Nâng Mũi Sụn Tự Thân Là Gì? Chi Phí Thực Hiện Là Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
Nâng mũi sụn tự thân là một trong những phương pháp nâng mũi vô cùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai về phương pháp nâng mũi này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chính xác về nâng mũi sụn tự thân cũng như những sai lầm sau khi nâng mũi. Hãy cùng đón đọc nhé!
Nâng mũi bằng sụn tự thân là gì?
Cùng tìm hiểu những điều cơ bản nhất về phương pháp nâng mũi cấu trúc từ sụn tự thân Nâng mũi tự thân là gì? Tất cả sẽ có trong những chia sẻ sau đây.
Giới thiệu chung
Sụn tự thân là sụn được lấy trực tiếp từ các bộ phận ở trong cơ thể người nâng mũi. Sụn tự thân sẽ được cấy và ghép vào mũi để nâng cao sống mũi hoặc tạo hình đầu mũi. Giống như tên gọi, đây là phương pháp nâng mũi sử dụng chính dụng của cơ thể người như nâng mũi sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn. Phương pháp này được tiến hành bằng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc an toàn. Đầu mũi sẽ được bao bọc bởi sụn ở vành tai. Sóng mũi sẽ được định hình nâng cao bằng sụn ở sườn. Phương pháp này lần đầu tiên được nghiên cứu và phát triển bởi các bác sĩ đến từ Hàn Quốc. Đây là phương pháp nâng mũi được các chuyên gia đánh giá cao nhờ độ an toàn, cũng như hiệu quả khi nâng mũi.
Phương pháp
Nâng mũi sụn tự thân sẽ được chia làm hai phương pháp chính. Một là nâng mũi sử dụng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo. Hai là nâng mũi sử dụng hoàn toàn sụn tự thân Nâng mũi mũi kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo sẽ sử dụng ⅔ sụn nhân tạo để định hình nâng sống mũi. Phần đầu mũi da mỏng sẽ được bọc bằng sụn lấy từ sụn sườn hoặc sụn vành tai
Các loại nâng mũi sụn tự thân
Trong ngành thẩm mỹ nâng mũi hiện nay đa số sử dụng 4 loại sụn được lấy từ thân dùng để nâng mũi như sau: sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn thái dương.
Sụn vành tai
Sụn vành tai là sụn được lấy từ tai của khách hàng, dùng để bao bọc phần đầu mũi để hạn chế các tác động như đỏ, lộ sóng, tuy nhiên sụn tai thường không được dùng để nâng sóng mũi vì có thể thay đổi hình dạng theo thời gian. Đây là loại sụn phổ thông nhất hay được sử dụng trong các phương pháp nâng mũi. Được lấy ở xoăn trên tai và xoăn dưới tai, qua đường rạch ở mặt trước hoặc mặt sau tai tùy trường hợp. Sụn tai có thể được sử dụng để ghép ở đầu mũi, tăng độ vun cao và kéo dài đầu mũi.
– Ưu điểm:
- Có đặc tính cong, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ có độ uốn tự nhiên, không gây bào mòn da đầu mũi.
- Khắc phục nguy cơ bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi.
- Làm lớp ngăn cách giữa sụn nhân tạo đặt sống với da thật, tạo độ mềm mại, tự nhiên.
– Nhược điểm:
- Sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi, nên vẫn cần sụn nhân tạo cho sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn nếu cần dựng trụ mũi.
- Sụn tai sau khi lấy đi sẽ mất hẳn, vì thế với những trường hợp không may cần chỉnh sửa mũi hỏng sẽ bị thiếu sụn.
- Sụn tai có thể bị co rút 1 chút theo thời gian.
Sụn sườn tự thân
Như tên gọi, nâng mũi sụn sườn tự thân là loại sụn được lấy từ bộ phần sườn của cơ thể. Vì vậy có độ tương thích cao với cơ địa hơn, thích hợp cho những ai có nhiều khuyết điểm ở mũi, hoặc sửa mũi bị hỏng. Đây được coi là vật liệu “vua” trong các sụn tự thân. Vượt trội nhất là trong các trường hợp cần chỉnh sửa mũi hỏng, khi sụn vách ngăn và sụn tai đã không còn nhiều hoặc khi dị ứng vật liệu nhân tạo.
