Mũi Sụn Tai? Nâng Mũi Sụn Tai Có Tốt Không?
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Có Tốt Không? - Thẩm Mỹ Viện Gangwhoo
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tai Là Gì? Các Thông Tin Liên Quan Cần Nắm