Não Thất Trái 9mm - Bệnh Viện Từ Dũ

10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpgTrang chủHỏi & đápSức khỏe mang thaiNão thất trái 9mmNão thất trái 9mm

Hỏi - 21/05/2009

Em đang mang thai 31-32 tuần, đi siêu âm màu tại bệnh viện Từ Dũ có chuẩn đoán não thất trái thai nhi 9mm. Em đang rất lo lắng ko biết em bé có khả năng bị bệnh gì không ạ, có ảnh hưởg đến cuộc sống sau này thế nào ạ. Mong bác sĩ trả lời giúp e. Có các biện pháp gì hỗ trợ để can thiệp ko ạ?

Trả lời

Em lo lắng về tình trạng sức khỏe của con mình là hợp lý. Bình thường trong não thất bao giờ cũng có 1 lượng dịch (đo não thất bên: từ 6mm trở xuống), dãn não thất khi lượng dịch này > 10mm. Dịch não tủy luân lưu, nếu có hiện tượng tắc nghẽn hoặc hẹp một vị trí nào đó trong tiến trình lưu thông, hoặc sự chế tiết dịch não tủy nhiều hơn bình thường (do viêm nhiễm) dịch não tủy sẽ ứ trệ lại gây dãn não thất. Với lượng dịch càng nhiều thì mức ảnh hưởng trên não bộ càng lớn; có những trường hợp lượng dịch chiếm 2/3 thể tích hộp sọ gây phá hủy nhu mô não, những trường hợp này nên chấm dứt thai kỳ. Trở lại trường hợp của em, lượng dịch não thất bên đo được 9mm chưa gọi là dãn não thất, tuổi thai 31 - 32 tuần là lớn nên mức độ ảnh hưởng trên thai rất hiếm xảy ra. Nên theo dõi sau mỗi 2 tuần bằng siêu âm, thông thường sẽ trở lại giá trị bình thường sau 2 tuần, một số ít trường hợp giữ mức cũ, và rất hiếm trường hợp tiến triển nặng nề hơn. Với 2 trường hợp trước thì không có gì đáng lo; riêng với trường hợp nặng nề hơn thì nên chấm dứt thai kỳ ở khoảng tuổi thai vừa nuôi được (36 tuần) để điều trị cho bé sau sinh (phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy) tránh biến chứng chèn ép não bộ.Hy vọng con của em có kết quả tốt đẹp sau thời gian theo dõi. Chào em.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ Các bài viết khác15tháng 05Sốt siêu vi khi mang thaiChào em, Mang thai trong 3 tháng đầu ( < 13 tuần) kèm sốt phát ban, điều đáng sợ nhất là nhiễm Rubella. Em nên đến khám thai tại BV Từ Dũ để được làm các xét nghiệm chẩn đoán. Các bệnh lý khác như cảm cúm, sốt rét... cũng có thể ảnh hưởng trên thai nhưng mức độ nhẹ hơn. Bên cạnh đó ra huyết âm đạo lượng ít cũng là dấu hiệu không tốt lắm cho thai. Cho dù thế nào đi nữa em cần phải đến khám sớm để có hướng xử trí tốt nhất.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ30tháng 04Nhóm máu O rh(-) mang thai lần thứ 2Chào em,Em mang nhóm máu O Rhesus âm là nhóm máu hiếm vì đa số người Việt Nam Rhesus dương. Nếu thai lần trước (kể cả lần phá thai bằng thuốc) mang Rh dương thì lúc sinh hoặc mổ lấy thai có một lượng hồng cầu thai nhi từ bé qua mẹ, như vậy hệ miễn dịch của mẹ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên hồng cầu thai nhi lần sau. Thai kỳ lần đầu không bị nguy hiểm nhưng với thai lần sau nếu Rh thai dương, kháng thể có từ máu mẹ qua nhau và kết hợp với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, tình trạng nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh. Nếu hai lần mang thai trước đều là Rhesus âm thì không đáng ngại lắm.Hiện nay việc đầu