Sụn sườn là loại sụn đa năng nhất, có thể được dùng cho toàn bộ vùng mũi từ sống đến đầu mũi. Nâng mũi sụn sườn tự thân có thể lấy ở 1 trong 3 vị trí xương sườn số 6,7 hoặc 8 ở bên ngực phải. Vị trí rạch da để lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới ngực.
– Ưu điểm:
- Sụn sườn tự tái tại như cũ sau 1-2 tháng.
- Sụn to, dài , dày nhất trong các vật liệu. Có thể làm cho toàn bộ mũi chỉ với 1 đoạn sụn sườn duy nhất trên cơ thể bệnh nhân.
- Sụn sườn vốn cứng chắc hơn các sụn khác. Do đó, có thể dựng trụ cao và bật hơn.
- Sụn sườn hầu như rất ít tiêu nên giữ được kết quả lâu bền với thời gian.
- Lấy xương sườn nhẹ nhàng và ít đau hơn bạn nghĩ. Sau thực hiện chỉ có cảm giác hơi thốn nhẹ như tập thể dục quá sức trong 2 ngày đầu.
- Đường rạch mảnh như sợi chỉ và mờ dần khó thấy theo thời gian.
- Là lựa chọn tuyệt vời cho ai thích an toàn tuyệt đối, không cần lo lắng biến chứng dị ứng đồ nhân tạo.
– Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn các dòng sụn khác.
- Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao.
Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là loại sụn cũng được lấy từ cơ thể cụ thể là ở tấm ngăn ở giữa mũi. Giúp nâng cao đầu mũi dễ dàng mà ít biến chứng hơn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị lòi sụn vách ngăn xảy ra. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài mũi hếch hoặc tăng cao độ nhô đầu mũi và dựng trụ mũi.
– Ưu điểm:
- Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng.
- Sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm mại nhất định so với sụn tai.
- Lấy sụn vách ngăn thông qua đường rạch nâng mũi luôn, do đó không cần thêm đường rạch ở vị trí khác, quá trình hồi phục nhẹ nhàng.
- Có thể tận dụng khắc phục tình trạng lệch vách ngăn mũi.
– Nhược điểm:
- Sụn vách ngăn thường nhỏ, chiều dài vừa phải và yếu (không dài, chắc như sụn sườn), do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều. Vì thế có thể phải hỗ trợ bằng vách ngăn nhân tạo hoặc sụn khác trong một số trường hợp.
- Đòi hỏi kỹ thuật lấy sụn vách ngăn tốt, để đảm bảo vách ngăn còn lại vẫn giữ được sự ổn định, chắc chắn.
Sụn cân cơ thái dương
Sụn cân cơ thái dương được lấy từ chính vùng thái dương của bạn. Loại sụn này chính là lớp tế bào trắng bao quanh các lớp cơ ở dưới da ở vùng thái dương. Sụn cân cơ thái dương đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi do loại sụn này rất mền và thẳng.
Lấy sụn này phức tạp nhất. Bác sĩ sẽ tạo một vết mổ nhỏ nằm sâu trong phần tóc ngay trên đầu để lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng. Tuy sẹo được giấu kỹ trong tóc nhưng việc rạch da trên vùng đầu có thể có nhiều nguy cơ. Do vậy, phương pháp này ít được sử dụng.
Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không?
Nâng mũi bằng sụn tự thân đang là một trong các phương pháp hot nhất hiện nay được nhiều người áp dụng. Đây có lẽ là câu hỏi được khá nhiều người đang có nhu cầu đặt ra xoay quanh vấn đề nâng mũi bằng phương pháp này liệu có tốt hay không? Nâng mũi bằng phương pháp này có an toàn hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết
Lợi ích khi nâng mũi sụn tự thân
Mũi là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp cho gương mặt. Nó chính là thước đo để đánh giá một gương mặt có cân đối và hài hòa hay không. Nếu như bạn có các bộ phận khác đẹp nhưng chiếc mũi lại ngắn và tẹt thì gương mặt bạn cũng sẽ kém xinh đi rất nhiều. Lợi ích của phương pháp này: Chính vì vậy, quyết định nâng mũi là một uyết định vô cùng đúng đắn. Để sở hữu chiếc mũi cao, thanh tú hơn, rất nhiều người đã lựa chọn giải pháp nâng mũi. Trong đó nâng mũi sụn từ cơ thể đang là phương pháp đang rất được ưa chuộng bởi lợi ích cũng như hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại. Phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ đem lại cho bạn sống mũi cao vô cùng tự nhiên. Dáng mũi cao nhưng cong nhẹ hình chữ S hoàn hảo.
