Nang Tổ Lông - Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Loading ... Loading ...

Nang tổ lông

30/07/2013 13:58:00

Đại cương Nang tổ lông là một cấu trúc nang phát triển sau xương cùng dọc theo rãnh giữa hai mông, cách hậu môn khoảng 4-5cm. Những nang này thường chứa lông và các mẩu tróc ra của da. Người có nang tổ lông có thể không có triệu chứng, nhưng cũng có thể bị nhiễm trùng nang gây đau và viêm. Điều trị hay xử trí nang tổ lông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ và tính chất mạn tính của bệnh. Nang tổ lông có tỷ lệ tái phát cao, ước chừng 40-50%. Nang tổ lông được Herbert Mayo mô tả lần đầu tiên năm 1833. Thuật ngữ “tổ lông” (pilonidal) có nguồn gốc từ chữ Latinh “pilus” (lông) và “nidus” (tổ) và được R.M Hodge đặt tên vào năm 1880. Tần suất mới mắc vào khoảng 26/100.000 người. Nang tổ lông thường xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, ở người da trắng nhiều hơn những chủng tộc khác. Nang tổ lông thường xảy ra ở lứa tuổi từ 15-30 tuổi, ít gặp ở tuổi sau 40. Các nguyên nhân của nang tổ lông Mặc dù có nhiều thuyết về nguyên nhân và nguồn gốc của bệnh nang tổ lông, phần lớn các nhà nghiên cứu ngày nay tin rằng nang tổ lông là do mắc phải (hơn là bẩm sinh). Nguyên nhân có thể do các nang lông bị “chôn” xuống dưới da, lông bị đẩy vào trong các nang lông dãn rộng và vào mô dưới da, do nguyên nhân nào thì chưa được biết rõ, gây phản ứng viêm và hình thành một cấu trúc nang xung quanh lông và các mẩu da tróc. Một sức ép lớn hay các chấn thương lặp đi lặp lại ở vùng cùng-cụt là tiền đề của tạo nang hay kích thích một nang tổ lông đã có sẵn. Trong chiến tranh thế giới thứ II, gần 80.000 binh sĩ Hoa Kỳ mắc bệnh nang tổ lông phải nhập viện. Do nhiều binh sĩ ngồi xe jeep bị dằn xóc trong một thời gian dài, từ đó có tên là “bệnh ngồi xe jeep”. Hormone sinh dục được sản xuất đầu tiên vào tuổi dậy thì có ảnh hưởng đến các tuyến bã lông, các nghiên cứu đều cho thấy nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Ngoài giới nam, còn có các yếu tố nguy cơ khác như: tiền sử gia đình có người mắc bệnh này, nghề nghiệp phải ngồi lâu, những người rậm lông, có rãnh sâu giữa hai mông, người béo phì thường bị tái phát nang tổ lông… Triệu chứng và dấu hiệu nang tổ lông Một số người có nang tổ lông nhưng có thể có rất ít triệu chứng, chỉ thấy một vết lõm hay một lỗ rò ở da vùng cùng-cụt. Tuy nhiên, nếu nang tổ lông nhiễm trùng thì có thể thấy các triệu chứng tiến triển như: đau cột sống thấp, da đỏ và ấm, sưng tại chỗ cột sống vùng thấp, chảy mủ ở lỗ rò giữa hai mông, sốt (ít gặp). Nang tổ lông có thể gặp trong những vùng khác của cơ thể như bàn tay, nhưng rất hiếm. Chẩn đoán nang tổ lông Nang tổ lông được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng đặc trưng và các dấu hiệu khi khám. Thông thường, xét nghiệm máu hay chẩn đoán hình ảnh không giúp ích cho chẩn đoán. Điều trị nang tổ lông Những trường hợp có vết lõm hay đường rò nhưng không viêm nhiễm thì không cần phải điều trị ngay. Các nang tổ lông nhiễm trùng tạo thành áp xe tổ lông: cần phải rạch và dẫn lưu. Gây tê tại chỗ, rạch da bằng dao mổ trên vùng nhiễm trùng để mở rộng xoang nhiễm trùng; dẫn lưu mủ, lấy bỏ lông và những mẩu da tróc tụ lại; vết thương được rửa sạch bằng nước muối, nhét gạc và băng lại; dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng da lan rộng (viêm mô tế bào), dùng thuốc giảm đau. Các nang tổ lông mạn tính, các nang biến chứng hay tái phát. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau: + Mở các đường rò và nạo. Gây tê tại chỗ hay gây tê vùng, hoặc gây mê. Dùng dao mổ mở toang các đường rò chính và phụ, nạo đến tận đáy. Chèn nhẹ một gạc và băng lại. Chú ý cạo sạch lông xung quanh cách bờ vết mổ 3-4 cm để phòng ngừa tái phát. Phương pháp này có nhược điểm là phải chăm sóc lâu dài vết thương (theo một tổng kết trên 4 nghiên cứu: thời gian lành từ 27 ngày đến 6 tuần, tỷ lệ tái phát từ 1-19%).
Sau cắt bỏ rộng nang tổ lông, khâu kín bằng cách xoay vạt da.
+ Cắt bỏ rộng nang tổ lông để loại bỏ hết các nang. Sau đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có nhiều cách xử trí tiếp theo khác nhau: (1) để hở da cho vết thương tự lành (lành da kỳ hai); (2) khâu kín da (lành da kỳ đầu); (3) khâu kín với sử dụng các phương pháp chuyển vạt da. Biến chứng của nang tổ lông Các biến chứng có thể gặp: hình thành áp xe, nang tổ lông tái phát, nhiễm trùng toàn thân, hiếm hơn là ung thư biểu mô tế bào vảy… Phòng ngừa nang tổ lông Cần phải vệ sinh tốt vùng cùng-cụt. Giữ vùng này sạch và khô, cạo lông hoặc dùng kem tẩy sạch lông vùng cùng - cụt. Cũng có thể tẩy lông bằng điện ly hay laser. Cố gắng tránh ngồi lâu hay tạo sức ép lớn và lặp đi lặp lại trên vùng xương cùng-cụt. Giảm cân ở những bệnh nhân béo phì có thể làm giảm tần suất tái phát bệnh. PGS TS BS Nguyễn Trung Tín

Các tin đã đăng

  • Hiện tượng ruồi bay(30/07/2013)
  • Những điều cần biết về cúm A (H7N9)(30/07/2013)
  • Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2013 (Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá).(30/07/2013)
  • Nhiễm xạ khi chụp X-Quang và CT Scan(27/05/2013)
  • Rối loạn cương có thể là dấu hiệu báo trước các bệnh Tim mạch(27/05/2013)
  • Nứt Hậu môn(27/05/2013)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Viêm Rò Xoang Lông Vùng Cùng Cụt