tiên cần xác định là em có kháng thể chống lại yếu tố Rhesus hay chưa. Muốn xác định điều này em cần làm XN Coomb, nếu XN Coomb dương tính em cần làm thêm XN để định danh kháng thể xem phải là Anti-D hay không (vì còn có Anti-E và anti-C nữa), chỉ có anti-D mới ảnh hưởng đến sức khỏe người. Nếu em đã Anti-D trong máu thì thai kỳ lần này cần được theo dõi thật sát để phát hiện những biến chứng trên thai nhi. Nếu em chưa có Anti-D mà muốn sinh thêm con nữa thì XN người chồng xem Rhsus âm hay dương. Nếu chồng rhesus âm thì không cần tiêm ngừa, nếu chồng Rhesus dương thì em cần được tiêm ngừa Anti - D Immunoglobulin theo phác đồ.Khi sinh em có nguy cơ chảy máu, đôi khi cần phải truyền máu, nếu truyền nhóm máu có rhesus âm thì an tòan cho em hơn, mà đây là máu hiếm nên cần có sự chuẩn bị trước. Do đó em cần được nhập viện trước ngày sinh từ 7 - 10 ngày và đăng ký máu (khỏang 2 đơn vị), nếu không dùng em cũng phải trả chi phí này .Em cần đến buồng khám thai BV Từ Dũ để được khám và tư vấn kỹ hơn.Thân ái. Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ28tháng 04Sỏi thận khi mang thaiChào chị,Chị bị sỏi thận nhỏ không gây tắc nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng tiểu thì có thể mang thai được. Khi thai lớn lên có thể chèn ép niệu quản làm ứ nước thận và đau vùng hố thận bên ảnh hưởng. Mức độ chèn ép nhiều hay ít tùy vào vị trí và độ lớn của sỏi. Nếu sỏi xuống niệu quản thì dễ gây tắc nghẽn hơn, nếu sỏi ở thận thì ít gây ảnh hưởng đáng kể. Đã có nhiều thai phụ có sỏi thận nhưng không gây triệu chứng gì. Khi mang thai, nếu là sỏi calci thì không nên dùng thêm calci nữa vì có nguy cơ làm sỏi lớn hơn.Chúc chị có sức khỏe tốt khi mang thaiTs. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ27tháng 04Trisomy 18 ?Chào anh,Trong qui trình khám thai có sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm tầm sóat những bất thường thai nhi. Triple test là xét nghiệm huyết thanh, lấy máu mẹ để tầm sóat những bất thường thai nhi như hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh.Kết quả xét nghiệm của vợ anh có nguy cơ Trisomy 18 là 1/250 có nghĩa là trong 250 người có kết quả như vợ anh thì có 1 trường hợp sanh con bị Trisomy 18. Vậy Trisomy 18 là gì? Bình thường bộ nhiễm sắc thể tế bào con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, nếu thừa hay thiếu 1 nhiễm sắc thể nào sẽ gây bất thường thai nhi. Với trisomy 18 là có 3 nhiễm sắc thể 18 (bình thường có 2) gây ra nhiều dị tật bẩm sinh nặng về tim, thận, đường tiêu hóa, não, mặt .... Tần suất Trisomy 18 khỏang 1/6000 ca sinh sống. Nếu thai nhi bị trisomy 18 thì 95% chết trong bào thai, 5% sinh sống mà 50% trong số này chết trong vòng 2 tháng đầu đời sau sinh, 5% sống đến 1 năm. Vì thai nhi có nhiều dị tật bẩm sinh nặng nên 95% Trisomy 18 có thể được chẩn đóan trước sinh bằng siêu âm khảo sát hình thái thai nhi. Nếu siêu âm khảo sát hình thái thai nhi mà không thấy bất thường nào thì hy vọng là cháu không bị trisomy 18.Chúc anh và gia đình được nhiều sức khỏe.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ26tháng 03Khám thai định kỳ