Tính hiệu quả
Nâng mũi bằng sụn tự thân được nhiều người ưa chuộng bởi tính an toàn rất cao. Bạn sẽ cải thiện được tất cả những tình trạng mũi hếch mũi lệch, mũi thấp, tẹt. Bạn sẽ có được chiếc mũi cao như ý. Nâng mũi sụn tự thân giúp nâng cao sóng mũi, bọc sụn ở đầu mũi cho dáng mũi mềm mại và thanh tú hơn. Phương pháp này khắc phục các tình trạng như lộ sóng mũi hay bóng đỏ tụt sụn mũi lệch như những phương pháp khác. Dáng nâng mũi S line tự nhiên, đầu mũi cao, thon gọn, hài hòa với đường nét gương mặt. Nếu như nhìn từ phía chính diện thì đầu mũi sẽ cấu tạo như hình chữ A. Đầu mũi không chỉ cao mà còn thon gọn đường nét hài hòa với gương mặt bạn. Tính hiệu quả sau khi nâng mũi
Phương pháp nâng mũi kết hợp sụn vách ngăn tự thân và sụn vách ngăn sinh học cũng đem lại cho bạn hiệu quả đáng kinh ngạc. Phương pháp này sẽ nâng cao và kéo dài đầu mũi hơn. Nhờ đó định hình giúp mũi trụ vững hơn. Phương pháp nâng mũi này sử dụng loại sụn có độ tương tích cao với cơ thể. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sẽ không gặp phải các biến chứng xấu. Nâng mũi là một tiểu phẫu vô cùng đơn giản. Trong suốt quá trình phẫu thuật bạn sẽ được bác sĩ gây tê và không cảm thấy đau đớn. Đồng thời phẫu thuật cũng sẽ không xâm lấn, từ đó sẽ không để lại sẹo. Các thao tác sẽ được thực hiện cẩn thận giúp cho bạn có được chiếc mũi xinh xắn tự nhiên.
Nâng mũi 100% sụn tự thân là gì?
Các sản phẩm gắn liền với hai từ “tự thân” vốn có sức hút rất lớn trong công nghệ làm đẹp hiện tại. Bởi nó mặc định trong đầu khách hàng rằng đây là phương pháp an toàn, không gây ra biến chứng. Điều này cũng không ngoại lệ khi nói tới nâng mũi 100% sụn tự thân. Cụ thể:
Sử dụng sụn vành tai để bọc đệm đầu mũi
Nếu bạn chọn hình thức sử dụng 100% sụn tự thân để cải thiện dáng mũi. Lúc này bác sĩ sẽ bóc tách phần sụn vành tai với chiều dài khoảng 2cm-2.5cm tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Với đặc điểm rất mỏng, mềm, không chứa các mạch máu và vô cùng mịn,… sụn vành tai được đánh giá cao. Nó được xem là vật liệu lý tưởng để bọc đệm vùng đầu mũi vốn đặc biệt “khó chiều” trong quá trình thẩm mỹ mũi.
Nhờ thế, dáng mũi của bạn được tạo hình rất chuẩn bằng cách:
- Bác sĩ nâng cao đầu mũi vừa phải, tạo sự hài hòa với khuôn mặt.
- Kể trên kéo dài đầu mũi một cách tự nhiên giúp bạn có thần thái đẹp sang.
- Đặc biệt, chóp mũi còn tròn trịa và đầy đặn nên giúp chúng ta sở hữu phúc tướng, cải vận tốt hơn.
Sử dụng sụn sườn để làm trụ mũi và nâng cao, kéo dài sống mũi
Tiếp theo đó, bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ ở vùng chân ngực của khách hàng. Mục đích nhằm để bóc tách sụn sườn số 6 hoặc số 7. Số lượng sụn sườn cũng thay đổi tùy vào yêu cầu cụ thể của ca nâng mũi.
Phần này dùng để làm trụ mũi và nâng cao sống mũi, kéo dài một cách hài hòa. Bởi lẽ vật liệu kể trên rất cứng, chắc và ít co ngót hơn sụn vành tai đáng kể.
Sử dụng sụn vách ngăn để chống trụ mũi
Tiếp theo, sụn vách ngăn có đặc điểm mỏng và mềm mại và đặc biệt thích hợp để làm vật liệu chống đỡ trụ mũi. Nhờ thế, dáng mũi của bạn sau khi hoàn thiện sẽ:
- Tránh xa hiện tượng lệch vẹo, mất cân đối với tướng mạo
- Form mũi sớm được định hình và bền chắc như ý
- Tạo ra dáng mũi tự nhiên và đẹp mắt, hợp thời.
Vậy nên nâng mũi sụn tự thân 100% hay không? Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, những chia sẻ sau rất đáng để đọc đấy!
Nên nâng mũi 100% sụn tự thân không?
Thật sự rất khó để trả lời dứt khoát nên hay không nâng mũi sụn tự thân. Bởi thực tế hình thức này vẫn rất phổ biến. Nó còn là “át chủ bài” hút khách của nhiều cơ sở thẩm mỹ hiện nay.
Để biết chính xác nên hay không chọn nâng mũi sụn tự thân, bạn cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của bản thân. Những gợi mở sau đây sẽ dần giúp quý vị tìm ra câu trả lời đấy:
Nên nâng mũi sụn tự thân khi nào?
Chẳng khó để nhận ra, sụn tự thân rất lành tính và an toàn. Đây là điều hiển nhiên bởi dòng vật liệu này là một phần của cơ thể bạn. Vì thế mà chúng ta không lo xảy ra dấu hiệu đào thải sụn. Nhờ vậy dáng mũi rất mềm mại và bền chắc.
Vì thế, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau, đây sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn bao giờ hết:
- Bạn chỉ cần chỉnh sửa một phần nhỏ ở mũi
- Bạn còn trẻ tuổi và sức khỏe ổn định
- Chất lượng sụn vành tai cứng như sụn sườn, sụn vách ngăn của bạn đạt yêu cầu
Trường hợp nào không nên chọn nâng mũi khách hàng 100%?
Ngược lại, những đối tượng sau không phù hợp với hình thức nâng mũi sụn tự thân 100%:
- Bạn cần chỉnh sửa gần như toàn bộ cấu trúc mũi, cần số lượng lớn sụn nâng đệm
- Chất lượng sụn tự thân của bạn không đạt chất lượng vì lý do lão hóa tự nhiên
- Sức khỏe của bạn không đảm bảo
- Bạn không muốn phải cắt rạch nhiều phần trên cơ thể. Bởi nếu dùng sụn tự thân, bác sĩ buộc phải thực hiện tiểu phẫu để lấy sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn. Như vậy số lần can thiệp dao kéo sẽ nhiều hơn đáng kể so với việc sử dụng kết hợp sụn nhân tạo.
Nâng mũi sụn tự thân giữ được bao lâu?
Nâng mũi bằng sụn tự thân được bao lâu? So với các loại sụn nhân tạo, nâng mũi bằng sụn có nguồn gốc từ cơ thể có độ tương thích cao hơn. Vậy nên khi đưa vào mũi, sụn sẽ không di chuyển, không bị lệch, cho kết quả nâng mũi lâu dài và mãi mãi. Theo các bác sĩ, tuổi thọ sau khi nâng mũi có thể kéo dài từ 10-15 năm cho đến mãi mãi. Cụ thể:
Chỉ sử dụng sụn tự thân là sụn tai
Tuổi thọ duy trì dáng của mũi: 10-15 năm
Đặc điểm của sụn vành tai là dễ bị co rút và dễ bị hấp thụ theo thời gian. Do đó, tuổi thọ của mũi khi bao bọc bằng sụn tai phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ cần tính toán chính xác lượng sụn cần lấy vừa đủ để nâng mũi. TopNose là một trong những cơ sở có đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Tại đây hằng ngày diễn ra nhiều ca phẫu thuật để cải thiện nhan sắc của con người. Đây là địa chỉ sửa mũi rất uy tín, được các chuyên gia trong ngành đánh giá vô cùng cao.