Chào em!

Theo lịch khám tại BV Từ Dũ, thai từ 12 tuần trở đi sẽ khám mỗi tháng 1 lần, giấy hẹn như trên là đúng. Theo giấy hẹn của siêu âm là 22 tuần, mục đích để khảo sát hình thái thai nhi ở tuổi thai này. Thông thường hình thái thai nhi được khảo sát kỹ vào khỏang từ 21 đến 24 tuần, do vậy em có thể đến khám kết hợp với siêu âm vào tuổi thai 22 tuần, hoặc khám 20 tuần và sẽ được hẹn 24 tuần tái khám và siêu âm hình thái đều được cả.

Em có thể sắp xếp sao cho thuận tiện vừa công việc và khám thai, không phải cứng nhắc.

Chúc em và bé khỏe.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

24tháng 03Uống thuốc bổ khi mang thaiChào em, Em đã qua giai đoạn thai hành, như vậy em có thể tăng cường dinh dưỡng để phục hồi lại sức khỏe và cân nặng. Riêng những loại thuốc đã kể trên em có thể dùng như sau:1- HbGLOW: uống mỗi ngày 1- 2 viên trong bữa ăn2- Domigo (đa sinh tố): uống mỗi sáng 1 viên.3- Sangobion: uống mỗi ngày 1 viên (vào lúc đói), có thể uống vào buổi tối.4- Liquical -400: uống mỗi ngày 1 - 2 viên ngay sau bữa ăn.Em nên uống loại 1 và 2 trước, khi hết thuốc mới dùng đến loại 3 và 4.Chào emTs. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ12tháng 03Hút thai trong vòng 4 tuầnChào em!Thai dưới 49 ngày (trong tử cung) có thể phá thai bằng 2 cách:- Phá thai nội khoa: dùng thuốc để phá thai. Trước khi dùng thuốc sẽ được tư vấn về tác dụng phụ như đau bụng, ra huyết nhiều, có thể sót nhau, phải đến khám lại tại cơ sở y tế đã áp dụng biện pháp này sau 10 ngày đến 2 tuần. Nếu có đau bụng hoặc ra huyết quá nhiều cần đến khám ngay. Tỉ lệ thất bại của biện pháp này khỏang 5%. Nếu thất bại bạn sẽ được hút thai.- Phá thai ngọai khoa: hút thai. Phương pháp này có can thiệp vào buồng tử cung. Bác sĩ dùng dụng cụ đưa vào buồng tử cung để hút thai ra. Các rủi ro có thể xảy ra trong khi thực hiện thủ thuật như: thủng buồng tử cung, chảy máu nhiều. Các biến chứng gần có thể xảy ra sau thủ thuật như: sót nhau, sót thai, nhiễm trùng. Các biến chứng lâu dài về sau có thể xảy ra như: vô sinh, vô kinh do dính buồng tử cung.Trước khi làm thủ thuật bạn sẽ được tư vấn kỹ và ký giấy cam kết chấp nhận rủi ro nếu có.Với các phương pháp phá thai trên cần quan sát thấy túi thai qua siêu âm để tránh khả năng thai ngòai tử cung. Nếu thai bạn nằm ngòai tử cung bạn cần được nhập viện để theo dõi điều trị.Hiện nay tại bệnh viện Từ Dũ có áp dụng cả hai phương pháp này.Chúc em may mắn.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ06tháng 03Chuẩn bị gì trước khi mang thai?Chào anh!- Anh nên đưa chị đi khám tổng quát về sản phụ khoa ở BV Từ Dủ.- Tất cả các tiêm ngừa chỉ thực hiện khi chưa mang thai: trừ mũi tiêm VAT (uốn ván rốn) chấm dứt ít nhất 3 tháng trước khi có thai.Chúc anh một ngày vui vẻ.Ts. Bs. Huỳnh Thị Thu ThủyPhó GIám Đốc - Bệnh viện Từ Dũ 06tháng 03Vết mổ cũChào chị!- Đường huyết của em cao hơn bình thường thì chưa khẳng định được bị tiểu đường mà cần phải làm thêm các xét nghiệm khác.- Sanh mổ 2003 vì ối vỡ sớm, thì lần này vẫn có thể sanh tự nhiên không cần phải mổ lại. Tuy nhiên, tỉ lệ mổ lấy thai thì tăng cao so với người chưa mổ lần nào. Nếu mà có thai và mổ lấy thai thì nên nhập viện từ 7 - 10 ngày (trước ngày dự sanh) ở những cơ sở y tế mà có phòng mổ và có 1 lượng máu cần thiết cho ca mổ này.Chúc em may mắn.Ts. Bs. Huỳnh Thị Thu ThủyPhó Giám Đốc - Bệnh viện Từ Dũ 24tháng 02Uong thuoc bo thaiChào em!- Việc em bỏ thai là đúng.- Nhưng thai đã ra mà còn vướng ở cổ ? Có thể ý em muốn nói là thai còn vướng ở cổ tử cungTrường hợp của em thì rất khó có thể xảy ra, chỉ e rằng em đang bị một bệnh lý khác mà đến bây giờ mới biết như: u xơ ở eo,...Vì vậy em nên đến Bệnh viện Từ Dũ khám và siêu âm để chẩn đóan chắc chắn hơn.Chúc em may mắn.Ts. Bs. Huỳnh Thị Thu ThủyPhó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ20tháng 02Kết quả xét nghiệm máu