Sử dụng kết hợp sụn tai và sụn sườn kết hợp sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn được sử dụng như phần nền trụ vững tạo dáng đứng cho mũi. Sụn tai và sụn sườn sẽ làm nhiệm vụ bao bọc đầu mũi và tạo hình cho sống mũi. Người nâng mũi sẽ dùng sụn vách ngăn thay vì dùng sụn vành tai. Do đó ngăn chặn quá trình hấp thụ sụn tự thân. Nhờ vậy mà phương pháp này giúp khách hàng có tuổi thọ mũi vĩnh viễn và dáng mũi chắc chắn hơn. Ngoài ra, việc chăm sóc hậu phẫu cũng vô cùng quan trọng. Nếu như không tuân thủ những nguyên tắc nhất định, bạn sẽ khó giữ tuổi thọ mũi dài lâu.
So sánh nâng mũi tự thân và nâng mũi sụn thường
Về bản chất
Nâng mũi bằng sụn tự thân tức là sử dụng sụn của chính người nâng mũi. Dó có thể là sụn vành tai, sụn sườn hay sụn vách ngăn. Sụn tự thân sau khi cấy ghép nó nhanh chóng tạo thành một khối thống nhất nhờ hệ thống các mao mạch. Nhờ đó nó sẽ duy trì cho dáng mũi chắc chắn lâu bền. Nâng mũi bằng sụn sinh học định hình có nhược điểm sau khi nâng mũi có khả năng bị tụt, gây áp lực vùng da đầu mũi khiến nó bóng đỏ. Khi đó, bạn sẽ cần phải phẫu thuật lại. Hơn nữa tuổi thọ của mũi cũng sẽ không được bằng nâng mũi tự thân, nó chỉ kéo dài khoảng 8-10 năm
Về chi phí
Bởi phải dùng kỹ thuật cao hơn và đem lại kết quả lâu dài hơn nên nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ thường có chi phí cao hơn nâng mũi sụn thường. Nên nâng mũi bằng loại sụn nào còn phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính từng người.
Nâng mũi bằng sụn tự thân giá bao nhiêu?
Biết rõ giá nâng mũi bằng sụn tự thân cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chủ động về mặt tài chính, sớm có kế hoạch cụ thể, chọn được phương pháp làm đẹp mũi phù hợp.
Tuy nhiên, giá nâng mũi bằng sụn tự thân còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định nên. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí phẫu thuật nâng mũi này được nhắc đến như:
- Cơ sở vật chất, độ quy mô của cơ sở thẩm mỹ
- Trình độ kỹ thuật cùng bác sĩ có tay nghề cao trong ngành
- Độ khó của khuyết điểm mũi cần khắc phục
Giá nâng mũi sụn giao động động rất đa dạng từ mức 50 -100 triệu tùy vào độ khó của ca thẩm mỹ mũi. Mặt khác, căn cứ vào từng thời điểm cũng như tùy vào từng cơ sở thẩm mỹ mũi khác nhau mà mức phí nâng mũi có thể thay đổi.
Nên nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn hay kết hợp sụn nhân tạo?
Các chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu nâng mũi sụn tự thân là gì rồi chứ? Thực tế hiện nay nhiều cơ sở thẩm mỹ mũi đang ưu tiên phương pháp kết hợp nâng mũi sụn tự thân và sụn nhân tạo. Nhờ thế hiện tượng thiếu vật liệu nâng độn được khắc phục hiệu quả.
Hơn thế nữa, bác sĩ còn tận dụng triệt để thế mạnh hiếm có của từng dòng vật liệu và triệt tiêu các yếu điểm còn tồn tại ở mỗi loại sụn. Vì thế, dáng mũi của bạn thêm hoàn hảo, mềm mại và tự nhiên hơn.
Các sai lầm sau khi sửa làm mũi không giữ được lâu
Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn những sai lầm sau khi sửa mũi khiến mũi không giữ được lâu để bạn có thể rút kinh nghiệm.