Trước hết mong em thông cảm về những điều chưa được giải thích rõ ràng vì bệnh nhân quá đông. Các xét nghiệm của em có thể được hiểu như sau:

1. Nhóm máu của em là nhóm máu O, yếu tố Rhesus dương là bình thường ở những người Á đông, không có nguy cơ trên thai kỳ.

2. Các Xét nghiệm Miễn dịch

HIV âm tính: chưa bị nhiễm HIV.

BW âm tính: Không bị Giang Mai.

HBsAg âm tính: Chưa bị nhiễm Viêm gan siêu vi. Sinh hóa: Glycemia

3. Xét nghiệm sinh hóa:

Glycemie: 9.8 mmol/L( 3.9 -6.1) nghĩa là đường huyết của em cao hơn gía trị bình thường. Có khi do em ăn sang hoặc uống nước có vị ngọt nên đường huyết tăng cao. Em nên đến BV để khám và xét nghiệm lại đường huyết, chú ý nhịn ăn và nhịn uống tối thiểu 6 giờ trước khi xét nghiệm.

Hai loại thuốc em được cho toa là thuốc bổ, trong đó có bổ máu. Em có thể uống mỗi ngày 1 viên.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

12tháng 01Thai ngòai tử cung

Chào chị!

Nếu như chị đã từng mang thai ngòai tử cung 1 lần thì những lần mang thai sau vẫn có thể bị lại.

Chúc chị thật nhiều sức khỏe.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ07tháng 01Chăm sóc thai nhiChào bạn,Với thai 28 tuần cân nặng thai nhi ước tính trung bình khỏang 1100g, sau mỗi 4 tuần cân nặng tăng khỏang 700g, như vậy đến thai 40 tuần (vào ngày dự sanh) cân nặng khỏang 3200g. Lúc thai 26 tuần ước tính cân nặng thai nhi qua siêu âm khỏang 960g là bình thường. Để thai nhi phát triển tốt, bạn cần: - Ăn uống đầy đủ các chất: đường (có trong cơm, bánh mì, xôi, chè, bắp...) đạm (thịt, cá, trứng , sữa...) chất béo và vitamin (rau, trái cây..)- Ngủ đủ giấc: buổi trưa khỏang 1 tiếng; buổi tối khỏang 9 tiếng.- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.Khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng đau lưng, nếu bạn đau 1 bên phải lan xuống chân nên đến khám chuyên khoa cột sống thêm. Điều quan trọng là bạn cần giữ tư thế đúng khi đi đứng và làm việc, tránh tư thế lệch lạc làm trọng lực nghiêng về 1 bên gây chèn ép.Việc đi lại làm việc của giáo viên không ảnh hưởng gì cho thai kỳ, trừ trường hợp bạn bị đau bụng hoặc ra nhớt hồng, ra huyết. Đó là những dấu hiệu của dọa sinh non, khi có nó thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ30tháng 12Việc tính BHYT

Nếu như bạn đăng ký khám chữa bệnh tại tỉnh khác và muốn sanh con tại Bệnh viện Từ Dũ sẽ được tính BHYT nếu như bạn nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ sanh trong tình trạng cấp cứu hoặc phải có giấy chuyển viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Kỹ sư Đặng Thị Êm - Phòng TCKT

Bạn được mổ lấy thai 1 lần vì ối vỡ sớm, lần mang thai sau bạn vẫn có thể sanh thường được. Điều kiện để sanh thường gồm: ngôi chẩm, con không quá to (ước tính < 3600g), khung chậu bình thường, không vỡ ối sớm, diễn tiến chuyển dạ thuận lợi và thai không bị suy. Nếu không đạt những điều kiện trên thì khả năng mổ lấy thai lại rất cao.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà - Phòng Khám Bệnh 18tháng 12Dưỡng thai như thế nào?

Chào em!