Tác động mạnh lên mũi
Nếu như mới nâng mũi xong mà tác động lực mạnh lên mũi thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi trong thời gian này, mũi bạn chưa ổn định, sụn mũi chưa gắn kết nên có thể dễ dàng bị lệch nếu tác động. Vậy nên để giữ được dáng mũi cần tránh những tác động mạnh.
Trang điểm
Các bác sĩ khuyến cáo sau khi phẫu thuật nâng mũi bạn không nên trang điểm. Bởi các thành phần có trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng cho mũi mới phẫu thuật. Bạn cũng nên chú ý vệ sinh kỹ càng bằng nước muối.
Nằm nghiêng, nằm sấp
Ngủ ở những tư thế này sau khi mới nâng mũi cũng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến dáng mũi của bạn. Mũi có thể bị cong lệch vẹo bởi mũi lúc này chưa cứng cáp. Bạn cần ít nhất 2 tuần để mũi có thể ổn định và cứng cáp hơn.
Trên đây TopNose đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về nâng mũi tự thân hiệu quả và những điều cần tránh. Mong bạn có đủ những thông tin cần thiết để có những quyết định nâng mũi đúng đắn nhất. Chúc bạn sớm có một chiếc mũi thanh tú, xinh xắn.
Bài Viết Liên Quan:
Nâng mũi bọc sụn tai có vĩnh viễn không? Có an toàn không?Dễ vặn xoắn, tương thích tốt: nâng mũi bằng sụn nhân tạo lên ngôiNâng mũi bằng mỡ tự thân là gì? Nên sử dụng nâng mũi sụn hay mỡ tự thânNâng mũi bị hở sụn nguyên nhân do đâu và cách khắc phụcTất tần tật về phương pháp nâng mũi sụn sườn tự thânSụn nâng mũi softxil có thực sự tốt không? Tìm hiểu chi tiếtNâng mũi bằng sụn tai là gì? Giá thực hiện và giải đáp những thắc mắcNâng mũi sụn sinh học không co ngót, biến đổi theo thời gian, cực bềnnang mui boc sun nang mui tu than 2690 Views 116Từ khóa » Sụn Tự Nhiên
-
Có Nên Nâng Mũi Bọc Sụn Tự Thân Không | Vinmec
-
Nâng Mũi Sụn Tự Thân - Cứu Tinh Cho Ca Mũi Tai Nạn, Mũi Hỏng
-
Tổng Hợp Các Loại Sụn Tự Thân Trong Nâng Mũi - Suckhoe123
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Nhân Tạo Hay Sụn Tự Thân Tốt Hơn?
-
Phẫu Thuật Nâng Mũi Bằng Sụn Tự Thân Có Tốt Không?
-
Ưu Nhược điểm Của Nâng Mũi Sụn Tự Thân Dưới Góc Nhìn Chuyên Gia
-
So Sánh Nâng Mũi Sụn Nhân Tạo Và Sụn Tự Thân - Viện Thẩm Mỹ Khơ Thị
-
Chi Tiết Nâng Mũi Bằng Sụn - Bệnh Viện Thẩm Mỹ Việt Mỹ
-
Nâng Mũi Sụn Tự Thân Là Gì? Giá Bao Nhiêu, ưu Và Nhược điểm
-
Nâng Mũi Sụn Tự Thân Tuyệt đẹp ở Bác Sĩ Tài Năng
-
Nên Nâng Mũi Bằng Sụn Nhân Tạo Hay Sụn Tự Thân?
-
Nâng Mũi Sụn Tự Thân ở Bác Sĩ Thẩm Mỹ Nổi Tiếng - Báo Đà Nẵng
-
4 điều Cấm Kị Cần Biết Khi Nâng Mũi - Tuổi Trẻ Online
-
Nên Nâng Mũi Bằng Sụn Tự Thân Hay Sụn Nhân Tạo ? - Báo Thanh Niên
-
Sau Vụ Lệ Quyên, Nên Nâng Mũi Bằng Sụn Giả Hay Sụn Tự Thân?
-
Nâng Mũi Bằng Sụn Tự Thân Có Tốt Không Tại Hà Thanh - LinkedIn
-
Nâng Mũi S Line Bằng Sụn Tự Thân Tuyệt Vời - LinkedIn
-
Nâng Mũi Sụn Tự Thân - Dáng Mũi Thanh Tú - Đẹp Tự Nhiên