Thai bị đau bụng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân do động thai hay dọa sinh non thì cần nghỉ ngơi tại giường, dùng thêm thuốc giảm co hoặc nội tiết.

Tình trạng viêm khớp thường nặng hơn khi mang thai. Một số thuốc điều trị viêm khớp có thể ảnh hưởng trên thai kỳ. Bạn nên đến BS chuyên khoa khám và điều trị.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

16tháng 12Đi máy bay khi mang thai

Chào Daquy!

Bạn có thai từ 28 tuần trở lên thì không nên đi máy bay. Trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể sinh non. Nếu chẳng may sinh trên không trung thì thật khó khăn cho phi hành đòan.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

16tháng 12Ngôi thai cao

Chào bạn

Khi siêu âm trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể chẩn đóan được ngôi thai. Thường thai xoay đầu, hay còn gọi là thai thuận từ tuần 28 trở về sau. Thai thuận giúp cho việc sinh nở của người mẹ dễ dàng và thuận lợi hơn so với các ngôi khác như ngôi mông, ngôi ngang.

Sau sinh nằm than có một số nguy cơ:

- Khí CO thải ra sau đốt than có thể gây ngộ độc cho người.

- Độ nóng của than đôi khi gây bỏng.

Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm, máy điều hòa nhiệt độ hoặc lò sưởi là tốt.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

16tháng 12xin chỉ dẫn

Chào bạn,

Vợ bạn có thể đến bệnh viện Từ Dũ để khám thai vào các ngày trong tuần từ 6 giờ sáng đến 19 giờ, trừ ngày chủ nhật. Khi khám thai sẽ được tiêm ngừa theo lịch tiêm VAT.

Còn việc sinh dịch vụ tại viện rất dễ dàng, thuận tiện. Khi nào có dấu hiệu chuyển dạ, vợ bạn vào thẳng phòng cấp cứu khám và đăng ký sinh dịch vụ.

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

13tháng 12Tu van ve suc khoe thai san.Thân chào bạnThai của bạn đã gần ngày sinh. Thông thường đến những ngày cuối của thai kỳ (vào tuần 39 - 40) sẽ có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên có những trường hợp quá ngày > 41 tuần vẫn chưa sinh, nếu sức khỏe thai nhi vẫn bình thường (qua siêu âm và theo dõi tim thai), bác sĩ sẽ ước tính trọng lượng thai nhi và khung chậu của bạn, nếu thai không quá to và khung chậu bình thường, BS sẽ giúp bạn chuyển dạ bằng các cách như: tách đầu ối, đặt túi nước hoặc dùng thuốc...Nếu vẫn không chuyển dạ thì sẽ mổ lấy thai.Trong những trường hợp khác như nước ối ít, thai to hoặc khung chậu bé thì sẽ mổ lấy thai chủ động.Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 01tháng 12Bé bị khoèo chân

Trước hết xin thành thật chia buồn cùng em. Những thông tin em cho biết chưa thật đầy đủ. Những chi tiết cần bổ sung như: tuổi mẹ, tuổi cha, trong gia đình 2 bên có ai thường bị sẩy thai hoặc sinh con dị tật bẩm sinh không? 2 lần trước đây thai được bao nhiêu tuần thì lưu? Thai kỳ này khám tại BV nào, có được làm đầy đủ các XN và siêu âm để tầm sóat bất thường thai nhi?

Bạn đã 2 lần thai lưu, thai lần này của bạn đến 27 tuần mới phát hiện ra chân khòeo là muộn. Thông thường khuyết tật này có thể được khảo sát ở tuổi thai sớm hơn. Điều quan trọng là ngòai chân khòeo, bé còn có vấn đề gì khác nữa không.

Nếu bé chỉ bị chân khòeo đơn thuần, không kèm rối loạn nhiễm sắc thể và không kèm bất thường nào khác thì việc điều trị tương đối khả quan. Bạn nên đến các bệnh viện lớn để sinh như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, sau sinh tùy vào mức độ khoèo mà sẽ điều trị bằng cách vật lý trị liệu hoặc mổ, khi đó bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn. BV Nhi Đồng I và II, BV Chấn Thương chỉnh hình tại TP HCM là những địa chỉ đáng tin cậy. Chào bạn

Ts. Bs. Lê Thị Thu HàKhoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ

Từ khóa » Giãn Não Thất 2 Bên 9mm